Nóng vấn đề chất thải y tế

huyền anh |

Dịch COVID-19 bùng phát và vẫn diễn biến phức tạp đã cho thấy vấn đề chất thải y tế trở nên nan giải hơn bao giờ hết. Tác động về môi trường của nó đến ngành y tế còn đi xa hơn nhiều và việc giảm thiểu nó có thể cứu sống nhiều người.

Cú sốc văn hóa

Bác sĩ phẫu thuật Claire Teves (BBC không sử dụng tên thật) đến từ một bệnh viện chuyên phục vụ lớp người bình dân ở Philippines - một đất nước đang phát triển. Cô đến Singapore để làm nghiên cứu sinh trong 6 tháng nên sẽ làm việc trong một cơ sở y tế tiên tiến hơn tại đất nước mình nhiều. Cô đã được chuẩn bị để vượt qua khoảng cách về kiến thức tại cơ sở đẳng cấp thế giới ở Singapore và đối mặt với những thách thức y tế hàng ngày rất khác nhau. Song khi theo học tập và nghiên cứu tại đây, cô vẫn phải đối mặt với một cú sốc văn hóa: Cách bệnh viện nơi đây sử dụng đồ nhựa.

Trong phòng phẫu thuật, các thiết bị như dụng cụ banh miệng vết mổ bằng nhựa được sử dụng một lần cho mỗi bệnh nhân và vứt bỏ vào cuối quy trình để xử lý như rác thải y tế. Còn tại bệnh viện của cô ở Philippines, thiết bị này sẽ được khử trùng cẩn thận và tái sử dụng cho đến khi nó bị mòn, không thể dùng được nữa.

Nhìn thấy những dụng cụ cứu người này bị vứt bỏ trong khi chúng khá khan hiếm ở Philippines, Teves đã nghĩ "phải tiết kiệm bất cứ thiết bị sử dụng một lần nào mà có thể tái chế để tái sử dụng". Đó là một quyết định có thể khiến bệnh viện ở Singapore phản ứng nếu nó không được xử lý một cách thận trọng cùng với sự giúp đỡ của các nhân viên thân thiện. Cuối cùng, cô đã xoay xở để có thể mang về một vali lớn các thiết bị phẫu thuật dùng một lần vì nếu không sẽ quá lãng phí.

Giải quyết tác động môi trường của việc chăm sóc sức khỏe, từ nhựa đến sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, có thể nhanh chóng biến thành một cuộc tranh cãi gay gắt. Suy cho cùng, khi nói đến việc cứu người, đối với bác sĩ, thì bệnh nhân sẽ luôn là mối quan tâm đầu tiên. Ngay cả Teves cũng đồng ý rằng, động lực của cô trong việc tiết kiệm thiết bị cũng là để cung cấp được các thiết bị đó cho bệnh nhân ở Philippines. "Giải quyết vấn đề bền vững không thực sự nằm trong danh sách ưu tiên của chúng tôi. Mọi thứ chúng tôi làm là để giúp đỡ bệnh nhân của chúng tôi" - cô cho hay.

Nhiều người khác thì có cái nhìn rộng hơn, tính bền vững còn là giúp đỡ bệnh nhân, hay đúng hơn là giúp mọi người không phải đi bệnh viện ngay từ đầu. Theo tổ chức phi lợi nhuận Health Care Without Harm, giả sử ngành y tế là một quốc gia, thì tính lượng khí thải carbon của ngành chăm sóc sức khỏe phát thải ra khí nhà kính sẽ lớn thứ năm trên hành tinh. Lượng khí thải carbon này bằng lượng khí thải của 514 nhà máy nhiệt điện than, tương đương 4,4% khối lượng tịnh của tổng khí thải toàn cầu. Hơn một nửa trong số đó là kết quả của việc sử dụng năng lượng: Điện, khí đốt, hơi nước, điều hòa không khí và khí thải hoạt động.

Chi phí lãng phí

Đôi khi, sự thay đổi đơn giản như những giả định đầy thách thức. Việc sử dụng đồ nhựa dùng một lần, thì các nhân viên y tế ở tuyến đầu đều nhấn mạnh, chủ yếu để ngăn chặn sự lây lan các bệnh truyền nhiễm, nhất là khi dịch COVID-19 đang hoành hành mà chưa có vaccine ngăn ngừa. Mặc dù sẽ có thể không có ai tranh luận về việc xử lý an toàn thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) nguy hại đã qua sử dụng là điều cần thiết khi nói đến các bệnh truyền nhiễm như COVID-19, song chỉ 15% chất thải y tế thực sự được phân loại là "nguy hại" bao gồm chất thải có thể là nguồn lây nhiễm, hoặc là chất phóng xạ hay chất độc. 85% chất thải y tế còn lại không khác nhiều so với chất thải chúng ta tạo ra ở nhà hay tại nơi làm việc, có thể cắt giảm. Chất thải y tế này sau đó có thể dùng làm màng bọc thực phẩm, vật liệu đóng gói hoặc găng tay đã qua sử dụng dùng để khám những bệnh nhân không lây nhiễm.

"Trong suy nghĩ của mọi người bây giờ, cả thiết bị bảo hộ sử dụng một lần và thiết bị y tế sử dụng một lần đều được hiểu là an toàn hơn. Nhưng điều đó không hẳn là đúng. Khi tôi bắt đầu sự nghiệp y tế của mình, thông lệ tiêu chuẩn là mọi thứ phải được làm sạch và hấp tiệt trùng. Các thiết bị y tế được làm sạch, tiệt trùng và tái sử dụng thường xuyên" - Tony Capon, Giám đốc Viện Phát triển Bền vững Monash, cho biết.

Sau đó là câu hỏi về chi phí. Đồ dùng một lần được cho là có chi phí trả trước ít hơn so với những đồ dùng cần được bảo quản cẩn thận để tránh nhiễm khuẩn và hao mòn sớm. Song về lâu dài, việc liên tục thay thế các thiết bị sẽ phải trả chi phí cao hơn. Ví dụ, các bác sĩ phẫu thuật thần kinh tại một bệnh viện ở Canada đã cắt giảm 750.000 CAD (tương đương 570.000 USD) bằng cách giảm dùng trang thiết bị sử dụng một lần xuống 30%.

Găng tay y tế là một ví dụ điển hình. Sonia Roschnik - cựu Giám đốc Đơn vị Phát triển Bền vững thuộc Dịch vụ Y tế Quốc gia của Anh - nhớ lại thời điểm các y tá tại Bệnh viện Great Ormond Street ở London nhận ra rằng, các nhân viên y tế đang chọn sử dụng găng tay không dùng cho phẫu thuật thay vì rửa tay khi thực hiện các công việc như di chuyển giường bệnh hay tắm cho trẻ sơ sinh. Lúc các y tá bắt đầu nhắc nhở nhân viên rằng găng tay không được sử dụng cho những mục đích này, việc sử dụng găng tay đã giảm xuống. Từ đó, bệnh viện đã có thể cắt giảm việc sử dụng găng tay y tế, kết quả là tiết kiệm được 21 tấn nhựa dẻo và 90.000 bảng Anh (120.000 USD).

Bà Roschnik - hiện là giám đốc chính sách khí hậu quốc tế tại tổ chức Health Care Without Harm - cho biết thêm rằng, ngành công nghiệp "cũng có thể bằng cách nào đó tiến hành làm sạch một số thiết bị để tái sử dụng và nếu có một nỗ lực phối hợp để phân loại chất thải hiệu quả hơn. Bởi vì không phải tất cả rác thải y tế đều cần phải xử lý theo quy trình dành cho chất thải có tính lây nhiễm cao".

Việc thiếu hụt trầm trọng một hệ thống tái chế y tế hiệu quả cũng là một phần của vấn đề lớn hơn đối với toàn ngành công nghiệp này nói chung. Với việc chất thải y tế đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết, các nhà nghiên cứu đang kêu gọi đưa vấn đề chất thải y tế và tác động đối với môi trường của nó vào chương trình nghị sự. "SARS-CoV-2 có thể trở thành một chất xúc tác, bởi vì mọi người có thể nhận ra rằng môi trường càng suy thoái thì chúng ta ngày càng mắc nhiều bệnh. Vì vậy, nếu chúng ta muốn khỏe mạnh, hành tinh của chúng ta cần phải khỏe mạnh. Và tất cả chúng ta có nhiệm vụ phải làm điều gì đó để bảo vệ nó" - bà Roschnik nói.

Giảm chất thải để đầu tư lại cho chăm sóc sức khỏe

Việc giảm thải khí thải nhà kính có lẽ là cách trực tiếp nhất mà các cơ sở y tế có thể điều chỉnh vì môi trường và sức khỏe con người. Việc này cùng với việc tiết kiệm chi phí có thể được chuyển trở lại đầu tư cho việc chăm sóc sức khỏe. Ví dụ, Trung tâm Y tế Boston ở Mỹ đang sử dụng năng lượng mặt trời đã tiết kiệm được 25 triệu USD. Các biện pháp tiết kiệm năng lượng cũng giúp Trung Y tế Đại học McGill của Canada tiết kiệm được 2 triệu CAD/năm (tương đương 1,5 triệu USD/năm). Chương trình tái chế rác thải điện tử của đơn vị này cũng đã xử lý 52 tấn thiết bị điện tử trong khoảng 1 thập kỷ.

Bên cạnh carbon dioxide, các hoạt động chăm sóc sức khỏe còn sử dụng nhiều các khí gây mê desflurane, sevoflurane và nitrous oxide là những khí gây hiệu ứng nhà kính. Chỉ 5% lượng khí này thực sự đi vào cơ thể của bệnh nhân trong quá trình phẫu thuật, phần còn lại được thải ra ngoài dưới dạng chất thải y tế. Các khí halogen này có khả năng làm khí hậu toàn cầu nóng lên tới hơn 2.000 lần so với carbon dioxide. Do đó, các nhà nghiên cứu đề xuất giảm lượng khí thải bằng cách sử dụng công nghệ thu giữ khí sử dụng ống đựng để thu gom thuốc mê chưa sử dụng.

Như những nỗ lực của Teves ở Singapore nhằm tiết kiệm các thiết bị y tế có thể tái sử dụng cho thấy, hãy điều chỉnh lại hệ thống chăm sóc sức khỏe sao cho không còn phải lựa chọn giữa việc cứu người và môi trường. "Sức khỏe bây giờ có nghĩa là giải quyết những yếu tố đang làm cho con người mắc bệnh, chứ không phải là điều trị cho người bệnh" - Cohen của tổ chức Health Care Without Harm nói. Điều đó cũng có thể trở thành cơ hội để cứu nhiều người hơn.

"Quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch là nguyên nhân chính gây ra những cái chết liên quan đến ô nhiễm không khí, khiến hơn 4 triệu người trên thế giới thiệt mạng mỗi năm. Tức số người tử vong này nhiều hơn cả chết vì bệnh lao, bệnh sốt rét và cả bệnh AIDS cộng lại" - Gary Cohen, Chủ tịch và đồng sáng lập tổ chức Health Care Without Harm, nói.

huyền anh
TIN LIÊN QUAN

Xử lý chất thải y tế giữa dịch COVID-19 thế nào để tránh lây nhiễm bệnh?

Nguyễn Hà |

Trước những diễn biến dịch COVID-19, các chất thải y tế phải được xử lý thế nào để đảm bảo an toàn? Phóng viên Báo Lao Động có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thượng Hiền - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) để làm rõ một số vấn đề liên quan.

Trung Quốc đã xử lý chất thải y tế trong dịch COVID-19 tại Vũ Hán thế nào?

Lê Thanh Hà |

Đại dịch COVID-19 làm tăng đáng kể chất thải y tế tại Trung Quốc, đặc biệt là Vũ Hán. Sau khoảng thời gian đầu quá tải, việc xử lý rác thải y tế tại thành phố này đã được cải thiện đáng kể trong thời gian gần đây.

Bộ TNMT hướng dẫn cách xử lý khẩu trang thải bỏ giữa dịch COVID-19

Nguyễn Hà |

Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tăng cường biện pháp quản lý chất thải, trong đó có khẩu trang y tế để phòng, chống chống dịch COVID-19.

Những góc quán cafe ngắm pháo hoa lý tưởng ở TPHCM

Quỳnh Nga |

Đêm giao thừa Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, TPHCM dự kiến bắn pháo hoa ở 6 điểm. Đừng bỏ qua những địa điểm ngắm pháo hoa ở TPHCM cực “chill” dưới đây.

Bộ Tài chính nói gì về gói lãi suất 2% chậm giải ngân

Trà My |

Việc giải ngân gói 40.000 tỉ đồng hỗ trợ lãi suất 2% đến nay kết quả chưa được như kì vọng. Bộ Tài chính nói gì về đề xuất điều chuyển nguồn gói vay hỗ trợ lãi suất này sang chương trình cho vay giải ngân qua Ngân hàng Chính sách xã hội?

Giờ thứ 9: Giả điên - Phần 1

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Dường như mối tình đầu luôn là mối tình đẹp nhất, để lại nhiều dư vị ngọt ngào nhất của tuổi trẻ. Nhưng mối tình đầu cũng luôn buồn nhất và nhiều chia ly nhất. Chắc hẳn, đó sẽ là mối tình không bao giờ quên được vì nó chính là những rung động đầu tiên đối với mỗi người. Và sẽ chẳng có ai tin rằng, có những người chia tay mối tình đầu sau vài chục năm xa cách, lại có thể quay trở về chung sống với nhau thật hạnh phúc.

Tài chính thông minh: Đầu tư gì với 30 triệu đồng tiết kiệm mỗi tháng?

Nhóm PV |

Trong số Tài chính thông minh (laodong.vn) lần này, Ths Ngô Thành Huấn - Giám đốc Khối tài chính cá nhân tại FIDT - sẽ giải đáp thắc mắc của độc giả về câu hỏi tiết kiệm từ 10 - 30 triệu đồng/tháng thì nên đầu tư vào đâu.

Tân huấn luyện viên tuyển Việt Nam và sứ mệnh kế thừa di sản của ông Park

AN NGUYÊN |

Sau khi chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo, VFF sẽ tiến hành công bố tân thuyền trưởng cho đội tuyển Việt Nam. Áp lực và sứ mệnh đặt lên vai người kế nhiệm ông Park rất lớn, vừa đảm bảo duy trì thành công, vừa hướng đến một hoài bão lớn đó là giấc mơ World Cup.

Xử lý chất thải y tế giữa dịch COVID-19 thế nào để tránh lây nhiễm bệnh?

Nguyễn Hà |

Trước những diễn biến dịch COVID-19, các chất thải y tế phải được xử lý thế nào để đảm bảo an toàn? Phóng viên Báo Lao Động có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thượng Hiền - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) để làm rõ một số vấn đề liên quan.

Trung Quốc đã xử lý chất thải y tế trong dịch COVID-19 tại Vũ Hán thế nào?

Lê Thanh Hà |

Đại dịch COVID-19 làm tăng đáng kể chất thải y tế tại Trung Quốc, đặc biệt là Vũ Hán. Sau khoảng thời gian đầu quá tải, việc xử lý rác thải y tế tại thành phố này đã được cải thiện đáng kể trong thời gian gần đây.

Bộ TNMT hướng dẫn cách xử lý khẩu trang thải bỏ giữa dịch COVID-19

Nguyễn Hà |

Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tăng cường biện pháp quản lý chất thải, trong đó có khẩu trang y tế để phòng, chống chống dịch COVID-19.