Nỗi đau là thông điệp - hãy lắng nghe chúng

Trang Ps |

Cách đây xấp xỉ 8 thế kỷ, thi hào Ba Tư Rumi từng cất lên một câu nói khiến con người hôm nay phải ngồi lại chiêm nghiệm: “These pains you feel are messengers. Listen to them” (Những nỗi đau mà bạn cảm nhận là thông điệp. Hãy lắng nghe chúng”. Thế nhưng, không ít người hiện đại gần như quên đi việc cảm nhận và lắng nghe nỗi đau, để rồi tự biến mình thành robot vô cảm.

Một câu chuyện...

Cách đây 8 năm, thời điểm vừa tốt nghiệp một trong những trường đại học hàng đầu của cả nước, chị đầu quân vào một trong bốn công ty kiểm toán lừng danh, điểm đến mơ ước của bao người trẻ tuổi. Thế nhưng, niềm vui chỉ chợt lướt qua, nỗi áp lực liền đè át đi tất cả. Ngày làm 12 tiếng đồng hồ, bắt đầu lúc 9 giờ sáng, kết thúc 9 giờ tối, chị cảm nhận gánh nặng vô hình khi ngồi kế cạnh nữ trưởng phòng hơn mình 2 tuổi. Vừa hoàn thành xếp giấy tờ này, một đống tài liệu khác liền chất lên khiến chị không kịp thở. Những đồng nghiệp trong phòng xấp xỉ tuổi tác đều tỏ ra xót xa cho chị nhưng không ai dám lên tiếng. Họ lẳng lặng hoàn thành công việc của mình và trong lòng tự nhủ thật may mắn vì không ngồi cạnh “bà sếp” khó tính. Vào công ty ít lâu, chị sút 4, 5 kg, gương mặt phờ phạc, áp lực đè nén khiến chị đau dạ dày liên tục. Dù vậy, vị sếp kia vẫn điều chị đi công tác từ Sài Gòn - Vũng Tàu, Vũng Tàu - Đồng Nai trong một ngày. Về đến nhà, chị gục ngã trên giường. Nhiều lần áp lực quá, chị vẫn cắn răng chịu đựng vì quan niệm căng thẳng mới khiến người trẻ bứt phá sức mạnh. Một lần kia, chị lái xe máy từ công sở về nhà, và bỗng dưng ngất xỉu giữa đường, khi tỉnh dậy đã thấy cha mẹ, người yêu vây quanh mà không biết chuyện gì đang xảy ra. Bác sĩ băng vết thương ở tay và đầu lại cho chị. Nhưng sau khoảng một tuần, chị lại đến công ty trong tình trạng băng bó ấy. Sếp nhìn chị và bảo: “Em chỉ đau một tay thôi mà, tay kia vẫn làm được đúng không!” với giọng điệu hết sức dửng dưng. Chị nuốt nước mắt vào trong và tập trung làm việc. Máu từ vết thương trên đầu chảy ra, nhưng người sếp vẫn nhấn mạnh: “Không sao đâu! Nó chảy một xíu rồi ngưng ấy mà!”. Nhưng đến lúc này, khi nhân tính thúc gọi, các đồng nghiệp khác thấy thương bèn bảo chị về nhà nghỉ ngơi và làm hộ phần việc cho chị.

Một ngày nọ, sau 2 năm hành hạ bản thân ở môi trường công sở, chị xin nghỉ việc sau khi được bạn bè và người yêu liên tục khuyên nhủ. Tháng cuối cùng, vị sếp kia vẫn không ngừng tra tấn chị bằng những cuộc gọi và giao rất nhiều công việc mới. Chị thấy đó là hành vi áp bức lao động và thiếu nhân cách nên đã nói chuyện trực tiếp với sếp. Thế nhưng, vị sếp này vẫn một mực giao việc thêm và báo cáo với cấp trên rằng chị vô trách nhiệm khi tắt chuông điện thoại suốt một ngày khiến công việc bị gián đoạn. Những lãnh đạo này liền mời chị vào phòng riêng và chửi bới chị tới tấp.  Chị, khi đó là một người trẻ độ tuổi 23, 24 non nớt, chỉ biết khóc lóc và uất ức, dù đã giải thích cho họ những bất công mà chị phải gánh chịu. Ngày cuối cùng ở công ty, chị chào đồng nghiệp nhưng không một ai trong căn phòng đó, kể cả vị sếp, ngẩng mặt lên chào lại một tiếng. Chị cảm nhận được sự vô hình của mình cùng thái độ dửng dưng của con người đến cùng cực. Sau 2 năm làm việc ở công ty này, chị nhận ra rằng, nếu con người không cảm nhận và lắng nghe nỗi đau của bản thân, một lúc nào đó họ sẽ trở nên lãnh đạm. Và khi không có khả năng lắng nghe tiếng lòng, con người sẽ giống như chính vị sếp kia, mất đi phần nhân tính và chỉ tồn tại với chức năng không khác một con robot, suốt ngày công việc và đối xử với người khác bằng chính sự vô cảm ấy của mình.

Đừng dửng dưng với nội tâm

Chúng ta đang ở trong thế giới nơi mà con người khuếch đại vai trò của áp lực trong công việc và cuộc sống; rằng những căng thẳng là thước đo của sức bền, là điều cần thiết của một con người muốn bật khỏi giới hạn của chính mình. Và thế, đổi lại, chúng ta quan sát thấy càng ngày càng nhiều người bước vào bệnh viện tâm thần, và cũng nhiều người chết vì các căn bệnh liên quan đến tinh thần. Trong môi trường làm việc ở nhiều doanh nghiệp trên khắp thế giới, những bóng áo trắng và gương mặt mệt mỏi, nhăn túm trước màn hình vi tính đã trở nên ám ảnh. Và để không bị thương hại hoặc để tỏ ra mình mạnh mẽ, họ cố che giấu nỗi đau bên trong cho đến một lúc dửng dưng với chính nỗi đau ấy của mình. Nhưng nỗi đau sẽ không mất đi, mà sẽ âm ỉ ở đó.

Sai lầm phổ biến mà chúng ta thường mắc phải khi rơi vào đau khổ là cố gắng quên nó đi. Nếu một người đàn ông gặp rắc rối, anh ta sẽ tìm đến rượu chè, gái gú hay cờ bạc. Một người phụ nữ đau khổ sẽ ăn và đi mua sắm thật nhiều, hoặc “nhốt mình” trong tu viện hay những ngôi chùa với mong mỏi tìm thấy bình an. Đó là những cách thức và phương tiện để họ tạm quên nỗi đau. Nhưng, có mấy ai sau khi uống rượu, sau khi ăn thật nhiều, sau một thời gian ở chốn tu hành lại trở về trạng thái cân bằng vốn muốn?

Bức họa lấy cảm hứng từ nỗi đau Francis Bacon,  Triptych in Memory of George Dyer, 1971.
Bức họa lấy cảm hứng từ nỗi đau Francis Bacon, Triptych in Memory of George Dyer, 1971.

Chỉ bằng thái độ ghi nhớ, dấn thân và thấu hiểu, chúng ta mới có thể nhận thức được điều gì đó. Chỉ khi nhận thức được nỗi đau của mình, chúng ta mới bắt đầu đối mặt trực diện với nó. Lúc này, chúng ta không nỗ lực để quên hay thoát khỏi nỗi đau, mà chúng ta không đồng hóa mình với nỗi đau ấy. Khi quan sát đủ đầy vào nỗi đau, chúng ta bắt đầu cảm nhận nó, dần dần lấy lại sự bình tĩnh, và cuối cùng nhìn thấy nỗi đau lẳng lặng trôi đi. Giống như thiền định, để đạt đến sự tỉnh giác và hỷ lạc vốn có, con người phải quay vào bên trong để nhận thức những gì đang diễn ra. Nếu cứ sống mà không biết quay vào bên trong, không nhận thức được nội tâm của chính bản thân mình, bạn sẽ có nguy cơ trở thành nhân vật “chị” trong câu chuyện trên, một người làm việc quên đi nỗi đau của mình cho đến khi “tức nước vỡ bờ”, sức chịu đựng không thể kéo căng thêm được nữa. Và thậm chí, nhiều người không quay vào bên trong để rồi tự biến thành một kẻ vô cảm và vô tâm như vị sếp trẻ tuổi.

Nhân sinh luôn sợ khổ đau, mệt mỏi, vấp ngã, thất bại... nhưng trong hành trình làm người, chúng ta luôn phải trải qua những điều đó. Có đôi khi, chúng ta đã đón lấy khổ đau bằng chính trái tim héo mòn và non nớt của chính mình. Rồi để nỗi đau khiến trái tim mục nát và chết dần chết mòn lúc nào không hay. Nhưng, chính việc cảm nhận nỗi đau đã chứng minh rằng bạn giữ trong mình lòng trắc ẩn. Ngay cả động vật cũng có lòng trắc ẩn đó thôi. Hãy nhìn mẹ khỉ vuốt ve chú khỉ con khi nó bị ốm, để thấy rằng trong ánh mắt đó có chứa nỗi đau buồn vô hạn.

Bức họa lấy cảm hứng từ nỗi đau Edvard Munch, Ashes, 1895.
Bức họa lấy cảm hứng từ nỗi đau Edvard Munch, Ashes, 1895.

Thi hào bất tử Rumi cũng đã nhấn mạnh thông điệp về nỗi đau rõ hơn qua câu nói: “The cure for pain is in the pain” (Tạm dịch: Cách chữa lành nỗi đau là ở trong nỗi đau đó). Nghĩa rằng, chúng ta chớ nên khước từ nỗi đau, mà là đón nhận nó như một người bạn chân thành. Một người bạn chân thành sẽ biết lắng nghe và xoa dịu. Một người bạn chân thành sẽ thấu hiểu và giàu lòng vị tha. Như vậy, người bạn chân thành sẽ bước vào nỗi đau và giúp chữa lành nỗi đau đó. Cũng có nghĩa rằng ta chính là người tự chữa lành nỗi đau ấy của ta.

Trang Ps
TIN LIÊN QUAN

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.