Những loại vaccine chống SARS-CoV-2 trên thế giới và giá cả

Bs Bình Nguyên |

Thế giới đang nghiên cứu, điều chế, thử nghiệm hơn 100 loại vaccine phòng SARS-CoV-2 với nhiều phương pháp điều chế khác nhau và một số ít đã được đưa vào sử dụng.

Ngày 1.2.2021, Bộ trưởng Y tế đã phê duyệt đề nghị của Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam về nhập khẩu vaccine Astrazeneca cho yêu cầu cấp bách phòng, chống dịch SARS-CoV-2... Astrazeneca là vaccine phòng SARS-CoV-2, được ĐH Oxford, Vương quốc Anh và hãng dược phẩm AstraZeneca, đồng phát triển và là vaccine phòng SARS-CoV-2 thứ hai được WHO phê duyệt (sau vaccine Pfizer-BioNtech) và là loại đầu tiên được Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam.

AstraZeneca là công ty dược phẩm và dược phẩm sinh học, thành lập năm 1999 khi sát nhập tập đoàn Astra AB của Thụy Điển và tập đoàn Zeneca của Anh, trụ sở chính ở Cambridge, Anh và các cơ sở chính ở Cambridge; Molndal, Thụy Điển; Maryland, Mỹ, phạm vi hoạt động trên 100 quốc gia, phát triển các loại thuốc điều trị ung thư, bệnh tim mạch, thần kinh, chuyển hóa, hô hấp, miễn dịch.

Theo AstraZeneca, dựa trên kết quả thực nghiệm lâm sàng vaccine này có hiệu lực chống nhiễm SARS-CoV-2 đạt 76% sau liều đầu tiên và hiệu lực bảo vệ được duy trì đến liều thứ hai; tiêm liều thứ hai sau 12 tuần, hiệu lực tăng lên 82%. Nếu thủ tục và vận chuyển thuận lợi thì ngày 28.2, 204.000 liều vaccine Astrazeneca sẽ đến Việt Nam. Cùng với 4,88 triệu liều vaccine này theo chương trình COVAX facility (chương trình do WHO sáng kiến, chủ trì, gồm Liên minh vaccine (GAVI), Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEP), các nhà sản xuất vaccine, các đối tác..., cam kết đảm bảo các quốc gia tiếp cận công bằng, hiệu quả vaccine chống SARS-CoV-2; dự kiến năm 2021 sẽ tiêm chủng 20% dân số các nước tham gia chương trình), Việt Nam sẽ có hơn 5 triệu liều vaccine chống SARS-CoV-2. Bộ trưởng Bộ Y tế thông tin, Astra Zeneca đã cam kết cung cấp cho Việt Nam khoảng 30 triệu liều Astrazeneca trong năm 2021, đồng thời Bộ Y tế đang thảo luận với các đối tác để có thêm nguồn vaccine cho Việt Nam. Vaccine Astrazeneca được sử dụng để phòng nhiễm SARS-CoV-2 cho những người từ 18 tuổi trở lên. Astrazeneca là loại vaccine phát triển theo công nghệ “vector virus”.

Bản chất công nghệ này khác công nghệ điều chế các loại vaccine khác ở chỗ chúng không thực sự chứa kháng nguyên, mà chỉ vận chuyển mã di truyền của kháng nguyên. Người ta dùng một loại virus ít nguy hiểm (thường dùng nhóm Adenovirus (họ Adenoviridae - bản chất di truyền ADN, gây bệnh nhẹ ở kết, giác mạc mắt, họng, hạch...; viêm nhiễm đường hô hấp cấp nhẹ ở trẻ em...; thường gọi là virus gây cảm lạnh thông thường) để những virus này vận chuyển mã di truyền của kháng nguyên.

Mã di truyền ở đây được “sao chép” từ protein gai (spike - S) của SARS-CoV-2, do tương thích nên loại protein này mới gắn (liên kết) được với thụ thể (reception - “cơ quan” tiếp nhận) trên bề mặt màng tế bào (TB) niêm mạc đường hô hấp người - “chìa khóa” để virus xâm nhập TB. Vì chỉ ở trong TB vật chủ virus mới “lấy cắp” được sinh chất và dùng nó để nhân lên, phá hoại đúng nghĩa ký sinh. Virus được dùng làm “vector” đã được biến đổi gene (mang mã di truyền của kháng nguyên) - thực chất là một chiếc “xe” vận chuyển mã di truyền - ở dạng còn sống đã giảm độc lực, có thể nhân lên được hoặc không nhân lên được, nhưng không thể gây bệnh.

Trong cơ thể, vaccine sẽ kích thích cơ thể tạo ra một lượng lớn kháng nguyên và những kháng nguyên này sẽ kích hoạt phản ứng miễn dịch (MD) tạo ra kháng thể. Vaccine điều chế theo công nghệ này thực chất là “bắt chước” quá trình lây nhiễm tự nhiên của virus. Điều này có lợi thế là kích hoạt phản ứng MD mạnh mẽ của các TB MD lymfo T và lymfo B. Hiệu quả đích là protein S - “vũ khí” xâm nhập TB người - của SARS-CoV-2 bị phá hủy, đồng nghĩa với việc chúng không thể phá hoại các TB đường hô hấp. Báo Financial Times, London, Anh, công bố thông tin vaccine Astrazeneca có khả năng kích thích TB lympho T và lympho B đáp ứng MD mạnh ở người cao tuổi và ít gây phản ứng phụ ở nhóm tuổi này.

Đây là ưu điểm lớn, bởi tuổi càng cao khả năng MD càng suy giảm và bằng chứng cho thấy từ khi đại dịch SARS-CoV-2 bùng phát đến nay người cao tuổi nằm trong những nhóm có tỉ lệ mắc bệnh và tử vong cao. Các phân tích cũng cho thấy, vaccine làm giảm những ca nhiễm không triệu chứng. Công nghệ “vector virus” đã từng được sử dụng để điều chế vaccine phòng cúm mùa, Ebola, SARS-CoV, MERS-CoV...

Kết quả thử nghiệm lâm sàng Astrazeneca giai đoạn II, III ở Anh, Brazil và Nam Phi trên 17.177 tình nguyện viên, cho thấy an toàn và hiệu quả phòng ngừa cao: không có ca bệnh nặng hay phải nhập viện sau 22 ngày tiêm liều đầu tiên. Liệu trình gồm 2 liều cách nhau 4 - 12 tuần. Astrazeneca đã được sử dụng ở 41 nước, đứng thứ hai sau Pfizer-BioNTech (61 nước). Ngoài Astrazeneca còn có các loại vaccine Sputnik V của LB Nga, Ad5-ncoV của hãng Casino Biologics, Trung Quốc, Ad26.COV2.S của hãng Johnson & Johnson, Mỹ sản xuất theo công nghệ “vector virus”.

Để so sánh có thể dẫn chứng, ví dụ các vaccine BBIBP-corV của Viện sinh phẩm sinh học Bắc Kinh và Tập đoàn dược phẩm quốc gia Trung Quốc (Sinopharm); CoronaVac của hãng Sinovac, TQ; Covaxin của hãng Bharat Biotech và Viện Virus học quốc gia, Ấn Độ, được bào chế theo công nghệ bất hoạt mầm bệnh (bằng nhiệt hoặc hóa chất), có ưu điểm không thể gây bệnh kể cả với người suy giảm MD (nếu bất hoạt không chuẩn, mầm bệnh trong vaccine có thể gây bệnh cho người, vaccine phòng bệnh Dại là một ví dụ), nhưng nhược điểm là thường chỉ gây được MD dịch thể (là kháng thể có trong máu và dịch cơ thể, chỉ diệt được mầm bệnh vi sinh vật ở ngoài các loại TB cơ thể, không diệt được mầm bệnh đã xâm nhập TB, được TB MD lymfo B sản xuất) mà không gây được MD TB (còn gọi là MD qua trung gian TB, có khả năng diệt những mầm bệnh đã xâm nhập TB, do TB MD lymfo T sản xuất) và khả năng MD hoàn chỉnh luôn cần có cả hai dạng này. Các hãng Pfizer, Mỹ - BioNtech, CHLB Đức; Moderna lại chọn công nghệ vaccine mRNA là loại vaccine đưa phân tử RNA thông tin (mRNA) được tổng hợp (nhân tạo) vào TB cơ thể người. Ở trong TB, mRNA này hoạt động như mRNA của SARS-CoV-2, khởi động tổng hợp loại protein giống như protein cấu trúc nên SARS-CoV-2 và protein lạ này kích hoạt đáp ứng MD của cơ thể chống lại protein của virus.

Hãng Novavax, Mỹ lại chọn phương pháp dùng mảnh protein S của SARS-CoV-2 để làm kháng nguyên... Tuy nhiên, sẽ làm mất thời gian của độc giả nếu thống kê thêm các hãng sản xuất vaccine và công nghệ của họ, bởi điều tất cả chúng ta quan tâm là một loại vaccine được đưa vào sử dụng có an toàn không và hiệu quả phòng ngừa SARS-CoV-2 đạt được bao nhiêu phần trăm? vì thế công nghệ và nguồn gốc trở thành thứ yếu.

So với hiệu quả 95% của vaccine Pfizer-BioNTech thì Astrazeneca không bằng nhưng vận chuyển và bảo quản rất thuận lợi. AstraZeneca cho biết Astrazeneca có thể trữ lạnh trong các container cỡ lớn và vaccine có thể bảo quản tốt ở nhiệt độ tủ lạnh thông thường. Trong khi vaccine của Pfizer- BioNTech phải được bảo quản ở nhiệt độ -700C và cần có thiết bị bảo quản đặc biệt khi vận chuyển; ở nhiệt độ tủ lạnh thông thường, vaccine này chỉ được đảm bảo 5 ngày. Vì thế nhiều vùng của Canada, một nước G7 giàu có vẫn chưa nhận được vaccine này. Ở California, Mỹ vừa phải hủy hai lô vaccine Pfizer- BioNTech do bảo quản quá sâu -800C. Pfizer-BioNTech vừa gửi dữ liệu đến Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ, nói rằng vaccine của họ có thể được bảo quản ở -25 đến -150C trong hai tuần. Vaccine của Moderna phải bảo quản ở nhiệt độ -200C, trong 6 tháng; bảo quản trong tủ lạnh thông thường chỉ đảm bảo trong 30 ngày.

Cuối cùng là vấn đề giá cả bởi mua vaccine phải chi một khoản không nhỏ trong ngân khố mỗi quốc gia. Theo Financial Times, AstraZeneca sẽ bán vaccine với giá không lợi nhuận cho các nước nghèo và trung bình: giá 3 - 4 USD/liều/2 liều, nhưng cho biết chỉ cung cấp vaccine không lợi nhuận trong đại dịch và sẽ tăng giá từ tháng 7.2021. Trong khi vaccine Sputnik V (hiệu quả 91,6%) giá 15USD/liều/2liều; Pfizer-BioNTech định giá 20USD/liều/2 liều; Moderna công bố vaccine của họ hiệu quả 94%, giá 32 - 37USD/liều/2liều. Đắt nhất là giá của TQ, với vaccine Sinovac Biotech: 30USD/liều/2liều và vaccine của Sinopharm là 148,8 USD/2liều. Johnson & Johnson công bố vaccine của họ hiệu quả 72% ở Mỹ, 89,3% ở Anh, chỉ cần tiêm một liều, bảo quản ở nhiệt độ tủ lạnh thông thường, giá khoảng 10 USD/liều.

Hiện Công ty cổ phần vaccine Việt Nam (VNVC) chưa có giá chính thức, nói rằng cố gắng đưa ra giá ưu đãi nhất để nhiều người dân được tiêm, nếu không có yếu tố gia tăng đột biến, giá dự kiến chỉ vài trăm ngàn đồng/1 liều. Vài là mấy, 3 trăm ngàn đã là trên 12USD/liều?

Bs Bình Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Xã hội hoá vaccine COVID-19 để phủ nhanh và giảm gánh nặng ngân sách

Lê Thanh Phong |

Đừng chỉ trông chờ vào nhà nước, cả xã hội cùng chung tay thì mới tiêm vaccine COVID-19 nhanh, đất nước đi vào ổn định sớm ngày nào hay ngày đó.

Bản tin 1 phút: Vaccine COVID-19 vừa về Việt Nam sẽ được tiêm thế nào?

HOÀI ANH - TUẤN ANH |

Thông tin đáng chú ý trong bản tin 1 phút 25.2: 4,8 triệu liều vaccine COVID-19 về Việt Nam sẽ được tiêm như thế nào?; Vàng trong nước đắt hơn thế giới 6,3 triệu đồng;...

Giải đáp khúc mắc về sử dụng vaccine AstraZeneca cho người trên 65 tuổi

Bảo Châu |

Vaccine AstraZeneca có thể được sử dụng cho những người ở độ tuổi từ 18 trở lên, tuy nhiên, vẫn tồn tại một mối quan ngại không nhỏ về việc sử dụng vaccine này ở người cao tuổi.

Khác biệt rõ rệt chiến lược tiêm vaccine COVID-19 của Đông Nam Á

Song Minh |

Các nước Đông Nam Á có sự khác biệt rõ rệt trong chiến lược tiêm phòng vaccine COVID-19. Vaccine của AstraZeneca, Pfizer-BioNTech, Moderna, Sputnik V và Sinovac đã được chấp nhận ở khu vực này.

Những người tiêm vaccine COVID-19 của AstraZeneca đầu tiên ở Đông Nam Á

Hải Anh |

Myanmar là quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á triển khai đợt tiêm chủng sử dụng vaccine COVID-19 của AstraZeneca.

Tài chính thông minh: Đầu tư gì với 30 triệu đồng tiết kiệm mỗi tháng?

Nhóm PV |

Trong số Tài chính thông minh (laodong.vn) lần này, Ths Ngô Thành Huấn - Giám đốc Khối tài chính cá nhân tại FIDT - sẽ giải đáp thắc mắc của độc giả về câu hỏi tiết kiệm từ 10 - 30 triệu đồng/tháng thì nên đầu tư vào đâu.

Người trẻ mang mùa xuân đến với người vô gia cư

THUỲ DƯƠNG - THIỆN NHÂN |

Đêm muộn cuối năm, trong cái lạnh tê tái của mùa đông khi đa số mọi người đang trở về quê ăn tết, sum vầy với gia đình thì các đoàn thiện nguyện cũng bắt đầu hành trình mang tết đến cho những cụ ông cụ bà vô gia cư.

Thủ tướng phê chuẩn kết quả miễn nhiệm 3 Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ đã phê chuẩn kết quả miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai nhiệm kỳ 2021 – 2026 đối với các ông: Hồ Phước Thành; Đỗ Tiến Đông; KPă Thuyên.

Xã hội hoá vaccine COVID-19 để phủ nhanh và giảm gánh nặng ngân sách

Lê Thanh Phong |

Đừng chỉ trông chờ vào nhà nước, cả xã hội cùng chung tay thì mới tiêm vaccine COVID-19 nhanh, đất nước đi vào ổn định sớm ngày nào hay ngày đó.

Bản tin 1 phút: Vaccine COVID-19 vừa về Việt Nam sẽ được tiêm thế nào?

HOÀI ANH - TUẤN ANH |

Thông tin đáng chú ý trong bản tin 1 phút 25.2: 4,8 triệu liều vaccine COVID-19 về Việt Nam sẽ được tiêm như thế nào?; Vàng trong nước đắt hơn thế giới 6,3 triệu đồng;...

Giải đáp khúc mắc về sử dụng vaccine AstraZeneca cho người trên 65 tuổi

Bảo Châu |

Vaccine AstraZeneca có thể được sử dụng cho những người ở độ tuổi từ 18 trở lên, tuy nhiên, vẫn tồn tại một mối quan ngại không nhỏ về việc sử dụng vaccine này ở người cao tuổi.

Khác biệt rõ rệt chiến lược tiêm vaccine COVID-19 của Đông Nam Á

Song Minh |

Các nước Đông Nam Á có sự khác biệt rõ rệt trong chiến lược tiêm phòng vaccine COVID-19. Vaccine của AstraZeneca, Pfizer-BioNTech, Moderna, Sputnik V và Sinovac đã được chấp nhận ở khu vực này.

Những người tiêm vaccine COVID-19 của AstraZeneca đầu tiên ở Đông Nam Á

Hải Anh |

Myanmar là quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á triển khai đợt tiêm chủng sử dụng vaccine COVID-19 của AstraZeneca.