Nhung nhớ thời nghệ sĩ ung dung trau rèn nghề nghiệp

HUYỀN THU (thực hiện) |

Tác giả, đạo diễn Trần Văn Hưng quen thuộc với sân khấu TPHCM những năm 1990 - 2000 với nhiều vở diễn ăn khách tại Nhà hát Hòa Bình. Hiện nay ông là Ủy viên Ban chấp hành Hội Sân khấu TPHCM - Trưởng ban Đào tạo. Gắn bó nhiều năm với sân khấu TPHCM, tác giả, đạo diễn Trần Văn Hưng hiểu rõ những thăng trầm, được mất của sàn diễn từng thời điểm. Ông có cuộc trò chuyện với Lao Động về những vấn đề sân khấu.

Có thể nói, ông là một tác giả, đạo diễn thành công ở thời hoàng kim của sân khấu kịch. Ông có thể chia sẻ kinh nghiệm cụ thể hơn từ thực tế làm nghề của mình?

- Tôi tốt nghiệp đạo diễn, ra trường về công tác ở Đài Truyền hình Việt Nam tại TPHCM. Thời điểm ấy, tôi không phải chịu áp lực gì. Sự nghiệp sáng tác và dàn dựng của tôi tập trung trong 15  năm cộng tác làm việc ở Nhà hát Hòa Bình.

Tôi viết kịch bản từ hồi đi thanh niên xung phong. Hồi đó, tôi đã làm kịch phong trào, rồi được gặp nhạc sỹ Trương Quốc Khánh, nhà viết kịch Lê Duy Hạnh. Thập niên 1990 cho đến 2000, nhắc tới Nhà hát Hòa Bình là nhắc tới thành công với những vở hài kịch xã hội đương đại. Một năm, tôi cùng các đạo diễn khác dựng mấy vở và quan điểm của giám đốc khi đó là không nói những chuyện đao to búa lớn. Những vở diễn của tôi theo đề tài xã hội đời thường như “Lò heo quay”, “41 đóa hồng”, “Cái bếp lò”, “Chuyện vui năm 3000” và các chùm kịch ngắn, tiểu phẩm v.v... Nhà hát có hai sân khấu 2.500 ghế và 300 ghế mà thường xuyên kín khán giả. Vở của nhà hát thời điểm này không quá to tát về ý nghĩa tư tưởng nhưng về tài chính lại ổn, vì thế mới trụ được. Hồi mới vào nhà hát, tôi chỉ khoảng 30 tuổi.

Mới hơn 30 tuổi, ông lấy đâu vốn sống để sáng tác và đạo diễn những vở nhẹ nhàng, thâm thúy và ăn khách?

- Bây giờ nhìn lại, có lẽ, vốn sáng tác của tôi bắt nguồn từ việc được đào tạo bài bản. Tay nghề vững chính là động lực giúp mình làm việc không ngừng. Tôi cũng không bị áp lực về tiền bạc vì có lương ở đài truyền hình. Từ năm 1978, tôi đã có kịch ngắn tham gia hội diễn sân khấu toàn quốc, rồi được in thành sách.

Những ngày sống đời sống tập thể ở rừng cũng cho tôi nhiều trải nghiệm. Hồi đó, tác giả Thế Ngữ hướng dẫn tôi về biên kịch. Sở Văn hóa cũng mở lớp bồi dưỡng về viết kịch bản, và tôi may mắn được các bậc đàn anh như đạo diễn, nhạc sĩ Trương quốc Khánh lên tận trên rừng “móc” tôi về bồi dưỡng, rồi theo học đạo diễn chính quy. Tôi có cơ hội được gặp nhiều tiền bối, được họ tận tình chỉ bảo. Nhà hát Hòa Bình cũng là nơi quy tụ nhiều nghệ sĩ giỏi yêu nghề. 15 năm làm việc ở đây, tôi cùng các đồng nghiệp xoay trần ra viết, dựng, làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm.

Đấy là giai đoạn tôi sáng tác đầy hưng phấn. Tôi được làm nghề, sống được bằng nghề, tôi nghĩ, không phải kịch mình hay mà do mình may mắn có thời cơ, có tập thể anh em nghệ sĩ đoàn kết, yêu thương, yêu nghề, bỏ qua bao nhiêu bất đồng, để nhắm đến mục đích duy nhất, có được các tiết mục sân khấu đáp ứng nhu cầu khán giả: Cao cả nhưng gần gũi, kịch về vấn đề xã hội nhưng không khô khan, lý thuyết, giống như bữa cơm có thịt, rau và cà pháo sẽ ngon hơn.

Còn hiện tại, ông nghĩ gì trước tình hình sân khấu hôm nay?

- Tình trạng khó khăn của sân khấu hiện nay thì chắc ai cũng biết. Nếu như 10 năm trước, bức tranh sân khấu TPHCM tươi mới và ổn định với nhiều hoạt động của các đơn vị sân khấu nhà nước và sân khấu xã hội hóa thì nay đời sống sân khấu đã không theo kịp đời sống xã hội. Nhà hát vắng khán giả, xuất diễn cũng giảm sút nhiều.

Có nhiều nguyên nhân tạo nên thực trạng đó: Do phải cạnh tranh với nhiều loại hình giải trí, chất lượng vở diễn thiếu đầu tư, lực lượng diễn viên chưa đủ độ chín về nghề nghiệp, không tập trung vào chuyên môn. Hiện, ngoài các đơn vị nhà nước, các đơn vị xã hội hóa chỉ hoạt động túc tắc để giữ ngọn lửa đam mê. Trước khó khăn nghề không nuôi được người, nhiều nghệ sĩ đành bỏ nghề, hoặc phải làm thêm nhiều việc khác tay trái như buôn bán kinh doanh và thực tế nghề tay trái lại trở thành tay phải để nuôi dưỡng nghệ sĩ. Giới tác giả sân khấu không ít người chuyển sang viết kịch bản phim, kịch bản truyền hình bởi truyền hình vẫn có nhu cầu dàn dựng phát sóng các vở diễn sân khấu.

Thời hoàng kim, một vở diễn được dàn dựng rất kỹ lưỡng vì tuổi thọ cao, có vở diễn suốt cả mấy năm trời với cả ngàn suất diễn, mà vẫn tạo sức hút như vở cải lương “Nàng Xê Đa” của Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang, “Dạ cổ hoài lang” - Sân khấu 5B. Bây giờ, một vở chỉ diễn được vài buổi với con số khán giả khiêm tốn vài trăm. Không còn cái thời nghệ sĩ ung dung lo trau rèn nghề nghiệp bởi khán giả xếp hàng dài cả cây số để chen nhau mua vé, kể cả vé chợ đen... Vậy nên, hôm nay nghệ sĩ rất khó chăm chút cho đứa con tinh thần của mình, từ khâu kịch bản cho tới tổ chức biểu diễn vì đầu tư nhiều sẽ bị lỗ vốn. Mặc dù truyền thông ngày nay đã tốt hơn nhưng chất lượng vở diễn không hơn thì cũng khó thu hút người xem.

Hoạt cảnh sân khấu hoàn cảnh ra đời bản “Dạ cổ hoài lang”. Ảnh: Nhật Hồ
Hoạt cảnh sân khấu hoàn cảnh ra đời bản “Dạ cổ hoài lang”. Ảnh: Nhật Hồ

Vậy theo ông, chúng ta phải làm gì cụ thể để sân khấu phát triển?

- Đây là một câu hỏi quá lớn, bao gồm nhiều khía cạnh: Sáng tạo của tác giả, bản lĩnh của nhà hát cùng rất nhiều yếu tố như cơ sở vật chất, âm thanh, ánh sáng... Vai trò nhà hát rất quan trọng, họ phải tự sống, vì thế phải căn cứ vào thị trường khán giả ở khu vực đó. Tác giả cộng tác với nhà hát nào thì cần nắm được “gu” của nhà hát đó. Nhiều đoàn hát nghệ thuật thuộc TPHCM trước kia đã có một phong cách riêng biệt để tạo nên sự đa dạng sắc màu cho nghệ thuật. Ngày nay khán giả thay đổi nhiều, nhanh trong cách thẩm thấu nghệ thuật do đời sống xã hội kinh tế kỹ thuật phát triển tốc độ... vì thế, các sân khấu phải đổi mới và giới tác giả trước tiên cũng cần đổi mới.

Hiện ông đang hoạt động trong Ban Đào tạo của Hội Sân khấu TPHCM, ông có ý tưởng gì gỡ rối cho việc viết lách nhọc nhằn của các tác giả trẻ?

- Đào tạo tác giả trẻ luôn là chủ trương và công việc làm thường kì của Hội Sân khấu các nhiệm kì qua. Các tác giả trẻ hiện nay đang trở thành cây viết chủ lực với tác phẩm xuất hiện trên nhiều phương tiện truyền thông. Họ cũng từ các lớp đào tạo, trại sáng tác mà ra. Họ đã là cây xanh, nay mai sẽ là trụ cột trong giới tác giả sân khấu. Việc đó là điều đáng mừng, và hiện nay lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sáng tác, các trại sáng tác vẫn đang là nơi ươm mầm cho tương lai sống còn của ngành sân khấu.

Tác giả trẻ được phát hiện rồi phát triển như thế nào là việc làm dài lâu, tốn nhiều công sức, tâm lực của cả một tập thể những người yêu nghề yêu người và yêu sự nghiệp. Những ngày trước, được nhà hát để ý tới là may mắn vô cùng đối với một tác giả, bởi suy cho cùng thân phận tác giả lệ thuộc vào nhà hát, giống ngày xưa nhiều tác giả nổi tiếng cũng phụ thuộc vào gánh hát của các bầu gánh. Còn bây giờ, thân phận nhiều tác giả bơ vơ, dù có trại sáng tác hỗ trợ nhưng khi viết xong họ không biết đi về đâu.

Tôi biết, một số tác giả trẻ hiện nay giỏi giang lắm, họ có nhiều nguồn tư liệu, nhiều phương tiện truyền thông để tiếp cận với khán giả, với nhà hát, họ đang làm chủ chính họ trong nghề nghiệp, các nhà hát, đoàn nghệ thuật cũng phải mời mọc đấy. Theo kinh nghiệm của tôi, tác giả nên gắn bó với ít nhất một nhà hát, kiểu gì cũng được, hoặc ăn lương hoặc cộng tác, hoặc bằng chính tác phẩm tài năng của mình “hữu xạ tự nhiên hương” để làm sao nhà hát đặt hàng mình hoặc tác phẩm mình viết ra vừa ý họ. Tác giả cần hiểu rằng, nhà hát chính là nơi ươm mầm để mình phát triển nghề nghiệp tốt nhất.

Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này!

HUYỀN THU (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Nhờ Hoài Linh, Trấn Thành, nghệ sĩ cải lương Thanh Hằng mới có bước ngoặt

DI PY |

Tại "Khoảnh khắc rực rỡ", khán giả gặp gỡ nghệ sĩ Thanh Hằng. Nữ nghệ sĩ đã chia sẻ với MC Nguyên Khang về "hai người em" trong nghề mà chị biết ơn vì đã thuyết phục mình trở về Việt Nam hoạt động nghệ thuật… Đó là Hoài Linh, Trấn Thành.

Nghệ sĩ Táo Quân và Hoa hậu Việt gửi lời chúc Tết báo Lao Động

Nhóm PV |

Loạt nghệ sĩ Táo Quân như NSƯT Xuân Bắc, "Táo Kinh tế" Quang Thắng, nghệ sĩ Vân Dung và dàn Hoa hậu Hoa hậu Thùy Tiên, Hoa hậu Lương Thùy Linh, Hoa hậu Ngọc Hân... đã gửi những lời chúc Tết thân thương nhất tới báo Lao Động cùng toàn thể độc giả.

NSƯT Thoại Mỹ trích tiền đi diễn mua hàng trăm phần quà giúp nghệ sĩ nghèo

ĐÔNG DU |

Thoại Mỹ sẽ tổ chức buổi trao tặng quà Tết cho 200 nghệ sĩ nghèo khó, bệnh tật, neo đơn. Mỗi phần quà bao gồm quà và tiền mặt để các nghệ sĩ có được những ngày Tết ấm cúng và trọn vẹn hơn tại Nhà hát Hòa Bình, TPHCM.

Nghệ sĩ Việt Hương nói gì khi bất ngờ lấn sân sang lĩnh vực ca hát?

DI PY |

Nghệ sĩ Việt Hương gây bất ngờ khi trổ tài ca hát, thậm chí ra mắt nhạc xuân để gửi tặng khán giả dịp năm mới.

Đà Nẵng: 3 nữ quái dàn cảnh bán thuốc tiên, chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng

Khánh Ngọc |

Công an quận Cẩm Lệ (TP Đà Nẵng) đã thực hiện Lệnh bắt tạm giam đối với 2 trong số 3 đối tượng về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản chiều tối qua - 23.3.

TPHCM: Hơn 31.000 xe hết hạn tạm giữ chưa được xử lý

MINH QUÂN |

TPHCM - Thời gian dài, thủ tục nhiều khiến hơn 31.000 phương tiện giao thông vi phạm quá thời hạn bị tạm giữ tại các kho tang vật của Cảnh sát giao thông TP Hồ Chí Minh chưa được xử lý.

Đà Nẵng: Kẻ gian đập phá trụ ATM ngân hàng trộm tiền giữa phố

Mai Hương |

Chiều 23.3, nhân viên Ngân hàng Thương mại CP Đông Á phát hiện trụ ATM trên đường Lê Duẩn (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) bị kẻ gian đập phá.

Hai tấm thẻ đỏ và bài học cho U23 Việt Nam

PHẠM ĐÌNH |

U23 Việt Nam đã nhận bài học sau trận đấu với U23 Iraq ở giải giao hữu quốc tế Doha Cup 2023.

Nhờ Hoài Linh, Trấn Thành, nghệ sĩ cải lương Thanh Hằng mới có bước ngoặt

DI PY |

Tại "Khoảnh khắc rực rỡ", khán giả gặp gỡ nghệ sĩ Thanh Hằng. Nữ nghệ sĩ đã chia sẻ với MC Nguyên Khang về "hai người em" trong nghề mà chị biết ơn vì đã thuyết phục mình trở về Việt Nam hoạt động nghệ thuật… Đó là Hoài Linh, Trấn Thành.

Nghệ sĩ Táo Quân và Hoa hậu Việt gửi lời chúc Tết báo Lao Động

Nhóm PV |

Loạt nghệ sĩ Táo Quân như NSƯT Xuân Bắc, "Táo Kinh tế" Quang Thắng, nghệ sĩ Vân Dung và dàn Hoa hậu Hoa hậu Thùy Tiên, Hoa hậu Lương Thùy Linh, Hoa hậu Ngọc Hân... đã gửi những lời chúc Tết thân thương nhất tới báo Lao Động cùng toàn thể độc giả.

NSƯT Thoại Mỹ trích tiền đi diễn mua hàng trăm phần quà giúp nghệ sĩ nghèo

ĐÔNG DU |

Thoại Mỹ sẽ tổ chức buổi trao tặng quà Tết cho 200 nghệ sĩ nghèo khó, bệnh tật, neo đơn. Mỗi phần quà bao gồm quà và tiền mặt để các nghệ sĩ có được những ngày Tết ấm cúng và trọn vẹn hơn tại Nhà hát Hòa Bình, TPHCM.

Nghệ sĩ Việt Hương nói gì khi bất ngờ lấn sân sang lĩnh vực ca hát?

DI PY |

Nghệ sĩ Việt Hương gây bất ngờ khi trổ tài ca hát, thậm chí ra mắt nhạc xuân để gửi tặng khán giả dịp năm mới.