Những người đánh cược mạng sống giữa biển khơi

Như Sương |

Vất vả, cực nhọc và đầy rẫy hiểm nguy... nhưng nhiều người đàn ông có sức khoẻ tốt và khả năng chịu nước ở vùng biển Diễn Châu (Nghệ An) vẫn chấp nhận đánh cược tính mạng của mình để theo nghề mưu sinh.

Những cuộc thi tuyển

Mặc dù được nghe khá nhiều câu chuyện hay ho về cái món nghề đặc biệt này từ anh bạn làm nghề chài lưới nơi của biển Lạch Quèn nhưng phải mãi đến mấy lần hẹn lên hẹn xuống, tôi mới có cơ hội được theo ghe đi nghề. Kiểu thời tiết lý tưởng để có thể hành nghề phải là trời nắng ấm, biển êm hay không có gió bão. Vì thế mà phải chờ mãi tới giữa hè, khi tiết trờ nắng ráo, vùng biển Nghệ cũng không còn mưa bão, đội thợ lặn mới có thể hành nghề.

Ông chủ đội thợ lặn mà tôi xin theo chân là Trần Lưu, người quê ở Diễn Hùng (Diễn Châu), xấp xỉ 40, trông khuôn mặt còn khá trẻ, nước da ngăm dạn dày vị mặn của biển cả. Anh Lưu là người có công đem nghề lặn từ Bình Thuận về và cũng là ông chủ có tiếng của vùng đất Diễn Châu này.

Sau hơn ba mươi phút chuẩn bị tư trang và kiểm tra lại máy móc, đồng hồ vừa điểm 5h sáng, con ghe nhỏ với đội thợ nghề hơn chục thành viên cuối cùng cũng nổ máy ra khơi. Phía chính Đông, lớp hơi nước đã bắt đầu tan để lộ những quầng sáng đỏ ửng, từng đợt gió nhẹ mang theo hơi mặn của muối biển phả nhẹ vào mặt người. Những dãy phi lao ven bờ dần mất hút trong mênh mông sóng biển. Tiết trời khá thuận lợi báo hiệu một chuyến ra khơi may mắn.

Cậu thanh niên trẻ tên Lê Khôn là em họ của chủ ghe kể: “Bất cứ ai muốn đi theo nghề lặn đều phải qua nhiều cuộc tuyển chọn gắt gao mà yêu cầu không thể thiếu chính là sức khoẻ. Người có sức khỏe không chỉ biết bơi lội giỏi, nín thở sâu mà đặc biệt phải nhạy bén, ứng biến nhanh bởi làm việc ở đáy biển có vô vàn tình huống xấu có thể xảy ra bất ngờ”.

Nơi làm việc của đội thợ nghề có độ sâu tới tận hai, ba chục mét nước. Vì thế mà đòi hỏi ở những người thợ lặn không chỉ là một lồng ngực vạm vỡ để chứa một lượng khí lớn mà còn chịu được áp suất nước vô cùng lớn. Thêm vào đó là việc mang những con chì nặng trên dưới chục ký lô để có thể chiến thắng lực đẩy của nước biển nên yêu cầu về thể lực của ứng viên rất gắt gao.

Dấu vết của những lần lặn biển để lại trên thân thể thợ lặn. Trên tay vài người đều có một vài vết sẹo vùng cổ tay, cổ chân do va quệt với nhánh san hô hoặc sứa độc tấn công. Lê Khôn mở điện thoại cho tôi xem bức ảnh một đồng nghiệp bị chứng bong da do tiếp xúc với nước biển quá nhiều. Khắp cơ thể người thợ lặn, lớp da phía ngoài bị sùi lên giống hệt như con cá đồng đem chiên qua dầu khiến từng chiếc vảy cong phồng lên.

“Người nào da nhạy cảm thì sẽ dễ bị viêm nhiễm gây ngứa, nhất là tại các vùng bị cọ xát nhiều với đồ lặn như cổ tay, cổ chân, vùng háng. Vậy nên những người này sẽ không bám trụ lâu dài với nghề được. Bên cạnh đó, nếu ai đã dám theo nghề lặn thì sẽ phải xác định sống chung với chứng đau đầu, ù tai, hoa mắt khi về già” - vị chủ ghe cho biết thêm.

Sò do thợ lặn cào lên được thương lái thu mua tại bến. Ảnh: Như Sương
Sò do thợ lặn cào lên được thương lái thu mua tại bến. Ảnh: Như Sương

Cái giật dây sinh tử

Tàu đã ra đến ngư trường. Vị trí lặn hôm nay nằm khá gần cửa Hội, chỉ cách bờ chừng ba mươi phút chạy máy. Cả đội thợ mười hai con người được chia thành hai nhóm đảm nhiệm công việc khác nhau.

Ai nấy đều đã mặc xong đồ lặn, quấn con chì ngang bụng và ngậm ống thở. Ám hiệu sẵn sàng để xuống nước báo cho đội anh Khôn nhanh chóng thả dây cáp và ống thở cho từng người tham gia lặn. Anh Khôn cùng hai người khác trông còn khá trẻ tên Trần Hùng và Lê Tuấn được giao nhiệm vụ trực kéo, thả dây cáp và ống khí.

“Mỗi người tham gia lặn đều phải mặc một bộ đồ lặn chuyên dụng, mang bộ đai chì vào thắt lưng và bộ dụng cụ mò ngao gồm túi lưới và cào hai răng. Mỗi người ngậm ống thở gắn với máy nén khí. Ngoài ra, dây cáp có chiều dài tối đa khoảng 700m được buộc vào người thợ có tác dụng làm dây kéo. Cả ống thở và dây cáp sau khi được kết nối chắc chắn với người thợ lặn sẽ được thả xuống đều tay, tránh bị quấn vào nhau làm tắc nghẽn ống thở”.

Thông thường, để bắt được những con hàu có kích cỡ bằng bàn tay người lớn trở lên hay những con ốc xà cừ, sò mai cỡ trung,... người thợ lặn phải xuống độ sâu từ 15 - 20m nước, ngâm mình dưới đáy biển từ 2 - 3 giờ đồng hồ mỗi lần lặn. Sau mỗi lượt lặn, người thợ và phần chiến lợi phẩm sẽ được kéo lên ghe rồi đem phân loại.

Bữa ăn của các thợ lặn diễn ra chóng vánh với vài món đơn giản được gói sẵn ở nhà hoặc có thêm dăm ba con sò, con ngao luộc chấm mắm ớt chính là chiến lợi phẩm trong ngày của anh em đội thợ lặn. Giờ nghỉ ngơi ăn trưa kéo dài chừng khoảng 30 phút, rồi không ai bảo ai, tất cả lại mặc đồ lặn, ngậm ống thở và trầm mình xuống nước trở lại. Công việc cứ thế tiếp diễn cho đến khi ánh mặt trời dần ngả về phía đường chân trời, mọi người cùng kết thúc công việc.

“Chiến lợi phẩm” thu về được bán để chia đều cho thợ lặn. Giá của mỗi loại hải sản cũng khác nhau, đắt nhất vẫn là hàu, sò lụa, sò mai. Tùy từng thời điểm mà giá có thể lên hay xuống từ 120.000 - 400.000 đồng/kg. Vậy nên thợ lặn nào mò được nhiều hàu, sò mai, ngao hai cội thì sẽ được chia tiền công nhiều hơn. Chuyến đi nghề hôm nay khá thuận lợi nên lượng ngao, sò thu hoạch về không ít. Sau khi trừ chi phí thì mỗi người được chia về 700.000 đồng tiền công. Vào mùa nước lạnh, ít người đi nghề, giá có thể cao hơn.

Thương lái cho sò vào thùng xốp vận chuyển cho các đầu mối, nhà hàng. Ảnh: Như Sương
Thương lái cho sò vào thùng xốp vận chuyển cho các đầu mối, nhà hàng. Ảnh: Như Sương

Nhưng đấy là những chuyến vươn khơi may mắn, còn những chuyến kém may mắn, làm cả ngày chẳng đủ bù chi phí chuyến đi. Thậm chí, có những chuyến còn bị mất trắng vì gặp gió, vì đồ nghề bị hỏng. Thêm vào đó là việc tận diệt của một số người khi sử dụng các phương tiện cấm để đánh bắt càng khiến cho biển càng trở nên nghèo hơn.

Và với người làm nghề lặn biển, phần đa, họ làm một mùa nhưng ăn cả năm. Mùa đi nghề đông nhất kéo dài từ tháng 3 đến tháng 7, khi thời tiết ấm, biển ít động và đồng thời cũng là mùa du lịch. Sang tháng 8 nhiều mưa giông, biển dậy sóng lớn nên người làm nghề phải tìm kiếm công việc thay thế.

Như Sương
TIN LIÊN QUAN

Bị tàu hàng đâm, 1 ngư dân trên tàu câu mực Quảng Nam bị thương

Thanh Chung |

Một tàu câu mực ở Quảng Nam bị tàu hàng đâm trúng làm hư hỏng và khiến 1 người bị thương.

Cựu binh 90 tuổi lập "vành đai xanh" bảo vệ ngư dân

TRẦN TUYÊN-DUY CHƯƠNG |

Người dân xã Xuân Hội, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh đặt tên cho khu rừng phi lao dọc bờ biển Xuân Hội là “vành đai xanh” bảo vệ ngư dân. Suốt 35 năm nay, cựu chiến binh Nguyễn Lán đã bám trụ ở đây để trồng rừng, bảo vệ dân làng.

Cá Ông nặng gần 300kg lụy bờ được ngư dân Quảng Nam làm lễ chôn cất

Thanh Chung |

Một con cá Ông nặng gần 300 kg bị lụy trên sông Trường Giang đã được ngư dân tổ chức an táng theo nghi thức địa phương.

Tổng LĐLĐ Việt Nam dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh

TRUNG DU |

Sáng ngày 18.1, Đoàn công tác của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam do đồng chí Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến dâng hương kính viếng, tưởng nhớ đồng chí Nguyễn Đức Cảnh tại TP Hải Phòng và tại quê nhà đồng chí ở tỉnh Thái Bình.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Giải cứu thành công người đàn ông ở dưới giếng sâu 25m trong 4 ngày

BẢO TRUNG |

Ngày 18.1, Công an huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk thông tin, đã phối hợp với phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh giải cứu thành công một người đàn ông sau 4 ngày rơi xuống giếng sâu 25m trong rẫy vắng.

Lái buôn quất cảnh: Tết năm nay không có bánh chưng

Thiều Trang |

Thẫn thờ nhìn bầu trời Hà Nội mang sắc xám, anh Trần Duy Toàn - lái buôn quất cảnh thở dài: "Năm nay gia đình tôi không có bánh chưng".

Đoàn tàu metro số 1 TPHCM chạy thử nghiệm với hệ thống bảo vệ tàu tự động

Phương Ngân |

TPHCM - Ngày 18.1, ông Nguyễn Quốc Hiển - Phó Trưởng ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM đã trực tiếp kiểm tra công tác chuẩn bị và chạy thử nghiệm 1 đoạn trên cao với hệ thống bảo vệ tàu tự động (ATP) của tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).

Bị tàu hàng đâm, 1 ngư dân trên tàu câu mực Quảng Nam bị thương

Thanh Chung |

Một tàu câu mực ở Quảng Nam bị tàu hàng đâm trúng làm hư hỏng và khiến 1 người bị thương.

Cựu binh 90 tuổi lập "vành đai xanh" bảo vệ ngư dân

TRẦN TUYÊN-DUY CHƯƠNG |

Người dân xã Xuân Hội, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh đặt tên cho khu rừng phi lao dọc bờ biển Xuân Hội là “vành đai xanh” bảo vệ ngư dân. Suốt 35 năm nay, cựu chiến binh Nguyễn Lán đã bám trụ ở đây để trồng rừng, bảo vệ dân làng.

Cá Ông nặng gần 300kg lụy bờ được ngư dân Quảng Nam làm lễ chôn cất

Thanh Chung |

Một con cá Ông nặng gần 300 kg bị lụy trên sông Trường Giang đã được ngư dân tổ chức an táng theo nghi thức địa phương.