Nửa chặng đường thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XIV: Vững tin về một nhiệm kỳ nhiều đột phá

HOÀI ANH |

Sau hai năm rưỡi thực hiện Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, Quảng Ninh đạt được những kết quả toàn diện trên các lĩnh vực. Trong đó, có một số chỉ tiêu vượt kế hoạch Nghị quyết đề ra.

Linh hoạt, sáng tạo trong chỉ đạo, điều hành

Ngay khi bắt tay vào thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, Quảng Ninh chịu tác động rất lớn từ những diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế thế giới và trong nước, nhất là khó khăn của ngành than; hậu quả trận mưa lũ lịch sử năm 2015 vẫn còn nặng nề; nhu cầu cân đối nguồn lực cho đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, cùng với những khó khăn nội tại của các doanh nghiệp...

Trong hoàn cảnh ấy, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Quảng Ninh đã phát huy truyền thống “Kỷ luật và đồng tâm”, đoàn kết một lòng, thống nhất ý chí, đi sâu cải cách, đổi mới; sáng tạo, quyết tâm tìm mọi giải pháp phấn đấu tổ chức thực hiện hiệu quả các mục tiêu đề ra. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành 12 nghị quyết, 23 chỉ thị, 21 chương trình cùng hàng trăm thông báo, kế hoạch có trọng tâm, trọng điểm, sát thực tiễn và thường xuyên kiểm đếm, đánh giá việc tổ chức thực hiện.

Cùng với đó, Quảng Ninh đã xác định và lựa chọn chủ đề từng năm để định hướng, tập trung nguồn lực trong công tác lãnh đạo chỉ đạo và tổ chức thực hiện. HĐND tỉnh đã tăng cường giám sát, xây dựng các nghị quyết cụ thể hoá các chỉ tiêu toàn khoá.

Nổi bật trong nửa nhiệm kỳ qua, Quảng Ninh đã thực hiện hiệu quả ba đột phá chiến lược, nhất là tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng đồng bộ về giao thông, hạ tầng kỹ thuật khu kinh tế, khu công nghiệp. Tập trung chỉ đạo xây dựng, hoàn thiện Đề án thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn và tích cực tham gia xây dựng dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp thiết thực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp; chỉ đạo tăng cường quản lý nhà nước trên các lĩnh vực về quy hoạch, đất đai, đầu tư, xây dựng, tài nguyên và môi trường, giải phóng mặt bằng...

Những thành quả đột phá

Với nỗ lực ấy, Quảng Ninh đã hoàn thành nhiều chỉ tiêu quan trọng và toàn diện trên các lĩnh vực. Từng bước khẳng định rõ vai trò, vị trí là địa bàn động lực, một trong những cực tăng trưởng của miền Bắc; đã tạo dấu ấn trước Trung ương về một Quảng Ninh đổi mới, năng động và sáng tạo, tạo thêm thế và lực mới thúc đẩy Quảng Ninh phát triển.

Trong đó, nổi bật là công tác xây dựng Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị có nhiều chuyển biến, tiến bộ, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Đội ngũ cán bộ từ tỉnh tới cơ sở đổi mới tư duy, tầm nhìn, phong cách, lề lối làm việc; trình độ, năng lực được nâng lên... từng bước đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới. Trong thời gian này, Quảng Ninh cũng ghi nhiều dấu ấn trong việc sắp xếp, kiện toàn, tinh giản tổ chức bộ máy theo hướng giảm những tổ chức, đơn vị có sự trùng lặp về chức năng, nhiệm vụ, ít hiệu quả hoặc chưa phù hợp về mô hình quản lý, cơ cấu tổ chức. Đồng thời, thành lập mới, chuyển đổi mô hình quản lý đối với những cơ quan, đơn vị cần thiết cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, địa phương, cụ thể: Thành lập cơ quan tham mưu giúp việc chung khối MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh và 14/14 địa phương cấp huyện; quyết định về phê duyệt Đề án và hợp nhất Ban Tổ chức với Phòng Nội vụ 12/14 địa phương và Cơ quan Uỷ ban Kiểm tra với Thanh tra cấp huyện 13/14 địa phương, nhất thể hóa chức danh bí thư chi bộ đồng thời là trưởng thôn, bản, khu phố đạt 98,15%...

Trong lĩnh vực kinh tế, Quảng Ninh cũng khẳng định được sự phát triển toàn diện với quy mô và sức cạnh tranh được nâng lên rõ rệt, tốc độ tăng trưởng đạt mức cao so với bình quân cả nước. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực, tăng tỉ trọng khu vực dịch vụ, giảm dần tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng và nông - lâm - thủy sản trong GRDP. Quảng Ninh liên tục đứng trong nhóm 5 địa phương dẫn đầu cả nước về thu ngân sách. Môi trường đầu tư kinh doanh, năng lực cạnh tranh của tỉnh cũng được cải thiện đáng kể, trong đó, năm 2017, tỉnh vươn lên dẫn đầu cả nước về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI và Chỉ số cải cách hành chính PAR INDEX.

Cũng trong nửa nhiệm kỳ qua, Quảng Ninh đã tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông với tổng nguồn vốn đầu tư hơn 30.000 tỉ đồng (trong đó nguồn vốn đầu tư từ ngân sách 10.172 tỉ đồng, nguồn vốn xã hội hóa 19.828 tỉ đồng). Nhờ đó, nhiều công trình động lực đã và đang được đầu tư xây dựng và đẩy nhanh tiến độ, đưa vào sử dụng tạo tiền đề để để đến năm 2020, Quảng Ninh trở thành tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại, trung tâm du lịch và hội nhập quốc tế. Trong số này có: Cầu Bắc Luân II, Tuyến hàng hải ACS - Cái Lân kết nối 6 quốc gia Châu Á; Cầu Bạch Đằng; Cao tốc Hạ Long - Hải Phòng; Cao tốc Hạ Long - Vân Đồn; Trung tâm thể thao vùng Đông Bắc; Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn...

Cùng với đó, lĩnh vực văn hóa - xã hội tiếp tục có nhiều tiến bộ, an sinh xã hội được đảm bảo, phúc lợi xã hội và đời sống của người dân tiếp tục được cải thiện. Chương trình giảm nghèo, Chương trình xây dựng nông thôn mới, đưa các xã, thôn thoát khỏi diện đặc biệt khó khăn, Chương trình 135 được triển khai đồng bộ, đạt nhiều kết quả tích cực. Quốc phòng - an ninh được củng cố, giữ vững chủ quyền biển đảo và trên đất liền; duy trì đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; các hoạt động đối ngoại được tăng cường theo hướng đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả.

Tính đến nay, trong số 17 chỉ tiêu của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV đề ra, Quảng Ninh có 8 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch; nhiều mục tiêu, chỉ tiêu có khả năng hoàn thành sớm so với dự kiến. Đây chính là những tiền đề rất quan trọng để Quảng Ninh đạt được mục tiêu, kế hoạch đặt ra cho cả nhiệm kỳ.

HOÀI ANH
TIN LIÊN QUAN

Học sinh cuối cấp căng thẳng vì áp lực thi cử

Trang Hà |

Kỳ vọng của gia đình, thầy cô, những lịch học và ôn thi dày đặc để chuẩn bị kiến thức cho các kỳ thi chuyển cấp khiến học sinh căng thẳng và áp lực. Theo các chuyên gia, để hóa giải áp lực thi cử cho con, trước tiên cần phải thay đổi từ chính các bậc làm cha làm mẹ.

Tát học sinh, một giáo viên ở Ninh Bình bị chấm dứt hợp đồng

DIỆU ANH |

Liên quan đến việc một giáo viên tại Trung tâm Hỗ trợ Phát triển giáo dục hòa nhập Thiên Thần Nhỏ Ninh Bình tát liên tiếp vào mặt và người một học sinh, chiều ngày 22.3, đại diện lãnh đạo Trung tâm này cho biết đã chấm dứt họp đồng với cô giáo này.

Ai thật sự là thủ phạm khiến các ngân hàng như SVB phá sản?

Quý An (theo Time) |

Trong quá trình chống lạm phát, FED dường như thờ ơ với tất cả “những tác dụng phụ" ngoài ý muốn. Sự sụp đổ của SVB là một hệ quả tất yếu.

Doanh nghiệp đòi tính lại giá điện tái tạo, Bộ Công Thương vẫn yêu cầu đàm phán

Cường Ngô |

Bộ Công Thương yêu cầu EVN khẩn trương phối hợp với chủ đầu tư điện tái tạo (điện gió, điện mặt trời) chuyển tiếp để thống nhất giá điện trước ngày 31.3.2023. Trong khi đó các nhà đầu tư năng lượng tái tạo cho rằng, giá điện chuyển tiếp chưa thực sự phù hợp.

Dự báo thời tiết 10 ngày tới từ 22.3 đến 1.4 ở cả ba miền

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia đã đưa ra dự báo thời tiết 10 ngày tới (từ ngày 22.3.2023 - 1.4.2023) ở các khu vực trên cả nước.

Triển khai quyết liệt chiến lược thông tin đối ngoại giai đoạn mới

Thanh Hà |

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đề nghị các Trưởng Cơ quan đại diện tích cực, chủ động, tập trung và ưu tiên triển khai nhiệm vụ thông tin đối ngoại và tuyên truyền, bảo đảm chiến lược thông tin đối ngoại giai đoạn mới sẽ được triển khai quyết liệt ở trên các mặt trận với cách thức mới mẻ, sáng tạo và đạt kết quả tích cực.

Thị trường chứng khoán đang vận động theo diễn biến của khối ngoại

Đức Mạnh |

Thị trường chứng khoán muốn khởi sắc trở lại cần sự đồng thuận của nhiều nguồn lực tham gia. Bên cạnh dòng vốn mới từ khối ngoại thì dòng vốn trong nước cũng rất quan trọng.

Đề nghị Ban Bí thư xem xét thi hành kỷ luật Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca

VƯƠNG TRẦN |

Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật các cá nhân: Đỗ Hữu Ca - nguyên Giám đốc Công an thành phố Hải Phòng; Trương Minh Hiến - nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam; Vũ Hữu Song - nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Nam và Nguyễn Đồng - Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hoà Bình.