Phạm Công Thắng - lãng du cùng cái đẹp

Ngô Đức Hành |

Tôi biết NSNA Phạm Công Thắng khá sớm. Anh làm báo “trên trời”, tức là hàng không, tôi làm báo “dưới biển”, tức là hàng hải. Anh là phóng viên ảnh. Với nhiếp ảnh, Phạm Công Thắng đã có nhiều thành tựu, giải thưởng treo “đầy nhà”. Thế mới xứng danh nghệ sĩ nhiếp ảnh quốc tế (AFIAP), nghệ sĩ - hội viên Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt. Bạn bè, đồng nghiệp gọi anh là “nghệ sĩ của ánh sáng”.

Hình như Phạm Công Thắng sinh ra để giương ống kính? Quả vậy, “máu ảnh” ngấm từ bé. Anh xuất thân từ một “gia đình nòi” ở Thanh Hóa. Anh đã hai lần triển lãm ảnh cá nhân, mang tên “Quê hương” (năm 1999), tại Thanh Hóa) và “Khoảnh khắc” (năm 2011), tại Hà Nội. Năm 2017, anh xuất bản sách ảnh “Lãng du cùng Phạm Công Thắng” - tác phẩm ảnh nghệ thuật này được Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam đưa vào dự án và tái bản 2020. Thế cũng đủ “gia tài” cầm máy.

Nhớ lại, hồi anh trình làng “Lãng du cùng Phạm Công Thắng”, quan khách, bạn bè trong giới xôm tụ đầy đủ tại Nhà Triển lãm 45 Tràng Tiền (Hà Nội). Triển lãm chỉ có 100 bức ảnh, chỉ là một góc nhỏ thuộc gia tài nghệ thuật. Nhưng đó là những tác phẩm xuất sắc đạt nhiều giải thưởng như: “Mẹ” (Huy chương đồng Triển lãm nghệ thuật miền Trung năm 1999), "Làng đào Phú Thượng" (Huy chương bạc Triển lãm Ảnh nghệ thuật Thủ đô 2006)... Tôi là khách mời. Sau này được anh tặng cuốn sách ảnh cùng chủ đề “Lãng du cùng Phạm Công Thắng” do NXB Đại học quốc gia ấn hành. Trên giá sách nhà tôi, ấn phẩm này luôn được đặt ở vị trí trang trọng. Nó không chỉ là tập hợp hơn 180 bức ảnh nghệ thuật chọn lọc của 30 năm cầm máy, rong ruổi khắp mọi miền đất nước, từ Hà Giang, Sơn La, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa... rồi miền Nam; mà còn là tuổi xuân, mồ hôi, nước mắt, cả những lần sảy chân suýt chết khi tác nghiệp của một nghệ sĩ tri âm.

Ống kính của Phạm Công Thắng là quán chiếu mọi góc của đời sống. Lạc vào nhiếp ảnh của anh là được đắm mình vào những công việc thường nhật, gắn bó với con người, cánh đồng, quê hương, làng mạc... rất đỗi thân thuộc. Đặc biệt, đó là thứ ánh sáng suy tưởng của thân phận, kiếp người nổi trôi. “Xem những tác phẩm ảnh của Phạm Công Thắng, người xem nhận ra mạch nguồn cảm xúc của tác giả trước những đề tài quen thuộc nhưng lại có sự khám phá mới với góc nhìn khác biệt. Những xóm vắng mà sau những hàng cây đầy ắp những tình người. Mái rạ, hơi cơm, làn khói bếp với những con người đôn hậu, mà cái tình trong ảnh của ông cứ ngọ nguậy như muốn bung ra khỏi khuôn hình. Người xem cứ bị cuốn hút bởi những cảm xúc này, ông lặng nhìn cuộc sống và tìm ra vẻ đẹp từ những cuộc đời bình dị đó”, NSNA Nguyễn Thành để lại những dòng lưu bút. Tôi dám chắc rằng, lịch sử nhiếp ảnh Việt Nam có một phần “ký ức” mà NSNA Phạm Công Thắng từng “lãng du”. Có “bước chân” Phạm Công Thắng.

*** Phạm Công Thắng là người đa cảm, nhưng cũng là người của sự quyết đoán. Giống như cái cách Phạm Công Thắng bất ngờ “gồng gánh” vợ con ra Hà Nội lập nghiệp năm nào, những ngày Hà Nội thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg về chống COVID-19, anh âm thầm thực hiện dự án “Gallery Ký ức Nhiếp ảnh” tại tư gia. Trong giấc mơ, Phạm Công Thắng thấy có một cụ già râu tóc bạc phơ, tay chống gậy hèo nhắc nhở. Thế rồi làm. Dành cả tầng 2 căn nhà ở phố Đặng Tiến Đông, đầu tư tiền bạc, thuê chuyên gia thiết kế...

Khởi đầu xây dựng Gallery, anh thổ lộ ý định trên trang cá nhân. Điều Phạm Công Thắng bất ngờ là các nghệ sĩ, người nhà những nghệ sĩ đã quá cố, nhiếp ảnh gia, nhà báo và rất nhiều người mà anh không hề quen biết, ủng hộ ngoài tưởng tượng. Gần 5 tháng nay, ngày nào anh cũng tất bật. Tiếp khách, tiếp nhận hiện vật, mọi người trân quý đến tặng. Có ngày anh phải tiếp nhiều đoàn, nhiều người đến trao tặng kỷ vật. Có người ở xa không đến trực tiếp còn gửi qua đường bưu điện. Mới nhất nhất là NSNA Thái Phiên - người chụp ảnh nude số 1 Việt Nam gửi từ TP.Hồ Chí Minh ra tặng anh máy Nikon Af - F800S, đã từng chụp cho hàng trăm người đẹp.

Trong số những máy ảnh được mọi người tặng, có không ít kỷ vật vô giá. Đó là chiếc máy ảnh Pentax của NSNA Hoàng Kim Đáng được ông coi như vật báu mua cách đây 45 năm chuyên chụp cho các chinh trị gia lớn như Đại tướng Võ Nguyên Giáp, các văn nghệ sĩ tên tuổi như Nguyễn Tuân, Tô Hoài, Đỗ Nhuận, Nguyễn Đình Thi. Đó là chiếc máy ảnh D200 của Anh hùng Lao động, NSNA Trần Lam - nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Kiên Giang. Bằng chiếc máy ảnh này NSNA Trần Lam đã chụp tác phẩm nổi tiếng "Mặt trời trong Lăng sáng tỏa" được Tập đoàn Tân Tạo mua với giá 1 triệu đô la (năm 2008). Toàn bộ số tiền này được tặng cho “Quỹ bảo trợ bệnh nhân nghèo Kiên Giang”, thực hiện 500 ca phẫu thuật trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh. Đó là chiếc máy ảnh cổ Zeiss Ikon có tuổi đời trên 80 năm của doanh nhân Bùi Việt Hưng tặng; máy chiếu phim dương bản sản xuất năm 1930 nhiếp ảnh gia, TS Nguyễn Ngọc Bình trao tặng....

Mỗi kỷ vật trong “Gallery Ký ức Nhiếp ảnh” của NSNA Phạm Công Thắng, vì thế đều có đời sống, số phận. Đằng sau kỷ vật là những câu chuyện về con người, dấu ấn nghề nghiệp thuộc các giai đoạn lịch sử khác nhau.

Từ ngày xây dựng Gallery, NSNA Phạm Công Thắng dường như phải phân thân. Hầu như ngày nào anh cũng dậy từ rất sớm để lo toan sắp xếp phòng trưng bày sao cho đẹp và có chiều sâu, làm sao không phụ lòng tốt mà bạn bè gần xa đã gửi gắm. Anh chăm chút kỷ vật, viết giới thiệu, sắp đặt khoa học. Kỷ vật đã và đang về với “Gallery Ký ức Nhiếp ảnh”. Chỉ riêng điều này đã cho thấy NSNA Phạm Công Thắng là một “thương hiệu”, có uy tín và lòng tin.

Nhiếp ảnh Việt Nam song hành cùng lịch sử của dân tộc. Tuy nhiên, chưa có bảo tàng nhiếp ảnh cách mạng. “Gallery Ký ức Nhiếp ảnh” của NSNA Phạm Công Thắng dẫu bây giờ mới là một bảo tàng mini của một cá nhân, nhưng nhìn các hiện vật được trưng bày đã cho thấy một phần của lịch sử hào hùng. Và NSNA Phạm Công Thắng muốn từ tấm lòng mình nâng niu, gìn giữ.

*** Biết NSNA Phạm Công Thắng khá tường, nhưng anh luôn làm tôi bất ngờ. Sau khi Phạm Công Thắng nghỉ hưu, tôi để ý thấy anh công bố truyện ngắn, bắt đầu từ trên trang cá nhân, sau đến báo online và rồi báo in như Văn nghệ Công an, QĐND Cuối tuần, Lao Động Cuối tuần... và rất nhiều báo, tạp chí khác nữa, từ Trung ương đến địa phương. Có nghĩa là trong “Folder truyện ngắn” trên Computer của anh đã có không ít tác phẩm. Kinh ngạc.

Và rồi bất ngờ, cuối tháng 12.2020, Phạm Công Thắng cho tôi biết, anh vừa chọn trong số hơn trăm truyện đã viết, sẽ in tập truyện ngắn đầu tay mang tên “Ngã rẽ”. Tôi có hai hạnh phúc, được anh trao đổi về tên sách, số tác phẩm đưa vào tập truyện, lựa chọn mẫu bìa. Tháng 2.2021, thì “Ngã rẽ”, NXB Văn học ra mắt bạn bè và độc giả tại không gian văn hóa Đông Tây. Truyện “Ngã rẽ” được Phạm Công Thắng lấy làm tên chung. Chắc chắn, “ngã rẽ” không chỉ là quyết định của một nhân vật, số phận một cuộc đời mà còn là ý tứ của chính tác giả. “Ngã rẽ” của anh vào văn chương chăng? Khi tôi hỏi điều này, Phạm Công Thắng chỉ cười, giục nâng ly.

Đọc “Ngã rẽ” mới biết, Phạm Công Thắng đã bước vào văn chương đến mười năm nay, bây giờ mới là lúc anh công bố tác phẩm. “Ngã rẽ” mang đến thành công cho Phạm Công Thắng, báo giới, bạn đọc quan tâm. Đặc biệt, “có lời” cả về tài chính lẫn “dư địa” độc giả. Từ đó đến nay, anh tiếp tục công bố các tác phẩm mới. Phạm Công Thắng tâm sự, có những truyện ngắn, anh viết trong 3 tiếng đồng hồ, viết như lên đồng.

Chưa hề “gác máy”, bởi đam mê nhiếp ảnh luôn “cháy” trong anh. Ngoài “Ngã rẽ” văn chương đầy bất ngờ, việc xây dựng “Gallery Ký ức Nhiếp ảnh” là tình yêu đắm đuối anh dành cho nhiếp ảnh. Dù là nhiếp ảnh hay ngả văn chương, đó là sự tiếp nối của nghệ sĩ này trong hành trình vì cái đẹp.

Ngô Đức Hành
TIN LIÊN QUAN

Vượt thoát khỏi nhiếp ảnh truyền thống bằng công nghệ số

Việt Văn |

Trong xu hướng nhiếp ảnh đương đại hiện nay, các nghệ sĩ trẻ ngày càng có cách đi riêng vượt thoát khỏi nhiếp ảnh truyền thống, để thỏa mãn ý tưởng sáng tạo, kể cả “điên rồ” nhất của mình. Họ không chấp nhận lối chụp kiểu hiện thực thuần túy mà khai thác, tìm tòi những cách thức thể hiện mới. Nữ nghệ sĩ Sherry Karver (Mỹ) là một người như thế.

Ảnh Việt Nam đoạt giải cuộc thi nhiếp ảnh của Hiệp hội Sinh học Hoàng gia

Nguyễn Hạnh |

Cuộc thi nhiếp ảnh Hiệp hội Sinh học Hoàng gia Anh năm 2021 thu hút nhiều nhiếp ảnh gia tài năng khắp thế giới với những bức ảnh ấn tượng. Trong đó, nhiếp ảnh gia Truong Hoai Vu với bức ảnh về hệ sinh thái biển ở Hòn Yên, Phú Yên, Việt Nam xuất sắc đoạt giải á quân.

Buổi đầu nhiếp ảnh Việt Nam

M.K |

“Buổi đầu nhiếp ảnh Việt Nam” của tác giả Terry Bennett - một chuyên gia về nhiếp ảnh thời kỳ đầu của vùng Viễn Đông với kiến thức chuyên môn về những người tiên phong trong lĩnh vực nhiếp ảnh và từng xuất bản tác phẩm gây chú ý như “Early Japanese Images, Korea: Caught in Time”, đồng tác giả của “Japan: Caught in Time”, do Phương Nam Book và NXB Thế giới liên kết xuất bản.

Nữ nhiếp ảnh gia và kho lưu trữ ảnh về COVID-19

Việt Văn |

Trong đại dịch COVID-19, khi cuộc sống nằm ngoài tầm kiểm soát, bị hạn chế và gò bó, thực tế là mỗi cá nhân phải tìm cách thay đổi để thích nghi với cuộc sống mới. Và các nghệ sĩ cũng luôn phải động não để sáng tạo, có người khai thác cuộc sống gia đình, người lang thang ngoài phố xá chụp những không gian vắng lặng… Riêng nhiếp ảnh gia Jennifer Timmer Trail (Mỹ) lại một cách làm khác khi cô biết “đứng trên vai những người khổng lồ”…

Kể chuyện Việt Nam bằng nhiếp ảnh đương đại

Việt Văn |

Một cái tên lãng mạn và hình thức triển lãm hoàn toàn theo phong cách nhiếp ảnh đương đại. Đó là triển lãm “Đã tới lúc thắp sáng lại những vì sao” của nhóm Punk Dragon đang diễn ra tại Không gian Nhiếp ảnh Matca (Ngọc Hà, Hà Nội) trong khuôn khổ chương trình Photo Hanoi ’21 do Viện Pháp tại Hà Nội khởi xướng. Trước đây rất hiếm các triển lãm ảnh đương đại (contemporary) tại Hà Nội, vì thế đây là một cơ hội để xem nhiếp ảnh có thể làm được những gì...

Tạm giữ 2 nghi can liên quan vụ 4 tiếp viên hàng không xách hơn 11 kg ma túy

Anh Tú - Huân Cao |

TPHCM - Ngày  23.3, theo một nguồn tin xác nhận, hiện phía Công an TP Hồ Chí Minh đang tạm giữ 2 nghi can liên quan đến việc 4 nữ tiếp viên mang 11,28 kg ma túy từ Pháp về sân bay Tân Sơn Nhất hôm 16.3.

Năng lực an ninh mạng của Việt Nam cải thiện đáng kể trong 5 năm qua

NGUYỄN ĐĂNG |

Báo cáo mới nhất từ ​​công ty an ninh mạng toàn cầu cho thấy những chuyển biến tích cực trong tình hình an ninh mạng của Việt Nam, khi các mối đe dọa trực tuyến lẫn ngoại tuyến đều giảm mạnh.

Có nên lấy thời gian bảo hành để tính chu kỳ đăng kiểm?

Anh Tuấn |

Nhiều người đặt câu hỏi ôtô mới mua được bảo dưỡng tốt, bảo hành những 5 năm, vì sao không lấy thời gian bảo hành quy đổi thành quãng thời gian tính chu kỳ đăng kiểm lần đầu? Chuyên gia đã có giải đáp về vấn đề này.

Vượt thoát khỏi nhiếp ảnh truyền thống bằng công nghệ số

Việt Văn |

Trong xu hướng nhiếp ảnh đương đại hiện nay, các nghệ sĩ trẻ ngày càng có cách đi riêng vượt thoát khỏi nhiếp ảnh truyền thống, để thỏa mãn ý tưởng sáng tạo, kể cả “điên rồ” nhất của mình. Họ không chấp nhận lối chụp kiểu hiện thực thuần túy mà khai thác, tìm tòi những cách thức thể hiện mới. Nữ nghệ sĩ Sherry Karver (Mỹ) là một người như thế.

Ảnh Việt Nam đoạt giải cuộc thi nhiếp ảnh của Hiệp hội Sinh học Hoàng gia

Nguyễn Hạnh |

Cuộc thi nhiếp ảnh Hiệp hội Sinh học Hoàng gia Anh năm 2021 thu hút nhiều nhiếp ảnh gia tài năng khắp thế giới với những bức ảnh ấn tượng. Trong đó, nhiếp ảnh gia Truong Hoai Vu với bức ảnh về hệ sinh thái biển ở Hòn Yên, Phú Yên, Việt Nam xuất sắc đoạt giải á quân.

Buổi đầu nhiếp ảnh Việt Nam

M.K |

“Buổi đầu nhiếp ảnh Việt Nam” của tác giả Terry Bennett - một chuyên gia về nhiếp ảnh thời kỳ đầu của vùng Viễn Đông với kiến thức chuyên môn về những người tiên phong trong lĩnh vực nhiếp ảnh và từng xuất bản tác phẩm gây chú ý như “Early Japanese Images, Korea: Caught in Time”, đồng tác giả của “Japan: Caught in Time”, do Phương Nam Book và NXB Thế giới liên kết xuất bản.

Nữ nhiếp ảnh gia và kho lưu trữ ảnh về COVID-19

Việt Văn |

Trong đại dịch COVID-19, khi cuộc sống nằm ngoài tầm kiểm soát, bị hạn chế và gò bó, thực tế là mỗi cá nhân phải tìm cách thay đổi để thích nghi với cuộc sống mới. Và các nghệ sĩ cũng luôn phải động não để sáng tạo, có người khai thác cuộc sống gia đình, người lang thang ngoài phố xá chụp những không gian vắng lặng… Riêng nhiếp ảnh gia Jennifer Timmer Trail (Mỹ) lại một cách làm khác khi cô biết “đứng trên vai những người khổng lồ”…

Kể chuyện Việt Nam bằng nhiếp ảnh đương đại

Việt Văn |

Một cái tên lãng mạn và hình thức triển lãm hoàn toàn theo phong cách nhiếp ảnh đương đại. Đó là triển lãm “Đã tới lúc thắp sáng lại những vì sao” của nhóm Punk Dragon đang diễn ra tại Không gian Nhiếp ảnh Matca (Ngọc Hà, Hà Nội) trong khuôn khổ chương trình Photo Hanoi ’21 do Viện Pháp tại Hà Nội khởi xướng. Trước đây rất hiếm các triển lãm ảnh đương đại (contemporary) tại Hà Nội, vì thế đây là một cơ hội để xem nhiếp ảnh có thể làm được những gì...