Nữ sĩ Trần Thu Hà: Tôi và con chữ bỏ bùa nhau!

Kiều Bích Hậu (thực hiện) |

Người nữ văn công trong chiến trường xưa đã trở thành nhà thơ ngày nay, và trong lúc cả nước vào cuộc chiến chống dịch như chống giặc, thì nữ sĩ Trần Thu Hà đã “chiến đấu” bằng cách đột phá đưa thơ mình ra sân chơi thơ quốc tế, để bạn đọc nước ngoài phần nào thấu hiểu tâm hồn Việt Nam.

Thưa chị, hiện nay, những điều gì thu hút chị, gợi nguồn thi hứng để chị viết thơ?

- Đó là những thủ thỉ với niềm tin yêu luôn trỗi dậy trong tôi, mặc dầu đã ở cái tuổi xưa nay hiếm. Tôi cảm nhận tình người luôn đầy ắp trong mình, muốn yêu thương, chia sẻ, với quan niệm cổ xưa “lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều”. Nhất là trong thời gian đại dịch, khi đêm đêm truyền hình vẫn đưa tin, tôi được thấy hình ảnh cảm động của đội ngũ y bác sĩ không quản nắng mưa mệt nhọc, nhiễm lây, vẫn xung phong đến những nơi dịch bệnh để dập dịch, hay hình ảnh các anh bộ đội ngày đêm canh giữ bình yên đất nước... thì làm sao người cầm bút lại không có thơ. Nhiều đêm không ngủ được cũng viết, phải đánh thức niềm tin bằng con chữ của mình, bằng nỗi niềm, bằng nghĩ suy. Cứ thế những khao khát vỗ vào tôi, thắt vào tôi niềm trăn trở, hát vang bài ca ngân vào hồn vía nhà thơ, vẽ nên bức tranh yêu thương mùa mùa trĩu quả... đưa tôi cùng hòa vào dòng chảy thi ca, nâng tôi lên để viết những câu thơ bài thơ khắc khoải tình người.

Trong thời đại dịch kéo dài, thơ có thể giúp gì cho tinh thần con người? Các nhà thơ như chị có cách nào để tiếp tục xuất bản thơ, tìm đến người đọc nhiều hơn?

- Tôi là người ít giao tiếp, ít đến chốn đông người, tôi thích sống khép kín, cũng có nguyên nhân của nó, nói ra ruột đau như cứa. Tôi là người đàn bà bất hạnh... tôi học và chơi đàn tranh như một cách để xoa dịu tâm hồn. Thật may mắn là tôi có một tâm hồn thơ nhạc, đến nay thì tôi nghĩ đấy là cái nghiệp, “Trời ban sáng luộc thơ, trưa xào chữ, tối ôm ấp nàng thơ, những con chữ bài thơ sòn sòn được sinh hạ”. Tôi lăn chuột gửi thơ đi khắp miền đất nước. Tôi và con chữ bỏ bùa nhau, ôm ấp nhau quên mệt nhọc. Độc giả nhiều nơi nhắn tin chúc mừng, xin bài của tôi để đăng trên tạp chí của họ như Yên Bái, Sơn La... Có người nước ngoài chia sẻ mời tham gia sân chơi của họ nhưng tôi “mù” tiếng Anh nên cũng không tham gia được. Có lần tại trại viết Quảng Ninh, cả đoàn đang ăn cơm có người đến hỏi: Chị có phải nhà thơ Trần Thu Hà? Tôi nhận ra chị nhờ ảnh chị đăng trên tạp chí Văn Nghệ Quân Đội, tôi thích thơ chị, may quá hôm nay được gặp mặt, tôi ở Sài Gòn đi du lịch cùng gia đình, tôi mời chị vào Sài Gòn chơi, chúng tôi lo mọi chi phí... Gặp người yêu thơ vui là thế.

Các tác phẩm sách thơ của nữ sĩ Trần Thu Hà. Ảnh: NVCC
Các tác phẩm sách thơ của nữ sĩ Trần Thu Hà. Ảnh: NVCC

Vừa qua thơ chị được đăng trên một số trang thơ, tạp chí nước ngoài, việc này có ý nghĩa như thế nào đối với chị? Lý do gì chị dấn thân vào sân thơ quốc tế trong giai đoạn này? Chị có kỳ vọng gì trong nỗ lực mới của mình?

- Thật bất ngờ khi thơ tôi được “vượt biên” ra thế giới. Niềm vui ập đến khiến tôi như trẻ ra cả chục tuổi. Thơ đã tăng nguồn cảm hứng, nguồn sống cho tôi. “Mặc gió hờn ghen trong vườn hoa nhan sắc/ Tím mấy lần thiếu nữ lễ nghi thưa/ Bóc bưởi thời gian múi đã ngân nước mọng/ Mí mắt mùa mê mẩn mấy màu mây” Thực ra trước đây tôi đâu dám mơ thơ mình được “xuất khẩu”, tôi cũng không nghĩ là mình dám dấn thân vào sân thơ quốc tế. Tôi chỉ là vô tư viết theo cảm xúc của mình. Đã có người hỏi, chị có “bí kíp” gì mà luôn làm thơ hay đến vậy? Tôi trả lời đấy là những mảnh vá trong tim nó bung ra đó thôi.

Chị có chế độ ăn, nghỉ, tập tành ra sao để giữ sức khỏe và tinh thần tích cực? Có bao giờ chị bị bệnh, hoặc phải nằm viện, và chị vượt qua như thế nào? Lúc đó nghĩ đến thơ, chị có ngại không?

- Tôi say sưa với con chữ ngày đêm nhưng vẫn không quên căn bệnh mà tôi gặp phải cách đây 11 năm (tiểu đường) căn bệnh này làm mắt tôi kém đi rất nhiều nên có ảnh hưởng đến sức khoẻ. Tôi sinh hoạt ăn ngủ nghỉ theo cái đồng hồ sinh học trong mình, không thức khuya không làm việc quá sức, những đêm không ngủ được, nghĩ được câu thơ hay vẫn ngồi dậy viết, nhưng viết thật nhanh rồi lại nghỉ. Chính thơ đã vực tôi lên, có thơ, say thơ tôi quên mọi muộn phiền bệnh tật. Nay tôi đã ngoài bảy mươi tuổi nhưng... không đến nỗi nào, vẫn đi du lịch, đi thực tế với Ban Nhà văn nữ của Hội Nhà văn VN mấy lần, đi trại viết... Tôi biết ơn thơ - vị cứu tinh của đời tôi.

Có phải viết về chiến tranh là thế mạnh của chị?

- Thơ tôi trào ra bởi tiếng lòng, tôi viết nhiều về đề tài chiến tranh cũng một phần do mẹ tôi là mẹ Việt Nam Anh Hùng có 2 con liệt sỹ. Bản thân tôi cũng trực tiếp vào chiến trường với vai trò là văn công phục vụ chiến dịch. Từ thủa 1968 tôi được mời đi dự đại hội những cây bút trẻ, ở đó tôi được gặp nhiều cây đa cây đề như nhà thơ Hoàng Trung Thông, cụ Huy Cận, Quang Huy, Thạch Quỳ... để lại cho tôi nhiều ấn tượng khó quên về sáng tác trong chiến tranh, giúp tôi viết tiếp...

Hãy chia sẻ những kỷ niệm đặc sắc trong cuộc đời sáng tác thơ ca của chị?

- Những kỷ niệm không bao giờ quên được trong cuộc đời cầm bút của tôi là những ngày còn chiến tranh, đoàn tôi (văn công), luôn phục vụ trong các trận chiến ác liệt, nơi nào cầu phà bị đánh sập là nơi đó có chúng tôi kịp thời phục vụ cho anh chị em thanh niên xung phong san lấp nối đường. Nơi nào trọng điểm ác liệt nhất là có mặt chúng tôi “tiếng hát át tiếng bom” phục vụ bộ đội. Nhớ năm 1971 trên quả đồi xã Quỳnh Trang - Quỳnh Lưu - Nghệ An, chúng tôi được lệnh về đó phục vụ bộ đội cao xạ pháo, vừa hát được mấy bài dạo đầu đã nghe tiếng máy bay, nhanh như chớp chính trị viên đại đội hô “Văn công xuống hầm trú ẩn, bộ đội sẵn sàng chiến đấu”. Chúng tôi nhanh chóng xuống hầm trú ẩn ngửa mặt lên trời nhìn 5 chiếc máy bay từ biển tiến vào đất liền theo hình mũi tên. Ngay loạt đạn đầu chiếc máy bay đi trước bung ra như củ khoai bẻ đôi, chiếc dù được bung ra, tiếng reo hò của quân dân dậy đất xông lên đi bắt phi công, không kể nguy hiểm khi những chiếc máy bay còn lại vẫn đang oanh tạc. Cùng lúc đó chúng tôi cũng ùa lên khỏi hầm, mặt mày còn nguyên râu ria hóa trang trong các vai kịch, vì cũng mong góp sức mình bắt được phi công. Nhưng chiếc máy bay còn lại bay xà thấp xuống hòng cứu bạn mình, chúng bay quá thấp mà chúng tôi lúc đấy quên nguy hiểm, chỉ biết nấp vào những bụi sim, mua không hầm hào, không bóng cây to. Tiếng gầm rú tiếng quạt gió như xé rách bầu trời ở đấy, áo chúng tôi thốc lên tận cổ phơi lưng trần, trộm nghĩ lần này chết là cái chắc bởi nhìn lên thấy phi công rõ mồn một, nhưng may nó không bắn mà chỉ tìm mục tiêu, không thấy bạn nó chuồn thẳng ra biển sợ ăn đạn tiếp. Máy bay đi rồi tiếng reo hò lại dậy lên bắt phi công, và kia, tên phi công cao trắng chỉ còn trên người một chiếc sịp, quần áo bị dân quân lột sạch, khi chúng tôi thấy nó, nó nhìn chúng tôi lấc láo và chắc nó nghĩ làm sao giữa ban ngày ban mặt ở cái xứ khỉ ho cò gáy này lại có lũ người đầu tóc râu ria má phấn môi son thế này, nó đâu hiểu chúng tôi là những người đang làm nhiệm vụ, đưa tiếng hát át tiếng bom. Khi quay lại trận địa pháo chúng tôi tiếp tục biểu diễn, với niềm vui dâng lên tôi có ngay bài thơ và biểu diễn ngay tại trận, tôi đệm đàn tranh cho Bích Thu ngâm thơ: “Không cầm súng nhưng mấy mùa diệt Mỹ/ Em vẫn xông pha trong khói lửa quê nhà/ Mỗi giọng hò điệu múa lời ca/ Là vũ khí em xông lên diệt Mỹ...” Bài thơ còn dài nhưng có 4 câu kết như thế này: “Anh giữ cho em màu xanh Đất Nước/ Em hát anh nghe bài hát quê nhà/ Nòng súng anh ngẩng cao đầu chặn giặc/ Giữ bầu trời em hát trọn bài ca”. Bài thơ trình diễn xong, tiếng vỗ tay không dứt rồi những hoa Sim hoa Mua dâng ngập tặng chúng tôi. Đấy là khuôn mặt thật của “người cầm bút Hoá lửa thiêng ngày ấy” và được lưu nhớ đến hôm nay.

Trân trọng cảm ơn nữ sĩ!

Kiều Bích Hậu (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Nhà báo - nhà thơ: Sự đồng điệu “chức phận cao quý của thi ca”

Đinh Viên |

Vào dịp kỷ niệm 96 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, chúng ta rất vui khi làng báo xuất hiện ngày càng nhiều thêm những nhà báo yêu thơ và trực tiếp làm thơ. Không ít người vừa viết báo, ghi hình, chụp ảnh, làm kỹ thuật truyền thông…, đã có những tập thơ xuất bản, được công chúng thơ đón nhận, hoan nghênh. Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ đề cập một “góc nhỏ” trong bình diện thơ nói chung hiện nay – đó là sự cảm nhận, tương tác, thấu hiểu sẻ chia giữa những người đã và đang vừa viết báo, vừa sáng tác thơ.

Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm: Trọn một đời tận hiến

Hải Minh |

Là một người bạn văn với nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm, Thiếu tướng, Nhà văn Nguyễn Hồng Thái đã có nhiều kỷ niệm đẹp với ông.

Nhà thơ Nguyễn Duy: "Thanh bình là phúc của dân tộc"

Lê Thanh Phong |

Gõ cửa nhà thơ Nguyễn Duy sáng mùng một Tết Tân Sửu 2021, lại bày ra chén rượu, lại thơ. Những bài thơ Nguyễn Duy viết về Tết năm xưa, nay vừa rượu, vừa nghe ông đọc nhâm nhi, buồn và thấm.

Trò chuyện với nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nhân triển lãm "người thổi sáo"

Lê Thiết Cương (thực hiện) |

Nguyễn Quang Thiều sinh năm 1957, ông là nhà thơ, nhà văn, dịch giả, bắt đầu vẽ ở tuổi 48 (năm 2005). Ông tổ chức triển lãm chung lần đầu tiên với các nhà văn tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam năm 2005 với tên gọi “Nhà văn vẽ’’. Sau đó ngừng vẽ cho tới năm 2012, ông vẽ trở lại và tham dự triển lãm nhiều lần với nhóm họa sĩ G39. Triển lãm ‘’Người Thổi Sáo’’ là triển lãm cá nhân đầu tiên ông. Nhân dịp này, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với nhà thơ Nguyễn Quang Thiều.

Sách của nhà thơ, triết gia kiệt xuất Kazakhstan được xuất bản tiếng Việt

Thanh Hà |

Đại sứ Kazakhstan tại Việt Nam Yerlan Baizhanov chia sẻ, cuốn sách "Những lời răn của Abai" là cuốn sách thứ 2 của tác giả người Kazakhstan được xuất bản ở Việt Nam.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Nhà báo - nhà thơ: Sự đồng điệu “chức phận cao quý của thi ca”

Đinh Viên |

Vào dịp kỷ niệm 96 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, chúng ta rất vui khi làng báo xuất hiện ngày càng nhiều thêm những nhà báo yêu thơ và trực tiếp làm thơ. Không ít người vừa viết báo, ghi hình, chụp ảnh, làm kỹ thuật truyền thông…, đã có những tập thơ xuất bản, được công chúng thơ đón nhận, hoan nghênh. Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ đề cập một “góc nhỏ” trong bình diện thơ nói chung hiện nay – đó là sự cảm nhận, tương tác, thấu hiểu sẻ chia giữa những người đã và đang vừa viết báo, vừa sáng tác thơ.

Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm: Trọn một đời tận hiến

Hải Minh |

Là một người bạn văn với nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm, Thiếu tướng, Nhà văn Nguyễn Hồng Thái đã có nhiều kỷ niệm đẹp với ông.

Nhà thơ Nguyễn Duy: "Thanh bình là phúc của dân tộc"

Lê Thanh Phong |

Gõ cửa nhà thơ Nguyễn Duy sáng mùng một Tết Tân Sửu 2021, lại bày ra chén rượu, lại thơ. Những bài thơ Nguyễn Duy viết về Tết năm xưa, nay vừa rượu, vừa nghe ông đọc nhâm nhi, buồn và thấm.

Trò chuyện với nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nhân triển lãm "người thổi sáo"

Lê Thiết Cương (thực hiện) |

Nguyễn Quang Thiều sinh năm 1957, ông là nhà thơ, nhà văn, dịch giả, bắt đầu vẽ ở tuổi 48 (năm 2005). Ông tổ chức triển lãm chung lần đầu tiên với các nhà văn tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam năm 2005 với tên gọi “Nhà văn vẽ’’. Sau đó ngừng vẽ cho tới năm 2012, ông vẽ trở lại và tham dự triển lãm nhiều lần với nhóm họa sĩ G39. Triển lãm ‘’Người Thổi Sáo’’ là triển lãm cá nhân đầu tiên ông. Nhân dịp này, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với nhà thơ Nguyễn Quang Thiều.

Sách của nhà thơ, triết gia kiệt xuất Kazakhstan được xuất bản tiếng Việt

Thanh Hà |

Đại sứ Kazakhstan tại Việt Nam Yerlan Baizhanov chia sẻ, cuốn sách "Những lời răn của Abai" là cuốn sách thứ 2 của tác giả người Kazakhstan được xuất bản ở Việt Nam.