Những đứa trẻ "bị bỏ lại phía sau"

Thanh Hà |

Trên mạng xã hội Việt Nam gần đây lan truyền cảnh em bé gào khóc to, chạy theo khi mẹ chia tay lên xe đi làm ăn xa. Đoạn video này cũng khiến nhiều người nhớ tới một cảnh trong bộ phim Trung Quốc "Đi tới nơi có gió" do Lưu Diệc Phi và Lý Hiện đóng. Rõ ràng, những cảnh tượng này không phải câu chuyện của riêng Việt Nam hay Trung Quốc.

Trẻ em "bị bỏ lại phía sau" - họ là ai? 

Cụm từ “trẻ em bị bỏ lại phía sau” thường đề cập đến “những đứa trẻ lớn lên ở quê hương hoặc ở quốc gia thường trú của chúng, bị bỏ lại bởi những người di cư trưởng thành chịu trách nhiệm về chúng”, theo Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF).

Một trong hai hoặc cả cha mẹ có thể để con của họ ở lại nhà với các thành viên trong gia đình, bạn bè, cộng đồng rộng lớn hơn, cơ sở chăm sóc trẻ em hoặc ở một mình. Việc để trẻ em ở lại quê hương trong thời gian ngắn hoặc dài hạn là phổ biến - đặc biệt ở các quốc gia có di cư theo mùa do nông nghiệp.

Không có ước tính toàn cầu về số lượng trẻ em “bị bỏ lại phía sau”. Hơn nữa, có rất ít dữ liệu về di cư không có giấy tờ và theo mùa, và một số gia đình cũng do dự về việc báo cáo khi có thành viên sống ở nước ngoài.

Theo báo cáo không nêu thời điểm của UNICEF, theo một vài ước tính quốc gia hiện có, hàng triệu trẻ em trên khắp thế giới có khả năng bị ảnh hưởng: Ở Philippines, khoảng 27% trẻ em (khoảng 9 triệu) có ít nhất cha hoặc mẹ sống ở nước ngoài, trong khi ở Kyrgyzstan, tỉ lệ này ít nhất là 10% (259.000 trẻ em). Trẻ em cũng bị ảnh hưởng khi cha mẹ chúng di cư trong nước, thường là để theo đuổi các cơ hội làm việc ở các thành phố. Ví dụ, ở Trung Quốc, cả cha và mẹ của 22% dân số trẻ em (hoặc 61 triệu trẻ em) đã di cư đến các khu vực đô thị.

Trong khi đó, bài viết tháng 1.2023 của Sixth Tone chỉ ra, ở Trung Quốc năm 2020, có hơn 130 triệu trẻ em có cha mẹ di cư. Điều đó có nghĩa là các quyết định về việc di cư của gia đình ảnh hưởng đến 40% trẻ em Trung Quốc. Tin tốt là tỉ lệ các gia đình di cư có trẻ em "bị bỏ lại phía sau" ở Trung Quốc đã giảm dần trong thập kỉ qua, từ khoảng 70% năm 2010 xuống còn 50% vào năm 2020.

Nỗi lòng của những đứa trẻ "bị bỏ lại"

Hoàn cảnh của những đứa trẻ “bị bỏ lại phía sau" không phải là một chủ đề mới. Con cái của họ đi đâu, và liệu chúng có lớn lên cùng cha mẹ hay không, là một vấn đề nóng bỏng trong nhiều thập kỉ. Theo UNICEF, hiện chưa xác định được chi phí kinh tế, xã hội với số lượng trẻ em bị tách khỏi cha mẹ di cư. Để hiểu rõ hơn về các vấn đề mà trẻ em “bị bỏ lại phía sau” và cộng đồng của các em phải đối mặt, cần có thêm dữ liệu về sức khỏe, trạng thái cảm xúc và tình trạng thể chất của các em.

“Mẹ ơi, tất cả những gì con cần là mẹ vì con nhớ mẹ rất nhiều. Con nhớ nụ hôn của mẹ mỗi tối trước khi đi ngủ. Con không thể diễn tả cảm xúc của mình với mẹ qua điện thoại. Con luôn mong một ngày nào đó chúng ta sẽ là một gia đình hạnh phúc và con muốn ôm hôn mẹ. Con nhớ mẹ và con yêu mẹ" - Sarah, 16 tuổi, con của một người di cư ở Philippines, chia sẻ thông qua UNICEF.

Khi không thể thường xuyên giao tiếp với cha mẹ, trẻ bị “bỏ lại phía sau” có nhiều khả năng gặp căng thẳng tâm lí và cảm xúc hoặc cảm giác cô đơn, và có thể cảm thấy bị bỏ rơi. Một em bé ở Trung Quốc có bố mẹ di cư từng có bài thơ đại ý là: “Bây giờ em có thể nộp học phí đúng hạn/ Em có thêm đồ chơi và tiền tiêu vặt/ Bố mẹ gọi về thường xuyên/Nhưng tại sao chẳng lúc nào em vui vẻ cả?". Tương tự, cậu bé vị thành niên ở Bangladesh có cha là người di cư cho biết: “Khi cháu thấy bạn bè cùng cha đi cầu nguyện Eid và sau đó ôm nhau là lúc cháu nhớ cha mình nhất".

Nhiều trẻ cũng gặp những khó khăn trong học tập, tâm lí và tình cảm. “Cháu gặp khó khăn ở trường. Cháu đã từng học giỏi nhưng từ khi mẹ đi làm, không có ai giúp cháu kiểm tra bài tập. Điểm số của cháu bắt đầu giảm và cháu không còn hứng thú với việc học nữa" - nam thanh niên 17 tuổi ở vùng nông thôn Moldova từng chia sẻ. Con của một gia đình có cha mẹ di cư ở Bangladesh, người bị lạm dụng về thể chất và tinh thần, cho hay: "Cháu ước cha mình ở đây, ông ấy sẽ lắng nghe và bảo vệ cháu khỏi điều này".

Ở Trung Quốc, nhiều trẻ em bị bỏ lại với những người thân trong gia đình nhưng cũng có những trẻ vì hoàn cảnh buộc phải sống một mình. Năm 2013, một loạt vụ lạm dụng tình dục liên quan đến trẻ em "bị bỏ lại phía sau" đã gây chấn động nước này. Vào tháng 6.2015, 4 anh chị em "bị bỏ lại phía sau" đã chết vì ngộ độc thuốc trừ sâu nghi do tự sát. Tất cả các em đều dưới 14 tuổi và cha mẹ các em đã rời làng đi tìm việc làm.

Những bài học kinh nghiệm 

Cũng theo UNICEF, cụm từ “trẻ em bị bỏ lại phía sau” phải được sử dụng một cách thận trọng, tránh kì thị trẻ em có người chăm sóc đã di cư, phác hoạ sai về những người chăm sóc khi “ra đi” để chu cấp cho con cái, hoặc tạo ấn tượng rằng, những đứa trẻ này nhất thiết phải chịu những tác động tiêu cực về cảm xúc hoặc tâm lí. Đối với hầu hết các bậc cha mẹ, ra đi để chu cấp cho gia đình là một lựa chọn khó khăn nhưng hợp lí.

Hàng triệu trẻ em bị “bỏ lại phía sau” bởi cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ di cư để tìm việc làm, tiếp tục học tập hoặc tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn. Điều này có tác động tới sự phát triển, tình trạng kinh tế, cơ hội và hạnh phúc của trẻ từ bất lợi tới có lợi và phần lớn có thể chịu ảnh hưởng từ những quyết sách đúng đắn. Mối liên hệ giữa phúc lợi trẻ em, chính sách lao động và di cư cần được thiết lập rõ ràng để đảm bảo trẻ em “bị bỏ lại phía sau” có thể phát huy hết tiềm năng của mình.

Ở Trung Quốc, hàng triệu lao động nhập cư đã chuyển từ nông thôn đến các thành phố trong những thập kỉ gần đây. Ngân hàng Thế giới dự đoán, đến năm 2030, có tới 70% người Trung Quốc sẽ sống ở các thành phố. Kể từ năm 2015, chính phủ Trung Quốc công bố loạt chính sách nhằm thúc đẩy đô thị hóa và hợp pháp hóa tình trạng của người di cư. Điều này đã dẫn đến sự gia tăng liên tục số lượng trẻ em có thể đi cùng cha mẹ di cư và giảm tương ứng số trẻ em "bị bỏ lại phía sau" ở khu vực nông thôn. Theo hướng dẫn mới, chính quyền nông thôn sẽ được yêu cầu giám sát phúc lợi của trẻ em sống một mình. Cha mẹ sẽ được khuyến khích đưa con của họ đi cùng khi có thể.

Với sự hỗ trợ của Liên minh châu Âu, UNICEF, chính phủ Kyrgyzstan đã phát triển một mô hình 3 bước để giải quyết và tăng cường các giải pháp thay thế chăm sóc trẻ em bị cha mẹ di cư "bỏ lại" để giải quyết những lỗ hổng trong việc sắp xếp quyền giám hộ ở Kyrgyzstan. Thông thường, cha mẹ để lại tờ khai giám hộ để chỉ định người đại diện hợp pháp tạm thời cho con của họ (bước 1). Trường hợp xác định trẻ em không có sự chăm sóc, giám hộ phù hợp của cha mẹ thì sẽ cử người giám hộ (bước 2). Trẻ em không được chăm sóc sẽ được chỉ định chăm sóc thông qua hệ thống tòa án (bước 3).

Trong khi đó, Cơ quan quản lí việc làm ở nước ngoài của Philippines (POEA) cung cấp đào tạo trước khi khởi hành cho người di cư và Cơ quan quản lí phúc lợi của người lao động ở nước ngoài (OWWA), đào tạo và giáo dục con cái của người lao động di cư. Tổ chức phi chính phủ Atikha đảm nhiệm các hoạt động cho trẻ em và các gia đình "bị bỏ lại phía sau" tự chủ hơn thông qua đào tạo các cơ hội kinh tế. Mục tiêu của chương trình là nâng cao năng lực, hiểu biết của giới trẻ về các quyền và trách nhiệm của họ với tư cách là công dân. Atikha đã tạo ra một chương trình giảng dạy ở trường tập trung vào việc giúp các cá nhân nhạy cảm với các vấn đề di cư, bao gồm cả sự hi sinh của cha mẹ di cư, tầm quan trọng của tiết kiệm và giáo dục, cũng như giá trị của việc duy trì liên lạc gia đình.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Vĩnh Phúc dành trên 10 tỉ đồng chăm sóc trẻ em mồ côi

Minh Hạnh |

Cùng với đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội,những năm qua tỉnh Vĩnh Phúc luôn quan tâm, chăm sóc và giáo dục trẻ em, trong đó đó đặc biệt quan tâm đến trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em mồ côi.

Trao gửi yêu thương tới trẻ em khó khăn vùng cao qua những cuốn sách

Hương Lê |

Dự án “Tủ sách Bồ câu trắng” được nhóm từ thiện Fly To Sky thực hiện với mong muốn thúc đẩy văn hóa đọc, nâng cao dân trí, đưa trẻ em được tiếp cận với sách, báo từ sớm.

Phòng tránh trẻ em bị xâm hại từ mối quan hệ trên mạng xã hội

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Bên cạnh những lợi ích mà Internet mang lại thì vẫn có không ít nguy hiểm đối với trẻ em. Một trong trong mối nguy hiểm đó là tội phạm lợi dụng không gian mạng để tấn công, gạ gẫm xâm hại tình dục.

Hành trình giành huy chương vàng SEA Games 32 của tuyển nữ Việt Nam

Thanh Vũ - Nguyễn Đăng |

Dù rơi vào bảng đấu mạnh và gặp không ít khó khăn nhưng đội tuyển nữ Việt Nam vẫn bảo vệ thành công tấm huy chương vàng SEA Games 32.

Đối mặt nguy cơ vỡ nợ, Mỹ hết tiền cho Ukraina

Song Minh |

Mỹ hết tiền cho Ukraina trong bối cảnh Washington đối mặt vỡ nợ, gánh khoản nợ hơn 31 nghìn tỉ USD.

Trở về từ bệnh viện, tuyển thủ nữ Việt Nam tập tễnh nhận huy chương

Thanh Vũ |

Sau khi đi chụp X-quang tại bệnh viện, trung vệ Trần Thị Thúy Nga đã kịp trở lại sân Olympic để nhận huy chương vàng SEA Games 32 cùng đội tuyển nữ Việt Nam.

Nhận định U22 Việt Nam vs U22 Myanmar tại trận tranh hạng 3 SEA Games 32

TAM NGUYÊN |

Kể cả khi U22 Việt Nam không giành huy chương đồng SEA Games 32, điều được quan tâm nhất là cách họ đứng dậy.

Gặp "nữ thần" vừa giành HCV môn Kun Khmer ở SEA Games 32

Trần Lâm |

Phú Thọ - Triệu Thị Phương Thủy - nữ vận động viên giành Huy chương vàng (HCV) môn Kun Khmer tại SEA Games 32 trở về quê hương xã Thượng Long, huyện Yên Lập với sự hân hoan, chào đón của bà con xóm làng.

Vĩnh Phúc dành trên 10 tỉ đồng chăm sóc trẻ em mồ côi

Minh Hạnh |

Cùng với đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội,những năm qua tỉnh Vĩnh Phúc luôn quan tâm, chăm sóc và giáo dục trẻ em, trong đó đó đặc biệt quan tâm đến trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em mồ côi.

Trao gửi yêu thương tới trẻ em khó khăn vùng cao qua những cuốn sách

Hương Lê |

Dự án “Tủ sách Bồ câu trắng” được nhóm từ thiện Fly To Sky thực hiện với mong muốn thúc đẩy văn hóa đọc, nâng cao dân trí, đưa trẻ em được tiếp cận với sách, báo từ sớm.

Phòng tránh trẻ em bị xâm hại từ mối quan hệ trên mạng xã hội

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Bên cạnh những lợi ích mà Internet mang lại thì vẫn có không ít nguy hiểm đối với trẻ em. Một trong trong mối nguy hiểm đó là tội phạm lợi dụng không gian mạng để tấn công, gạ gẫm xâm hại tình dục.