Những công trình quân sự độc đáo tại Kinh thành Huế vừa phát lộ nhờ di dân

Hoàng Văn Minh |

Ngoài hai cổng vòm vừa đang gây tranh cãi về chức năng, cuộc di dân lịch sử ở Huế còn phát lộ nhiều công trình quân sự rất độc đáo của hệ thống Kinh thành Huế.

Như tin đã đưa, dự án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 hệ thống di tích Kinh thành Huế chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn 1, từ năm 2019-2021 di dời hơn 2.900 hộ dân thuộc khu vực Thượng Thành, các Eo Bầu, Hộ Thành Hào và tuyến Phòng Lộ. Giai đoạn 2, từ năm 2022- 2025 sẽ di dời gần 1.300 hộ dân thuộc khu vực hồ Tịnh Tâm, hồ Học Hải, di tích Đàn Xã Tắc. Tỉnh Thừa Thiên Huế đã cơ bản hoàn thành đợt một di dân (thuộc giai đoạn 1) đối với dân cư sống ở khu vực Thượng Thành với quy mô 576 hộ. Những nhà dân xây chui đã được đập bỏ, lộ ra nhiều công trình quân sự hoành tráng và quy mô trên tường thành.

Qua cuộc di dân lịch sử giai đoạn đầu vừa qua (đưa hơn 500 hộ dân đến khu vực tái định cư mới ở phường Hương Sơ, Huế), trên Kinh thành Huế đã lộ diện rất nhiều công trình phòng thủ quân sự của triều Nguyễn như hỏa dược khố tại Tây Thành Đài (phía giao đường Tôn Thất Thiệp và Lương Ngọc Quyến). Ngôi hỏa dược khố này cực kỳ đẹp và gần như nguyên vẹn được xây bởi lớp gạch vồ gần 80cm, 2 cửa vòm ra vào cao gần 1m, rộng 60cm. Bên cạnh đó là tấm bia đá khắc chữ Hán “Tây Thành Đài” cũng lộ ra. Các hỏa dược khố ở pháo đài Tây Dực, pháo đài Nam Xương cũng lộ diện. Bên cạnh đó là hỏa dược khố cạnh Quan Tượng Đài (đài quan sát thiên văn xưa triều Nguyễn) cùng nhiều pháo nhãn ở nhiều đoạn tường thành xuất hiện rõ. Lớp tường thành 3 tầng bậc xưa là nhà dân chèn lấn nay cũng hiện nguyên hình làm gợi nhớ về một quá khứ hào hùng về nền phòng thủ quân sự của triều Nguyễn. Theo ghi chép trong “Đại Nam Nhất Thống Chí”, khi xây dựng kinh thành, triều Nguyễn đã xây dựng ở 4 hướng đông, tây, nam, bắc phía trên Thượng Thành 24 pháo đài. Mỗi pháo đài đều có dược khố (hay còn gọi là hỏa khố, hay hỏa dược khố) xây bằng gạch vồ trong chứa đạn dược, diêm tiêu. Ngoài ra, có nhiều pháo nhãn là nơi đặt súng đại bác để phòng thủ, hay là nơi lính hỏa mai trấn thủ.

Những công trình phòng thủ trên Thượng Thành của Kinh thành Huế vừa phát lộ sau khi di dân. Ảnh: Đại Dương
Những công trình phòng thủ trên Thượng Thành của Kinh thành Huế vừa phát lộ sau khi di dân. Ảnh: Đại Dương
Những công trình phòng thủ trên Thượng Thành của Kinh thành Huế vừa phát lộ sau khi di dân. Ảnh: Đại Dương
Những công trình phòng thủ trên Thượng Thành của Kinh thành Huế vừa phát lộ sau khi di dân. Ảnh: Đại Dương

Theo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Kinh thành Huế được xây dựng dưới thời vua Gia Long và Minh Mạng, bắt đầu vào mùa hè năm 1805 và kết thúc vào năm 1832. Trong đợt thi công đầu tiên vào mùa hè năm 1805, triều Nguyễn đã huy động khoảng 30.000 dân và lính ở các tỉnh miền Trung về Huế để ngăn sông, đào hào và đắp thành sơ khởi bằng đất. Công việc tiếp diễn trong nhiều năm. Đến năm 1818, số lính và dân công lên đến 80.000 người. Họ bắt đầu xây gạch ốp vào mặt tiền (phía nam) và mặt hữu (phía tây) của kinh thành. Còn mặt tả (phía đông) và mặt hậu (phía bắc) thì được xây gạch ốp năm 1822. Sau đó, vua Minh Mạng tiếp tục cho xây thêm tường bắn ở đỉnh mặt ngoài của vòng thành vào các năm 1831, 1832.

Chu vi của vòng thành Kinh thành Huế xây bó bằng gạch là hơn 10km. Bề dày trung bình của thân thành là 21,5m, bao gồm bề dày của phần mô thành đắp bằng đất ở giữa là 18,5m và lớp gạch xây bó ở mặt ngoài là 2m và lớp gạch xây bó ở mặt trong là 1m. Trên thành (thường được gọi là Thượng Thành) không phải là một mặt phẳng, mà được đắp giật cấp, tạo thành 3 dải đất thấp dần kể từ ngoài vào phía Thành Nội. Bao quanh Kinh thành Huế có 10 cửa thành, trên các mặt thành cao 6m đều có xây các pháo đài, giác bảo, pháo nhãn, tường bắn, vọng lâu... để canh gác, phòng thủ. Ở chính giữa mặt kinh thành phía trước có Kỳ đài cao lớn, uy nghi.

Kinh thành Huế được xây dựng trên cơ sở kết hợp các nguyên tắc kiến trúc của phương Đông với kỹ thuật bố phòng quân sự theo kiểu thành lũy của Vauban (Pháp) và vận dụng một cách khéo léo, thích ứng vào điều kiện địa hình tại chỗ nên nó đã trở thành một tác phẩm kiến trúc nghệ thuật quân sự độc đáo, một kỳ quan văn hóa của dân tộc. Mặc dù đã chịu đựng sự tàn phá của thời gian gần 2 thế kỷ và nhất là bom đạn trong chiến tranh, Kinh thành Huế vẫn tồn tại hầu như đầy đủ diện mạo của nó. Mang giá trị cao về nhiều phương diện, toà thành cổ này đã được Nhà nước công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hoá Quốc gia vào ngày 12.5.1998 và được UNESCO xem là một trong những công trình kiến trúc nghệ thuật quan trọng nhất thuộc Quần thể Di tích Huế, Di sản Thế giới.

Hoàng Văn Minh
TIN LIÊN QUAN

Hai chiếc cổng vòm vừa phát lộ ở Kinh thành Huế là cửa đặt pháo?

Hoàng Văn Minh |

Liên quan đến những tranh cãi quanh việc phát lộ 2 cổng vòm (cổng tò vò) ở Đông Thành Thủy quan thuộc Kinh thành Huế khi giải tỏa dân khỏi khu vực thượng thành, mới đây, Phòng Nghiên cứu khoa học - Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã công bố một số thông tin, tư liệu về vai trò, chức năng cụ thể liên quan đến hai cổng vòm này.

2 cổng thành vừa được phát lộ ở Kinh thành Huế: Sẽ được tôn tạo, bảo vệ

PHÚC ĐẠT |

Những ngày qua xuất hiện thông tin về việc 2 cổng thành tại Quần thể Di tích Cố đô Huế được phát lộ khi giải tỏa dân khỏi khu vực Thượng Thành (phường Thuận Lộc, TP.Huế). Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã lên tiếng về vụ việc trên.

Hải Phòng: Hai bãi cọc mới phát lộ được cho là cọc gỗ chiến trận

Đặng Luân |

Sau một thời gian tiến hành khai quật khẩn cấp bãi cọc khu vực Đầm Thượng (xã Lại Xuân, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng), các nhà khảo cổ phát hiện, khai quật khoảng 30 cọc, được cho là cọc gỗ chiến trận.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Hai chiếc cổng vòm vừa phát lộ ở Kinh thành Huế là cửa đặt pháo?

Hoàng Văn Minh |

Liên quan đến những tranh cãi quanh việc phát lộ 2 cổng vòm (cổng tò vò) ở Đông Thành Thủy quan thuộc Kinh thành Huế khi giải tỏa dân khỏi khu vực thượng thành, mới đây, Phòng Nghiên cứu khoa học - Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã công bố một số thông tin, tư liệu về vai trò, chức năng cụ thể liên quan đến hai cổng vòm này.

2 cổng thành vừa được phát lộ ở Kinh thành Huế: Sẽ được tôn tạo, bảo vệ

PHÚC ĐẠT |

Những ngày qua xuất hiện thông tin về việc 2 cổng thành tại Quần thể Di tích Cố đô Huế được phát lộ khi giải tỏa dân khỏi khu vực Thượng Thành (phường Thuận Lộc, TP.Huế). Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã lên tiếng về vụ việc trên.

Hải Phòng: Hai bãi cọc mới phát lộ được cho là cọc gỗ chiến trận

Đặng Luân |

Sau một thời gian tiến hành khai quật khẩn cấp bãi cọc khu vực Đầm Thượng (xã Lại Xuân, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng), các nhà khảo cổ phát hiện, khai quật khoảng 30 cọc, được cho là cọc gỗ chiến trận.