Những đôi tay xanh màu chàm ở Bum Kẹn

nguyễn Tùng |

Những người phụ nữ Nùng ở bản Bum Kẹn (xã Hùng Lợi, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang) có đôi bàn tay thật đặc biệt bởi được nhuộm lên màu xanh của nhựa chàm. Người con gái Nùng ai có đôi bàn tay xanh màu chàm thì tự hào lắm vì đó là minh chứng cho sự khéo léo, đảm đang.

Con gái Nùng phải biết nhuộm chàm

"Lớn lên anh theo cha đi cày, theo anh vào rừng săn bắt. Lớn lên em theo mẹ tập thêu, theo chị nhuộm chàm in hoa trên váy mới...".

Câu hát dân gian ở Bum Kẹn vẫn được truyền qua bao thế hệ như chứa đựng bao lời nhắn gửi đến các thiếu nữ Nùng không được quên cái gốc của mình. Ở độ tuổi 15, cô gái Nùng đã được học cách ủ chàm, dựng thùng chàm, nhuộm vải và đó cũng là thước đo của sự trưởng thành.

Nhưng để nhuộm được một tấm vải đẹp thì lại phải có bí quyết rất tâm linh mà chỉ những người phụ nữ lớn tuổi mới truyền lại cho con cháu. Đó là người Nùng sẽ xem ngày đẹp trước khi tiến hành công việc ủ chàm, dựng thùng chàm.

Bà Tráng Già Mìn, người đã một đời nhuộm chàm cho biết, việc này phải làm rất cẩn thận, chọn ngày đẹp, tránh ngày "trời phạt" (ngày giỗ ông bà, bố mẹ). Cây chàm vốn đã được trồng quanh nhà nhưng cũng phải lựa hôm nắng tạnh mới hái về.

Lá chàm sau khi hái về sẽ được làm sạch, cho vào thùng ngâm với nước suối. Sau đó sẽ là công đoạn khuấy cho lá chàm hoà tan với nước tạo nên một màu xanh sóng sánh, rồi chờ tinh bột lắng xuống thì lấy ra.

Tinh bột chàm tiếp tục được hoà với vôi bột, tro bếp và rượu, hỗn hợp này chỉ có người Nùng mới nắm được bí quyết bởi nó sẽ quyết định tới màu sắc của vải cũng như độ bền màu nhuộm. Ở công đoạn này sẽ cần tới đôi bàn tay khéo léo của những người phụ nữ Nùng.

Theo bà Mìn, đã thành lệ từ xa xưa truyền lại, một tấm vải chàm sẽ chỉ được làm ra bởi một người và người đó phải thực hiện các công đoạn từ đầu đến cuối. Tuyệt nhiên không được ngó vào thùng chàm của nhau để tránh "vía độc".

Thế rồi như một cách giáo dục con cháu, các cụ già bảo người làm phải luôn giữ cho tâm hồn, thân thể thanh sạch, không làm việc xấu thì tấm vải nhuộm lên đẹp, bền lâu. Ai mặc vào cũng thấy mát mẻ, thoải mái và gặp nhiều may mắn.

Nhuộm chàm cũng lắm kỳ công, kể từ khi bắt đầu hái lá, ủ chàm cho đến khi ra được tấm vải để may lên những bộ trang phục truyền thống phải mất cả tháng trời. Thường thì người Nùng ở Bum Kẹn sẽ dành khoảng thời gian nhất định trong năm để làm việc này.

Những tấm vải được nhuộm từ cây chàm sẽ cho màu sắc rất đặc trưng và  chứa đựng trong đó nhiều nét văn hoá của người Nùng. Ảnh: N.T
Những tấm vải được nhuộm từ cây chàm sẽ cho màu sắc rất đặc trưng và chứa đựng trong đó nhiều nét văn hoá của người Nùng. Ảnh: N.T

Màu sắc từ truyền thuyết

Không ai biết cây chàm được người Nùng trồng từ khi nào, chỉ biết những cụ già ở Bum Kẹn vẫn kể lại cho con cháu nghe câu chuyện về loài cây có thứ nhựa xanh đầy màu sắc của truyền thuyết.

Từ thuở xa xưa con người đã biết trồng bông dệt vải làm trang phục nhưng khi ấy quần ao đơn thuần chỉ một màu trắng. Cũng vì thế mà khi vào rừng hái quả, tìm lá thường bị thú dữ phát hiện và tấn công.

Khi ấy người nhà trời lại có nhiều quần áo rực rỡ sắc màu, người Nùng bảo nhau phải nhờ loài chim bay lên thiên đình tìm giúp bí quyết. Chỉ biết chim mang về một hạt giống, không ai biết đó là loại hạt gì nhưng người ta vẫn đem gieo xuống đất và chăm tưới ngày đêm.

Ngày qua ngày, hạt tách vỏ vươn lên khỏi đất mẹ mà lớn thành cây xanh tốt. Thế rồi bất chợt ngày nọ có người đi ngang qua vô tình làm gãy một cành khiến nhựa cây dính vào quần áo tạo ra thứ màu loang lổ kỳ lạ. Cũng từ đó người Nùng đã nảy ra ý tưởng lấy tinh chất từ cây chàm để nhuộm màu lên vải và coi loài cây này như quà tặng trời ban.

Thèn Thị Hương mới 25 tuổi nhưng đã biết nhuộm vải từ gần chục năm nay và cô gái này thực sự thích thú, thành thạo với công việc tự tay làm ra những tấm vải chàm. Cứ mỗi độ mùa thu về, nhà nhà sẽ rủ nhau dựng thùng ủ chàm để bắt tay vào nhuộm vải.

Bí quyết của Hương là trước khi nhuộm, những tấm vải sẽ được nhúng qua nước suối trong cho ướt đều rồi mới đặt vào thùng ủ chàm đã được chuẩn bị trước đó. Sau 30 phút khi vải đã ngấm màu thì mới đến công đoàn vò, đập và việc này cũng phải làm thật khéo để vải không bị nhàu, từng thớ vải được giữ nguyên.

Cứ như vậy, tấm vải sẽ nhiều lần được ngâm trong màu chàm, vắt rồi lại phơi liên tục trong 1 tuần. Từ màu trắng ban đầu, những tấm vải lanh, tơ tằm sẽ dần chuyển sang màu xanh hoặc màu nâu đen rất đặc trưng mà hiếm chất nhuộm nào có được.

Thoăn thoắt vò tấm vải đã lên màu trong chiếc thùng ủ chàm, Hương chia sẻ: "Nhuộm vải không khó đâu nhưng đòi hỏi phải tỉ mỉ kỳ công, cái này phải được các bà các mẹ chỉ cho rồi làm nhiều từ hồi 14, 15 đến giờ, lâu dần rồi sẽ làm được. Công đoạn nào cũng phải làm bằng tay, có như vậy vải mới mềm, mịn.

Cũng vì thế mà đôi bàn tay người phụ nữ Nùng có thâm niên nhuộm vải thường mang một màu xanh đặc trưng của chàm. Nhưng không ai thấy xấu đâu, còn thấy tự hào nữa ấy chứ".

Ngày nay không còn nhiều người ở Bum Kẹn gìn giữ cách nhuộm vải truyền thống từ cây chàm. Nhưng đó vẫn là biểu trưng của sự đảm đang, khéo léo của người phụ nữ cùng nét đẹp văn hoá, gắn kết cộng đồng sâu sắc của người Nùng.

Ông Đỗ Ngọc Ước - Phó Chủ tịch UBND xã Hùng Lợi cho biết, người Nùng chủ yếu sinh sống tại thôn Yểng và Bum Kẹn với gần 120 hộ dân. Cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng đồng bào vẫn giữ được những phong tục đẹp, trong đó đặc trưng là trang phục.

"Người Nùng ở đây nhuộm vải không phải bán buôn gì mà chủ yếu để may trang phục truyền thống của dân tộc. Số hộ còn giữ được phương thức nhuộm vải từ cây chàm không nhiều, hi vọng đồng bào sẽ tiếp tục gìn giữ, truyền lại cho con cháu để không bị mai một" - ông Ước cho hay.

nguyễn Tùng
TIN LIÊN QUAN

Những mảnh lưới óng ả ở làng nghề đan lưới hơn 40 năm tuổi của Cần Thơ

Yến Phương - Hồ Thảo |

Khởi đầu từ những người dân miền Trung di cư vào lập nghiệp và gây dựng cuộc sống, trải qua hơn 40 năm, ngôi làng làm nghề đan lưới ở Thơm Rơm khu vực Thốt Nốt, TP.Cần Thơ, ngày nay đã phát triển trở thành một làng nghề đông đúc.

Những đôi tay điêu luyện tại làng nghề hơn 2 thế kỷ ở Cần Thơ

HỒ THẢO - YẾN PHƯƠNG |

Những bàn tay khéo léo của những người thợ ở Làng nghề bánh tráng Thuận Hưng (Thốt Nốt, Cần Thơ) đã tạo thêm nét truyền thống đặc sắc cho làng nghề Nam Bộ, bởi sự có mặt lâu đời tận hơn 2 thế kỷ qua.

Người Nùng tung quả còn, kiếm tình duyên ngày đầu năm trên đất Tây Nguyên

THANH TUẤN |

Kon Tum - Đầu năm mới, làng đồng bào người Nùng (gốc tỉnh Cao Bằng) ở huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum, lại tổ chức lễ hội ném còn, với ước mong một năm thuận lợi, nam nữ tìm được tình duyên mới.

Cô gái Singapore sốc khi nhờ AI lên kế hoạch du lịch Việt Nam

Thúy Ngọc |

Melissa Tan sử dụng Notion AI để lên kế hoạch chuyến du lịch Việt Nam một mình trong 12 ngày, bắt đầu từ Hà Nội. Kết quả khiến cô sững sờ.

TPHCM: Hơn 31.000 xe hết hạn tạm giữ chưa được xử lý

MINH QUÂN |

TPHCM - Thời gian dài, thủ tục nhiều khiến hơn 31.000 phương tiện giao thông vi phạm quá thời hạn bị tạm giữ tại các kho tang vật của Cảnh sát giao thông TP Hồ Chí Minh chưa được xử lý.

Đà Nẵng: Kẻ gian đập phá trụ ATM ngân hàng trộm tiền giữa phố

Mai Hương |

Chiều 23.3, nhân viên Ngân hàng Thương mại CP Đông Á phát hiện trụ ATM trên đường Lê Duẩn (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) bị kẻ gian đập phá.

Hai tấm thẻ đỏ và bài học cho U23 Việt Nam

PHẠM ĐÌNH |

U23 Việt Nam đã nhận bài học sau trận đấu với U23 Iraq ở giải giao hữu quốc tế Doha Cup 2023.

Tài chính thông minh: Tất tần tật về đầu tư vàng để sinh lời tối ưu

Nhóm PV |

Vàng là tài sản tích trữ và đầu tư phổ biến với người dân Việt Nam. Kim loại quý còn công cụ phòng thủ vững chắc trước những biến động kinh tế và bảo toàn giá trị tăng trưởng qua thời gian. Ông Tạ Thanh Tùng - chuyên gia hoạch định tài chính cá nhân tại FIDT - sẽ tiết lộ chi tiết trong số Tài chính thông minh (laodong.vn) hôm nay.

Những mảnh lưới óng ả ở làng nghề đan lưới hơn 40 năm tuổi của Cần Thơ

Yến Phương - Hồ Thảo |

Khởi đầu từ những người dân miền Trung di cư vào lập nghiệp và gây dựng cuộc sống, trải qua hơn 40 năm, ngôi làng làm nghề đan lưới ở Thơm Rơm khu vực Thốt Nốt, TP.Cần Thơ, ngày nay đã phát triển trở thành một làng nghề đông đúc.

Những đôi tay điêu luyện tại làng nghề hơn 2 thế kỷ ở Cần Thơ

HỒ THẢO - YẾN PHƯƠNG |

Những bàn tay khéo léo của những người thợ ở Làng nghề bánh tráng Thuận Hưng (Thốt Nốt, Cần Thơ) đã tạo thêm nét truyền thống đặc sắc cho làng nghề Nam Bộ, bởi sự có mặt lâu đời tận hơn 2 thế kỷ qua.

Người Nùng tung quả còn, kiếm tình duyên ngày đầu năm trên đất Tây Nguyên

THANH TUẤN |

Kon Tum - Đầu năm mới, làng đồng bào người Nùng (gốc tỉnh Cao Bằng) ở huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum, lại tổ chức lễ hội ném còn, với ước mong một năm thuận lợi, nam nữ tìm được tình duyên mới.