Paul Cézanne - một sự nghiệp mờ mịt, muôn đời sau danh tiếng

Trần Thế Vinh (tổng hợp) |

Mũ vắt trên đầu, mắt dán vào chân trời phía xa xa vùng Provence, với bảng màu và bút vẽ bất động, người đàn ông đó lúc bấy giờ 63 tuổi. Ở buổi hoàng hôn của cuộc kiếm tìm đã bắt đầu từ nửa thế kỷ trước, ông thấp thỏm chờ đợi. Ông tên là Paul Cézanne, ông là Paul Cézanne vẽ theo motif, ở đây được họa sĩ Ker-Xavier Roussel chụp lại.

Không có gì khiến người ta cảm động hơn hình ảnh một nghệ sĩ, dẫu bị người cùng thời khinh miệt vẫn bền bỉ trong cô độc. “Một họa sĩ như ông, mỗi hai thế kỷ mới có một”, nhận định gây bối rối này làm tăng thêm sức hấp dẫn của danh họa xuất chúng làm say lòng bao thế hệ từ trước đến nay!

Từ giai đoạn vô danh kéo dài đến khi được vinh danh trên toàn thế giới

Hiếm nghệ sĩ nào có số phận khởi đầu đáng xót xa như con người này. Trong công cuộc tìm kiếm sự công nhận, ông muốn trở thành “Poussin vẽ thiên nhiên” (Nicolas Poussin (1594 - 1665), bậc thầy hội họa người Pháp theo phong cách Baroque. Các tác phẩm của Poussin thường lấy tôn giáo và các vị thần làm đề tài, còn Cézanne lại hướng tới thiên nhiên). Ông muốn mang lại cho trường phái Ấn tượng sự vững vàng của “nghệ thuật bảo tàng”. Sự vinh danh ít ỏi dành cho ông vào cuối sự nghiệp không làm chúng ta quên đi nỗi bất công ông phải chịu đựng trong thời gian dài, nỗi bất công thậm chí còn trở nên nặng nề hơn bởi sau khi qua đời, ông được vinh danh một cách đầy đột ngột. Họa sĩ Jean Lurcat tóm tắt đơn giản như thế này vào năm 1932: “Lúc sinh thời ông bị công kích, mà hiếm có họa sĩ nào bị công kích như vậy, chính quyền thì không biết đến, báo chí thì không ngớt lăng mạ. Thế rồi 10 năm sau khi mất, Cézanne lại giữ vị trí dẫn đầu toàn bộ nền hội họa thế giới”.

Vào thời mà thị trường điều tiết cả thị hiếu nghệ thuật đương đại, giá tiền cho các tác phẩm của Cézanne có thể khiến người ta chóng mặt: Vào tháng 2.2012, một trong năm phiên bản của bức “Những người chơi bài” (Joueurs de cartes) đã được bán cho Hoàng gia Qatar với giá 250 triệu đô-la. Con số càng làm kinh ngạc hơn nữa khi chúng ta xét đến chuyện khác với một số nghệ sĩ đương đại đang đầu tư tài chính, Cézanne đã được ghi danh vào đỉnh cao của lịch sử nghệ thuật, và vì thế không thể can thiệp về mặt tài chính để nâng cao giá trị tác phẩm của mình. Ý nghĩa hơn nữa, tên của ông đã được Trường Đại học Aix-en-Provence chọn để đặt tên trường từ năm 2005, minh chứng đỉnh cao cho vinh quang thực sự của ông, điều chỉ có thể đến từ sự ghi nhận đối với một thiên tài, dù chậm trễ nhưng tất yếu.

Nghệ thuật Cézanne

Ngoài ra, ít có nghệ sĩ nào được biết đến rộng rãi trên thế giới như vậy. Khoảng một nghìn bức sơn dầu và hàng trăm bức tranh màu nước của Cézanne được trưng bày khắp năm châu lục, mang lại vinh dự cho các bảo tàng và các bộ sưu tập cá nhân danh tiếng từ Paris đến Chicago, từ Moscow đến London, từ São Paulo đến New York. Giá trị hội họa của những tác phẩm ấy là vô song, những tâm hồn nhạy cảm tìm thấy ở đó sự bộc lộ trọn vẹn của một thiên tài cổ điển trong mối tổng hòa của nhiều đặc điểm và tham số: Sức mạnh về hình thức, tính trữ tình Địa Trung Hải đặc trưng, sự chính xác tuyệt đối, vẻ thanh lịch nhã nhặn, khuynh hướng mang tính phổ biến, khả năng bậc thầy trong việc đeo đuổi tư tưởng đổi mới. Một nghệ thuật toàn mỹ.

Lấy cảm hứng về bố cục từ Poussin, Véronèse hay Chardin, mượn cách thể hiện sắc độ ở Rubens hay Delacroix, chủ nghĩa hiện thực chủ quan ở Courbet, hiệu ứng ánh sáng ở các họa sĩ Ấn tượng, Cézanne trước hết nổi bật bởi con mắt sắc sảo, gam màu và sắc độ, những yếu tố đưa ông tới một khám phá cực kỳ quan trọng: Cách thể hiện ánh sáng và hình khối chỉ bằng một màu duy nhất. Kỹ thuật này mang lại hệ quả kép: Sự phân mảnh các hình khối - mỗi mảnh ghép được tạo hình một cách tự do - và sự hình học hóa các hình thể. Bị phá vỡ tính ổn định, bề mặt bức tranh bỗng chốc rung lên và mang hơi thở đầy xáo trộn không khác gì một khung cảnh bị khuấy động bởi sức nóng. Và việc hình học hóa các motif, trong đó tính đặc thù được xóa bỏ để các motif hòa trộn vào hình khối chung, nhấn mạnh tính tự chủ cơ bản của hình ảnh đặc trưng cho hội họa Cézanne.

Tính tự chủ này bỏ qua sự độc đoán về thị giác - từ bỏ điểm nhìn duy nhất và màu sắc giống nhau, tìm kiếm cái cốt lõi hơn là đường nét - và áp đặt sự đoạn tuyệt hoàn toàn với phong cách hội họa mà giai đoạn Quattrocento đã từng định nghĩa.

Theo hướng đó, ảnh hưởng của Cézanne đến thế kỷ XX là vô hạn. Cho đến tận ngày nay, nhà tiên tri Paul Cézanne cô độc hay ngờ vực vẫn còn ảnh hưởng rất lớn tới nhiều họa sĩ, nhưng chẳng phải Rainer Maria Rilke với trực giác nhạy bén đã không ngần ngại tôn vinh vũ trụ chói lọi của Cézanne là vũ trụ “vượt ra khỏi ranh giới của những điều có thể tàn lụi” đó sao?

Sự vinh danh từ Picasso

Liệu có người yêu nghệ thuật nào mà thoạt nhìn không thể nhận ra tranh của Paul Cézanne? Loạt tranh tĩnh vật nổi tiếng với táo và cam, những người đi tắm hoặc quang cảnh núi Sainte - Victoire không chỉ ghi dấu ấn trong lịch sử nghệ thuật thế kỷ XIX mà còn mê hoặc du khách hiện đại đến thăm các Bảo tàng trên thế giới.

Tự gọi mình là “con người sơ khai của nghệ thuật mới”, Paul Cézanne đã gia nhập đội ngũ những nghệ sĩ có ảnh hưởng nhất, vượt ra ngoài khuôn khổ các lý thuyết của trường phái Ấn tượng. Các nhà sử học nghệ thuật thậm chí còn coi ông là một trong những cha đẻ của nghệ thuật hiện đại. “Ông là người cha của tất cả chúng ta”! - câu nói ngắn gọn, nhưng xuất phát từ Pablo Picasso, biểu tượng của hội họa hiện đại và là họa sĩ nổi tiếng nhất của thế kỷ ông sống, có giá trị như một tuyên ngôn dành cho hậu thế của họa sĩ xứ Aix này. Người Tây Ban Nha vĩ đại ấy đã thổ lộ như vậy với nhiếp ảnh gia Brassaï, nói thêm là lúc nào ông cũng công nhận chỉ riêng Cézanne là “bậc thầy duy nhất và độc nhất”. Dẫu vậy, có vẻ như Picasso đã không tìm gặp Cézanne, thậm chí không tìm cách trao đổi thư từ với ông dù chỉ một lần. Ngay từ lần đầu tiên lưu lại Paris, tất cả các họa sĩ đều đã nói với Picasso về việc nhà tiên tri cô độc đã lui về xứ Provence; và khi chuyển đến thủ đô nước Pháp vào năm 1904, lẽ ra Picasso đã có thể tùy ý đi đến Aix, như bao người khác xung quanh. Lạ lùng hơn nữa, ông chưa bao giờ tìm cách phóng tác tác phẩm của Cézanne như ông đã từng phóng tác một cách xuất sắc bức “Bữa ăn trưa trên cỏ” (Déjeuner sur l’herbe) của Manet, bức “Thị nữ” (les Ménines) của Vélasquez hoặc bức “Những người phụ nữ Algiers” (Femmes d’Alger) của Delacroix. Cuối cùng, nhiều nhà viết tiểu sử Picasso đã thích thú nhấn mạnh rằng, vào những năm tháng cuối đời, Picasso đã tậu lâu đài Vauvenargues đơn giản nhưng tuyệt đẹp dưới chân núi Sainte-Victoire, đây có thể là sự vinh danh cảm động nhất ông dành cho tiền bối. Và hẳn là Picasso không chỉ nói đùa khi ông nói với người bán tranh của mình, Henry Kahnweiler, rằng ông vừa mua “núi Sainte-Victoire”, không phải là một trong vài trăm bức tranh Cézanne lấy đỉnh núi này làm đối tượng... mà là “bản gốc”!

Trong cuốn Paul Cézanne, Denizeau đã phân tích một lượng phong phú các kiệt tác, qua đó khắc họa chân dung người họa sĩ thiên tài với một sức mạnh chân chính, một chất trữ tình Địa Trung Hải, một kỷ luật nghiêm khắc, một sự thanh lịch kín đáo cùng một ý chí sáng tạo bậc thầy.

Trần Thế Vinh (tổng hợp)
TIN LIÊN QUAN

Họa sĩ già miệt mài vẽ tường khu phố liên tục trong gần 1 tháng

HOÀI ANH - HỒNG CƯỜNG |

Với mong muốn "khoác áo mới" cho khu phố cũng như bổ sung thêm các kiến thức lịch sử cho học sinh, người họa sĩ già Nguyễn Trọng Nguyện (Ngõ Quỳnh, Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã miệt mài vẽ tường cho khu phố nhà mình liên tục trong 1 tháng.

Người họa sĩ khơi gợi niềm đam mê hội họa cho trẻ em khuyết tật

Văn Thắng - Hà Phương |

Họa sĩ Văn Dương Thành cùng bốn học trò của mình đã tổ chức một buổi sinh hoạt ngoại khóa cho các em khuyết tật của trường PTCS Dân lập Dạy trẻ câm điếc Hà Nội. Đây là hoạt động thường xuyên của họa sĩ Văn Dương Thành và các học trò nhằm khơi gợi tiềm năng, niềm đam mê nghệ thuật cho giới trẻ.

Trầm trồ với triển lãm tranh về Bùi Xuân Phái của những họa sĩ nhí

Văn Thắng - Hà Phương |

Tại triển lãm tranh “100 năm Bùi Xuân Phái - Tranh Văn Dương Thành và thế hệ nối tiếp” bên cạnh những bức họa mà họa sĩ Văn Dương Thành vẽ Bùi Xuân Phái, buổi triển lãm còn mang tới những tác phẩm đặc sắc của các "họa sĩ nhí" ở độ 12-15 tuổi được nữ họa sĩ Văn Dương Thành đào tạo.

Từ thợ cạo mủ caosu đến “huyền thoại truyện tranh”

Việt Văn |

Câu chuyện với “huyền thoại truyện tranh”, như mọi người hay gọi, diễn ra cởi mở tại nhà ông ở một chung cư giản dị. Sinh năm 1956 tại Sài Gòn, Nguyễn Hùng Lân từng theo học ngành Toán - Lý - Hóa của Đại học Khoa học thuộc Viện Đại học Sài Gòn trước khi phải ngưng vì gia cảnh khó khăn. Sau giải phóng, ông theo gia đình lên Nông trường Bình Ba (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) định cư và làm kinh tế mới.

Hội thi vẽ tranh chủ đề “Sức khỏe và đời sống” cho các họa sĩ nhí

Gia Miêu |

Hội thi vẽ tranh sẽ là sân chơi cho trẻ em trong độ tuổi từ 4-18, giúp các em tiếp cận với kỹ thuật giáo dục mỹ thuật sáng tạo hiện đại.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Họa sĩ già miệt mài vẽ tường khu phố liên tục trong gần 1 tháng

HOÀI ANH - HỒNG CƯỜNG |

Với mong muốn "khoác áo mới" cho khu phố cũng như bổ sung thêm các kiến thức lịch sử cho học sinh, người họa sĩ già Nguyễn Trọng Nguyện (Ngõ Quỳnh, Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã miệt mài vẽ tường cho khu phố nhà mình liên tục trong 1 tháng.

Người họa sĩ khơi gợi niềm đam mê hội họa cho trẻ em khuyết tật

Văn Thắng - Hà Phương |

Họa sĩ Văn Dương Thành cùng bốn học trò của mình đã tổ chức một buổi sinh hoạt ngoại khóa cho các em khuyết tật của trường PTCS Dân lập Dạy trẻ câm điếc Hà Nội. Đây là hoạt động thường xuyên của họa sĩ Văn Dương Thành và các học trò nhằm khơi gợi tiềm năng, niềm đam mê nghệ thuật cho giới trẻ.

Trầm trồ với triển lãm tranh về Bùi Xuân Phái của những họa sĩ nhí

Văn Thắng - Hà Phương |

Tại triển lãm tranh “100 năm Bùi Xuân Phái - Tranh Văn Dương Thành và thế hệ nối tiếp” bên cạnh những bức họa mà họa sĩ Văn Dương Thành vẽ Bùi Xuân Phái, buổi triển lãm còn mang tới những tác phẩm đặc sắc của các "họa sĩ nhí" ở độ 12-15 tuổi được nữ họa sĩ Văn Dương Thành đào tạo.

Từ thợ cạo mủ caosu đến “huyền thoại truyện tranh”

Việt Văn |

Câu chuyện với “huyền thoại truyện tranh”, như mọi người hay gọi, diễn ra cởi mở tại nhà ông ở một chung cư giản dị. Sinh năm 1956 tại Sài Gòn, Nguyễn Hùng Lân từng theo học ngành Toán - Lý - Hóa của Đại học Khoa học thuộc Viện Đại học Sài Gòn trước khi phải ngưng vì gia cảnh khó khăn. Sau giải phóng, ông theo gia đình lên Nông trường Bình Ba (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) định cư và làm kinh tế mới.

Hội thi vẽ tranh chủ đề “Sức khỏe và đời sống” cho các họa sĩ nhí

Gia Miêu |

Hội thi vẽ tranh sẽ là sân chơi cho trẻ em trong độ tuổi từ 4-18, giúp các em tiếp cận với kỹ thuật giáo dục mỹ thuật sáng tạo hiện đại.