Những đêm trắng giành sự sống cho bệnh nhân COVID-19

hà lê |

Đến thời điểm này, dịch COVID-19 tại Việt Nam đã bước vào giai đoạn mới, nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng thấp nhưng vẫn còn tiềm ẩn. Người dân cần thích nghi với trạng thái "bình thường mới", không lơ là các biện pháp phòng bệnh đã được ngành y tế khuyến cáo. Hơn 4 tháng qua, nhân viên y tế tại các cơ sở y tế có bệnh nhân mắc COVID-19 đã không ngừng nỗ lực vượt qua khó khăn cứu sống người bệnh.

Giành lại sự sống cho người bệnh

Trong số những ca mắc COVID-19 tại Việt Nam, có 2 bệnh nhân rất nặng. Đã có lúc những bệnh nhân này rơi vào tình trạng nguy kịch, sự sống mong manh.

Bệnh nhân số 19 (64 tuổi, ở Hà Nội) là một trong những ca bệnh nặng. Các bác sĩ đã đấu trí giành lại sự sống cho bệnh nhân từ tay tử thần. Ngày 7.3, bệnh nhân được xác định nhiễm SARS-CoV-2 và điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 (Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội). Chỉ 9 ngày sau đó, bệnh nhân xuất hiện tổn thương phổi nặng đến 80%, hai lá phổi gần như trắng xóa. Sau đó, bệnh nhân nhanh chóng rơi vào suy hô hấp, khó thở, sốt cao, diễn tiến bệnh vô cùng nghiêm trọng. Tình trạng bệnh nhân ngày càng nặng, các chuyên gia liên tục hội chẩn để đưa ra hướng điều trị tốt nhất cho người bệnh. Đến ngày 18.3, bệnh tình chuyển biến nặng, hô hấp rất khó khăn, tổn thương phổi lớn và được áp dụng kỹ thuật tim phổi nhân tạo ngoài cơ thể (ECMO). Những ngày sau đó, các bác sĩ “bắt tay” vào cuộc chiến đầy khó khăn bằng mọi cách cứu sống người bệnh.

Bác sĩ (BS) Đồng Phú Khiêm - Phó Trưởng khoa Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương - nhớ lại: Nửa đêm 8.4, bệnh nhân 91 rơi vào tình trạng nguy kịch ngừng tuần hoàn rồi cứ thế rơi vào mê man, bất tỉnh dù trước đó ít phút bệnh nhân vẫn đang tỉnh táo, xem tivi. 8 bác sĩ, điều dưỡng phải thay nhau ép tim cho bệnh. Tất cả đều cố gắng dùng 100% sức lực của mình với hy vọng tái lập tuần hoàn cứu người bệnh thoát khỏi cơn nguy kịch. Dù bác sĩ có khoẻ đến mấy đôi bàn tay cũng rã rời khi ép tim 100-120 lần/phút cho người bệnh. Nhiều lúc mọi người tưởng phải đầu hàng khi ép tim liên tục mà bệnh nhân không có dấu hiệu tươi sáng. Nhưng tất cả cùng bảo nhau cố gắng. Gần 45 phút ép tim cho người bệnh, tim bệnh nhân mới đập trở lại, mọi người thở phào quên hết mệt mỏi.

Sau rất nhiều cố gắng của cả bác sĩ và bệnh nhân, bệnh nhân 19 đã được cai ECMO hôm 4.4. Sau đó, bệnh nhân đã có tới 3 lần ngừng tuần hoàn. "Cấp cứu như vậy khủng khiếp lắm. Có lần đi ngang qua phòng hành chính thấy anh em xem lại đoạn video ghi cảnh lúc đó để rút kinh nghiệm, vẫn cảm thấy run rẩy tưởng như phải ép tim cho bà một lần nữa" - BS Đồng Phú Khiêm nói.

"Chúng tôi khó có thể tưởng tượng 3 lần ngừng tuần hoàn mà vẫn quay lại được với cuộc sống, vì bình thường có khi ngưng 2 lần gia đình đã xin về. Lần này bác sĩ nỗ lực, gia đình cũng nỗ lực, đến nay bệnh nhân đã bắt đầu có tri giác trở lại, đã làm theo được những gì bác sĩ và điều dưỡng yêu cầu. Đó là sự hồi phục vượt cả tưởng tượng của chúng tôi" - GS.TS Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch Hội đồng chuyên môn điều trị COVID-19, chia sẻ.

Thêm hơn một tháng ròng tiếp tục điều trị, tới nay, bệnh nhân đã ổn định và rút được ống thở, có thể tập đi lại. Nhóm bác sĩ vẫn chưa hết lo lắng cho bệnh nhân và sẽ tiếp tục cải thiện những vấn đề trong chăm sóc để bệnh nhân mau hồi phục, được xuất viện.

Hiện còn bệnh nhân số 91 là phi công người Anh mắc COVID-19 rất nặng được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.Hồ Chí Minh. Bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 liên tiếp 5 lần và đã ngừng dẫn lưu màng phổi. Hiện tại, bệnh nhân không sốt, mạch và huyết áp ổn định, đang tiếp tục thở máy. Có tới 90% phổi của bệnh nhân đã đông đặc. Ban Chỉ đạo quốc gia cho hay, mức tổn thương phổi đã được xác định nhờ chụp CT phổi, theo đó tổn thương phổi ở mức độ lớn và có chỉ định ghép phổi. Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia đã khởi động chương trình tìm nguồn cho tạng có đủ điều kiện ghép và chuẩn bị đầy đủ điều kiện để ghép...

Hình ảnh về nữ điều dưỡng Vũ Thị Thùy Nhinh đứng sau tấm cửa kính chào tạm biệt đôi vợ chồng người Anh.
Hình ảnh về nữ điều dưỡng Vũ Thị Thùy Nhinh đứng sau tấm cửa kính chào tạm biệt đôi vợ chồng người Anh.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), Phó Trưởng Tiểu ban Điều trị, Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19  - nói rằng: Bộ Y tế đang nghiên cứu, xem xét các văn bản quy định pháp lý, xác định chi phí điều trị, chi phí ghép để tìm kiếm nguồn tài trợ. Tuy nhiên, bệnh nhân 91 có biểu hiện nhiễm trùng nhiều tạng. Do đó, các bác sĩ đang tập trung điều trị nhiễm trùng và hồi sức cho bệnh nhân. Hiện bệnh nhân đã trải qua 2 tháng nằm viện.

Với bệnh nhân 91, bác sĩ, nhân viên y tế chia ca theo dõi bệnh nhân 24/24h, cả hệ thống camera an ninh và chuyên môn theo dõi rất sát sao. Đó là chưa kể có các chuyên gia đầu ngành trong Hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế thường xuyên bàn phương án điều trị các ca bệnh nặng; các chuyên gia về tim mạch, tiêu hóa, tiết niệu, dinh dưỡng luôn túc trực sẵn sàng hỗ trợ.

Mỗi ca bệnh luôn là một thách thức đặt ra cho các y bác sĩ. Nếu không theo dõi kịp thời, sát sao diễn biến của bệnh nhân để xử lý ngay thì “thần chết” có thể lấy đi tính mạng của họ bất cứ lúc nào.

Sự hy sinh

Trong suốt đợt dịch COVID-19, nhiều nhân viên y tế tại các cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19 đã tạm quên gia đình để cứu người bệnh. Những bác sĩ, cán bộ y tế tiếp xúc điều trị cho các bệnh nhân mắc COVID-19 nặng được tính là F1, sẽ phải cách ly tuyệt đối, gần như không tiếp xúc với đồng nghiệp khác, lẫn người ngoài. Nhiều bác sĩ, cán bộ y tế nhiều tháng không về nhà, ở liền trong bệnh viện. Bác sĩ điều trị phải mang đồ bảo hộ, đeo khẩu trang 24/24 giờ mỗi ngày làm việc.

TS.BS Trần Thị Hải Ninh - Trưởng Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương - chia sẻ: Cơ sở vật chất của bệnh viện hiện chưa đáp ứng được mỗi người 1 phòng nên phương án xử lý là những bệnh nhân có cùng yếu tố dịch tễ, biểu hiện bệnh tương tự nhau sẽ nằm cùng phòng. Sau đó, việc chuyển bệnh nhân sẽ tùy thuộc vào tình trạng bệnh tình diễn biến ở các giai đoạn khác nhau. Chúng tôi thay phiên nhau theo dõi, điều trị, chăm sóc cho bệnh nhân. Có bệnh nhân người ngoại quốc cân nặng gấp đôi nhân viên y tế nên trong quá trình điều trị, chăm sóc rất vất vả.

“Tôi đã được dạy về lòng biết ơn "cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy", cũng đã được dạy về sự hy sinh. Từ khi làm trong ngành y, càng thấm thía hơn những điều đó. Thế nhưng, vẫn không khỏi chạnh lòng khi thấy các đồng nghiệp mặc quần áo phòng hộ trong suốt ca làm việc, mồ hôi ướt sũng, kính mờ đi, mặt hằn vết khẩu trang, nước không được uống và thậm chí không dám đi vệ sinh trong suốt ca làm việc. Nhiều năm công tác ở bệnh viện, tôi đã quen với điều này. Tuy nhiên, với nhiều đồng nghiệp trẻ, đây thực sự là một thử thách không hề dễ dàng” - TS.BS Trần Thị Hải Ninh ngậm ngùi.

Bức ảnh bệnh nhân Shan Coralie Barker, người Anh, mắc COVID-19, ghi lại về Vũ Thị Thùy Nhinh - điều dưỡng của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương - trực tiếp chăm sóc cho cả 2 vợ chồng bà trong những tháng ngày mắc COVID-19 được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong ngày chia tay thật xúc động. Nữ điều dưỡng Vũ Thị Thuỳ Nhinh mặc bộ đồ bảo hộ kín mít đứng phía trong buồng bệnh để tiễn vợ chồng bà Shan. Nữ điều dưỡng đứng trong góc khuất, tranh thủ giây phút hiếm hoi nhìn qua cửa kính vẫy tay chào tạm biệt đôi vợ chồng bệnh nhân mà chị đã chăm sóc trong thời gian qua.

Bệnh nhân số 91 được các bác sĩ, nhân viên y tế Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương chăm sóc suốt thời gian qua đã bình phục tốt. Ảnh: Đặng Thanh
Bệnh nhân số 91 được các bác sĩ, nhân viên y tế Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương chăm sóc suốt thời gian qua đã bình phục tốt. Ảnh: Đặng Thanh

Bà Shan đã nhìn thấy và lặng lẽ ghi lại khoảnh khắc ấy. "Đến giờ, mỗi khi nhìn vào tấm ảnh này, tôi lại bật khóc... Các y bác sĩ Việt Nam thật tuyệt vời, họ đã cứu sống vợ chồng tôi..." - bà Shan nghẹn ngào nói.

Giờ đây, khi đã khỏi bệnh và về nước an toàn, vợ chồng bà Shan vẫn giữ mối liên lạc với các điều dưỡng, bác sĩ tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Bà thường nhắn tin và gửi hình ảnh cho họ xem về cuộc sống khỏe mạnh của hai vợ chồng bà. Điều bà luôn nhắc đi nhắc lại trong mỗi lần trò chuyện đó là sự biết ơn sâu sắc đến những thầy thuốc áo trắng thân thiện, tốt bụng ở đất nước Việt Nam đã hồi sinh sự sống cho cả 2 ông bà.

hà lê
TIN LIÊN QUAN

82% bệnh nhân mắc COVID-19 đã công bố khỏi bệnh

Lệ Hà |

Chiều 23.5, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, cho biết, tổng số bệnh nhân mắc COVID-19 ở Việt Nam hiện nay là 324 người, trong đó 267 ca đã công bố khỏi bệnh.

Bịt lỗ hổng dẫn đến việc bán hàng rong cho bệnh nhân COVID-19

NHẬT HỒ |

Các ngành chức năng tỉnh Bạc Liêu đã bịt lỗ hổng vào khu cách ly tại Bệnh viện Đa khoa Bạc Liêu, nơi xảy ra vụ việc người bên ngoài vào bán hàng rong cho bệnh nhân COVID-19 đang điều trị.

15,8 triệu người bị ảnh hưởng dịch COVID-19 được hỗ trợ

L.HOA |

Người nhà của lãnh đạo xã bỗng nhiên vào danh sách hộ nghèo, có địa phương vận động người dân kí vào đơn không nhận hỗ trợ, nơi thì chi thiếu đối tượng… là những vi phạm không đáng có trong quá trình chi trả hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng dịch COVID-19.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

82% bệnh nhân mắc COVID-19 đã công bố khỏi bệnh

Lệ Hà |

Chiều 23.5, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, cho biết, tổng số bệnh nhân mắc COVID-19 ở Việt Nam hiện nay là 324 người, trong đó 267 ca đã công bố khỏi bệnh.

Bịt lỗ hổng dẫn đến việc bán hàng rong cho bệnh nhân COVID-19

NHẬT HỒ |

Các ngành chức năng tỉnh Bạc Liêu đã bịt lỗ hổng vào khu cách ly tại Bệnh viện Đa khoa Bạc Liêu, nơi xảy ra vụ việc người bên ngoài vào bán hàng rong cho bệnh nhân COVID-19 đang điều trị.

15,8 triệu người bị ảnh hưởng dịch COVID-19 được hỗ trợ

L.HOA |

Người nhà của lãnh đạo xã bỗng nhiên vào danh sách hộ nghèo, có địa phương vận động người dân kí vào đơn không nhận hỗ trợ, nơi thì chi thiếu đối tượng… là những vi phạm không đáng có trong quá trình chi trả hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng dịch COVID-19.