Những người đến từ phương Đông ở nóc nhà thế giới

Thanh Hà |

Tenjen Lama Sherpa - một trong những hướng dẫn leo núi nổi tiếng nhất trong thế hệ của ông. Hiện tại, ông và 2 người anh trai đã qua đời, còn người em út vẫn đang tiếp tục leo núi để kiếm sống.

Sherpa - hơn cả một nghề nghiệp

Tháng 7.2023, Sherpa Tenjen Lama Sherpa hướng dẫn một nhà leo núi người Na Uy chinh phục 14 đỉnh núi cao nhất thế giới trong thời gian kỷ lục. Ở môn thể thao đòi hỏi quyết tâm và đức tin cao độ, Lama đã làm mọi thứ mà khách hàng của mình làm được, thậm chí còn nhiều hơn thế nữa.

Nhưng tiền bạc, danh tiếng và sự chú ý không dành cho những người như Lama. Những giấy chứng nhận mang lại nhiều lợi ích kinh tế được trao cho các vận động viên nước ngoài không được trao cho những người dân tộc Sherpa ở Nepal. Trong tiếng Tây Tạng, shar có nghĩa là phương Đông; pa là một hậu tố có nghĩa là "người", do đó có tên gọi Sharpa hoặc Sherpa. Đối với Sherpa, nghề hướng dẫn leo núi ở Himalaya mang tới con đường thoát nghèo nhưng cũng là con đường dẫn tới những cái chết bất ngờ.

Lama không thể nghỉ ngơi sau khi hướng dẫn nhà leo núi người Na Uy. Cuộc sống ở Kathmandu, thủ đô của Nepal, rất đắt đỏ. Lama không biết đọc hay viết nhưng muốn các con trai có được điều kiện học hành tốt nhất và mong muốn ấy rất tốn kém.

Vì vậy, chỉ 3 tháng sau khi leo lên 14 đỉnh núi, Lama trở lại làm Sherpa - một phần trong tên gọi của ông, dân tộc của ông, nghề nghiệp của ông và cuối cùng là số phận ông. Lần này, một nhà leo núi người nước ngoài khác là Gina Marie Rzucidlo đang theo đuổi một kỷ lục trở thành người phụ nữ Mỹ đầu tiên leo lên những ngọn núi cao nhất thế giới, thuê ông làm người hướng dẫn. Nhưng ngày 7.10 năm đó, trận lở tuyết xảy ra trên đỉnh Shishapangma. Lama và khách hàng đều thiệt mạng.

Cái chết của Lama là vụ mới nhất trong hàng loạt bi kịch trong gia đình ông. Năm 2021, Norbu Sherpa - anh cả trong số 4 anh em của gia đình tự sát vì chuyện tình cảm. Tháng 5 năm ngoái, Phurba Sherpa - người lớn tuổi thứ 2 chết khi tham gia một nhiệm vụ giải cứu trên đỉnh Everest.

Người anh em còn sống cuối cùng, Pasdawa Sherpa, nhận được tin về cái chết của ông Lama khi vừa trở về sau chuyến thám hiểm tới ngọn núi cao thứ 7 và thứ 8 trên thế giới. Trong vòng 3 ngày, Pasdawa đi bộ, xe buýt và máy bay đến căn hộ của Lama ở Kathmandu. Ông quỳ xuống trước bàn thờ Phật của anh trai, 8 ngọn nến lung linh phía trên. Những bông cúc vạn thọ và một tấm vải phủ trên bức ảnh Lama mặc bộ đồ leo núi màu cam đang nở nụ cười.

Pasdawa nhắm mắt cầu nguyện cho những người anh em đã khuất và cũng cầu nguyện cho chính mình. Người em út sẽ phải đơn độc theo đuổi nghề nghiệp duy nhất mà mình biết trong cuộc đời. “Tôi sẽ tiếp tục leo núi. Tôi không có lựa chọn nào khác” - Pasdawa nói.

Những người leo núi leo lên một con dốc trong quá trình lên tới đỉnh Everest ở độ cao 8.848,86 m ở Nepal năm 2021. Ảnh: Lakpa Sherpa/AFP
Những người leo núi leo lên một con dốc trong quá trình lên tới đỉnh Everest ở độ cao 8.848,86 m ở Nepal năm 2021. Ảnh: Lakpa Sherpa/AFP

Gánh nặng của Sherpa

Đây là nhiệm vụ mà Sherpa thường làm: Mang vác những túi nặng, bình ôxy cho khách hàng. Sherpa nấu ăn và dựng trại. Sherpa di chuyển qua bão tuyết và dọn dẹp rác. Họ thức dậy trước bình minh và dành hàng giờ để đóng những chiếc cọc kim loại xuống băng để sợi dây có thể bảo vệ những nhà leo núi người nước ngoài.

So với khách hàng, Sherpa dành nhiều thời gian hơn trong cái gọi là vùng chết: Độ cao trên 8.000m - nơi nhận thức của con người chậm lại nếu không được bổ sung oxy và say độ cao có thể nhanh chóng dẫn đến tử vong.

Walung - ngôi làng ở phía đông bắc Nepal nơi Lama và các anh em lớn lên là quê hương của khoảng 100 người hướng dẫn thám hiểm nóc nhà thế giới trong vài thập kỷ qua. Người dân địa phương cho biết, trong số 100 người đó, 15 người đã chết khi đang làm việc. Tỉ lệ tử vong cao nêu bật sự bất bình đẳng của một môn thể thao sinh tử. Khoảng 1/3 trong số hơn 335 người đã chết ở Everest là Sherpa.

Nghề nghiệp này mang lại cho họ mức lương cao so với tiêu chuẩn địa phương nhưng chỉ bằng một phần nhỏ so với số tiền mà hầu hết khách hàng của họ chi trả cho chuyến thám hiểm.

Ngành leo núi của Nepal mang lại nguồn thu quan trọng với một quốc gia nghèo khó, phục vụ những người sẵn sàng chi tới 100.000 USD để leo lên một đỉnh của dãy Himalaya. Hầu như tất cả khách hàng đều là người nước ngoài. Mỗi nhà leo núi người nước ngoài, dù là mới bắt đầu hay chuyên gia, đều phụ thuộc vào ít nhất 1 Sherpa, thường là nhiều Sherpa.

Trong mùa leo núi mùa xuân năm ngoái tại đỉnh Everest, chính phủ Nepal cấp giấy phép cho 478 người nước ngoài, nhiều nhất từ ​​trước đến nay. Mười tám người, trong đó có 6 Sherpa, đã chết trên núi, một kỷ lục buồn khác. Cho đến mùa xuân năm nay, 6 người được xác nhận đã chết trong hành trình chinh phục đỉnh Everest và 3 người mất tích.

Ngoài thu nhập khác biệt, Sherpa thường bị xếp vào những chú thích cuối trang trong lịch sử leo núi, theo New York Times. Trong công nhận toàn cầu những người chinh phục đỉnh Everest đầu tiên năm 1953, Edmund Hillary đứng đầu, Sherpa Tenzing Norgay đứng thứ hai. Chỉ có ngoại lệ là sân bay gần Everest Base Camp được đặt tên là sân bay Tenzing-Hillary.

Vươn lên thoát nghèo

Bất cứ khi nào có thể, sau những chuyến thám hiểm - 37 lần leo lên những đỉnh núi cao nhất thế giới tính đến thời điểm qua đời, Lama trở về nhà ở Walung, ngôi làng biệt lập ở phía đông bắc Nepal. Walung tọa lạc ở một thung lũng trên cao, bên dưới có những cánh đồng đại mạch và kê, nơi những con bò Tây Tạng xù xì đang gặm cỏ, khom lưng chống chọi với cái lạnh. Lama và các anh em lớn lên bằng nghề chăn gia súc. Họ chơi bóng đá với những quả bóng nhồi bằng vải.

Vào thời điểm đó, những Sherpa chuyên nghiệp hầu hết đều đến từ một vùng khác ở phía đông bắc Nepal. Nhưng đầu những năm 2000, Mingma Sherpa - đến từ Walung - đã trở thành người Nam Á đầu tiên chinh phục 14 ngọn núi cao nhất thế giới.Mingma và 3 người anh em của ông lập nên Seven Summit Treks, đơn vị hiện tổ chức khoảng 1/3 tổng số chuyến thám hiểm Everest. Ông Mingma thuê hầu hết hướng dẫn viên từ Walung.

Anh cả của Lama đã quá già khi cơn sốt leo núi bắt đầu trong làng. Nhưng 4 anh em còn lại đã tham gia Seven Summit Treks, biến công ty thành hội huynh đệ Walung thực sự. Lama tham gia leo núi cách đây khoảng một thập kỷ. Makalu Lakpa - hướng dẫn viên giàu kinh nghiệm đến từ Walung, bạn thân của Lama - cho biết: “Chúng tôi ăn cùng một loại thức ăn, uống cùng một loại trà, nhưng những người anh em đó rất khỏe mạnh. Trong đó, Lama là người mạnh nhất".

Năm 2019, Lama cùng 3 người anh em được ghi vào Kỷ lục Guinness Thế giới khi leo lên Kangchenjunga, ngọn núi cao thứ ba thế giới. Việc phá những kỷ lục, như Lama đã làm, đồng nghĩa với việc có khả năng kiếm nhiều tiền hơn. Việc leo một đỉnh núi trung bình giúp Sherpa kiếm được gần 4.000 USD; đỉnh núi cao 8.000m có thể kiếm được khoảng 7.500 USD. Sherpa Lama, nhờ thành tích leo 14 đỉnh núi, kiếm được khoảng 9.700 USD cho mỗi lần leo núi, một trong những mức phí cao nhất mà một Sherpa có thể yêu cầu. Tuy nhiên, trên thực tế, khoản thù lao này vẫn thấp hơn nhiều so với số tiền mà một nhà leo núi hàng đầu người nước ngoài có thể kiếm được và công việc của Sherpa còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm hơn.

Ngay cả khi những người bản xứ Walung vươn lên hàng đầu trong lĩnh vực leo núi, tổng số Sherpa ở Nepal vẫn đang giảm, New York Times chỉ ra. Một vài trong số những người thành công nhất đã chuyển ra nước ngoài sinh sống. Và rất ít Sherpa muốn con cái kế nghiệp. Trước khi qua đời, Lama cũng nói với bạn bè rằng ông hy vọng các con trai, hiện 16 và 14 tuổi, sẽ tránh xa việc leo núi.

Lama đã đưa các con vào học trong một trường tốt ở Kathmandu. Tháng 4 năm nay, con trai lớn của Lama, Lakpa Sange Sherpa, bắt đầu khóa học nghiên cứu máy tính. Cậu nói bản thân không có hứng thú với việc leo núi. Cậu cũng không còn nói được nhiều tiếng Sherpa - ngôn ngữ mà cha mẹ cậu, những người sinh ra ở chân Makalu, ngọn núi cao thứ 5 thế giới - vẫn nói.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Một tháng ngủ nhà người lạ ở Trung Á

Hương Chi |

4 tuần du lịch bụi Trung Á của cô gái Việt đầy ắp kỷ niệm đáng nhớ trên những cung đường mới và vô số lần gặp gỡ thú vị với biết bao người lạ tốt bụng.

Chú chó mê trekking, thành tích leo núi đáng nể

Ninh Linh |

Mỗi khi cô chủ Hà Mai nhắc đến trekking, chú chó Chopper đều nhảy cẫng và sủa ầm lên vui mừng.

Gần 12.000 người hưởng ứng đi bộ leo núi Hải Đăng ở Vũng Tàu

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Gần 12.000 người đã cùng tham gia chương trình đi bộ leo núi, nhằm phát động Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân 2024 tại Vũng Tàu.

Thí sinh tăng điểm bất thường sau chấm phúc khảo: Sở GD&ĐT Hà Nam nói gì?

Khánh Linh - Cao Thơm |

Liên quan đến việc hàng chục thí sinh tăng điểm thi bất thường sau kỳ thi kiểm tra, đánh giá năng lực đầu vào lớp 6 tại trường THCS Trần Phú (TP Phủ Lý), Sở GD&ĐT Hà Nam cho hay, đây chỉ là kỳ khảo sát chất lượng thí sinh, do trường tự thực hiện dưới sự giám sát của Phòng GDĐT Phủ Lý.

Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới Đà Nẵng ra tòa vì tội nhận hối lộ

Văn Trực |

Ngày 17.6, TAND TP Đà Nẵng mở phiên xét xử sơ thẩm các bị cáo Bùi Văn Tấn (SN 1976, trú phường An Khê, quận Thanh Khê) - Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới Đà Nẵng; Lương Ngọc Vũ (SN 1980, trú phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn) - đăng kiểm viên và Lương Kim Quang (SN 1994, trú huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) - Giám đốc Công ty TNHH MTV dịch vụ và kĩ thuật LKQ cùng về tội “Nhận hối lộ”.

Hàng loạt ôtô ở Hà Nội bị đập vỡ kính trong đêm

KHÁNH AN |

Đêm 16, rạng sáng 17.6, hàng loạt ôtô đỗ tại Khu đô thị Văn Quán (phường Văn Quán, quận Hà Đông, Hà Nội) bị đập vỡ kính.

Cái kết "đắng" của nhóm đối tượng đi xe máy lạng lách trên cầu Nhật Tân

Tô Thế |

Xét thấy hành vi của các đối tượng gây bức xúc cho dư luận, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Công an quận Tây Hồ, Hà Nội) đã khởi tố vụ án hình sự "Gây rối trật tự công cộng" đối với 4 đối tượng có hành vi chạy xe lạng lách, đánh võng trên cầu Nhật Tân.

Sự nghiệp của NSƯT đóng phim "Chị Dậu" trước khi qua đời vì tai nạn lúc đi nhận lương hưu

Anh Trang |

NSƯT Anh Thái qua đời ở tuổi 86 vì tai nạn giao thông khi đi nhận lương hưu.

Một tháng ngủ nhà người lạ ở Trung Á

Hương Chi |

4 tuần du lịch bụi Trung Á của cô gái Việt đầy ắp kỷ niệm đáng nhớ trên những cung đường mới và vô số lần gặp gỡ thú vị với biết bao người lạ tốt bụng.

Chú chó mê trekking, thành tích leo núi đáng nể

Ninh Linh |

Mỗi khi cô chủ Hà Mai nhắc đến trekking, chú chó Chopper đều nhảy cẫng và sủa ầm lên vui mừng.

Gần 12.000 người hưởng ứng đi bộ leo núi Hải Đăng ở Vũng Tàu

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Gần 12.000 người đã cùng tham gia chương trình đi bộ leo núi, nhằm phát động Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân 2024 tại Vũng Tàu.