Những chú chó của Đinh Công Đạt

thủy nguyên |

Từ hơn 10 năm trước, nhà điêu khắc Đinh Công Đạt đã nghĩ đến việc tạo hình những chú chó “giống như là gấp giấy mà thành” (hay nói như họa sỹ Lê Thiết Cương là những “khối đa diện”). Đón Tết Mậu Tuất 2018, thêm lần nữa, anh lại hứng khởi với lựa chọn mình từng tâm đắc, bằng những sáng tạo mới.

Tự bạch của Đinh Công Đạt:

Trong tâm thức của người Việt thì con chó vĩnh viễn là con chó. Nó có gì đó gần gũi, có gì đó thân thiết đến mức buông tuồng, đôi khi thành khi dễ một con vật, một giống loài. Tuy nhiên, theo tôi chắc chỉ có dân tộc mình mới thản nhiên “thánh hoá” con chó một cách vừa tài tình vừa hài hước và đôi phần “tháu cáy” đến mức đó.

Cách đây cỡ 20 năm, tôi theo chân một anh bạn thân vào mấy cửa hàng chuyên buôn bán đồ cổ. Anh ấy vì điều kiện dư giả đã chọn một số đồ đẹp đẽ cho bản thân. Lúc chuẩn bị về, anh chăm chú nhìn một cái gì đó trong xó nhà đến mức tay chủ cuống quýt lôi từ hướng nhìn đó ra nào tráp nào khay nhưng vẫn không phải. Té ra anh bạn tôi bị một con chó đá bé xíu hút hồn, con chó đó không cao bằng gang tay một đứa trẻ lên 5. Tôi dám chắc đó là con chó đá bé nhất các cụ ngày xưa từng làm. Một con chó bé nhưng chỉn chu đĩnh đạc, thậm trí nó còn có lỗ để cẩn ngũ kim làm bùa nơi ngực. Một con chó đã bị mưa gió, thời gian làm cho mềm đi, nhuyễn và có một vẻ không thể xem thường, không thể coi đó chỉ là một đồ vật.

Con chó đã đĩnh đạc đi vào đời sống tâm linh của người Việt một cách đàng hoàng, nó tồn tại cùng với thời gian của tất cả những gì vốn được nâng niu trân trọng và thành kính. Cách đây ít lâu, có một nhà mỹ thuật học bàn về con Nghê. Như nhà nghiên cứu đó nói thì con Nghê là linh vật ngoài rìa, tôi lại nghĩ về con nghê theo hướng khác. Hình như các cụ nhà mình đã “len lén” đưa con chó vốn chỉ đứng cửa nhà vào đình, đôi khi vào cả chùa. Và các cụ cũng ý thức được việc con chó thì cũng chỉ loanh quanh nơi cổng hoặc Tam Quan hoặc giả có sang hơn thì đứng ở mỏm lan can cầu thang hoặc cầu đá nào đó chứ tịnh không có tranh chấp với Tứ Linh vốn đã mặc định trong tín ngưỡng Á Đông. 

 
 

Bây giờ đời sống của người mình cũng đã dư giả hơn, sung túc hơn. Một số gia đình theo lối cũ có mua hoặc đặt thợ giỏi làm những con chó đá rồi đặt hai bên cổng rộng. Hiềm nỗi, gia chủ thông thường muốn làm con chó to như con sư tử ở Tây phương cho nó hoành tráng. Rồi văn hoá du nhập từ ngoại quốc về đến tận ngõ tận xóm thông qua mấy con chó gốm hoặc chó nhựa to và đẹp như thật.

Quả thực, người Tây phương họ yêu và quý chó lắm. Nghệ sĩ Tây phương không biết là do được đặt hàng hay vì yêu quý loài chó đến thế mà vẽ, nặn rồi đúc khuôn đúc đồng đúc gốm những con chó thật tinh kì đẹp đẽ. Những con chó được vẽ tạc, lớp thì nũng nịu, lớp thì hoành tráng đuổi gấu đuổi nai, lớp thì nghiêm nghị chung thuỷ... Nghệ sĩ Tây phương từ cổ chí kim đã mĩ miều tô, vẽ, đúc, nặn hình dáng các loại các giống các trạng thái của chó nhiều và kĩ đến mức lứa nghệ sĩ chúng tôi khi nghĩ đến việc làm một con chó khó mà thoát khỏi sự áp đặt hình thức kể trên.

Chính vì thế mới thực sự nể phục các cụ nhà mình. Thì bởi chó đá của chúng ta không khéo léo tinh kỳ, đôi khi có con chó dài đến mức phi lí, có con thù lù như cái thúng, nhưng cho dù hình dáng không mô tả như thật nhưng con chó đá đã thoát khỏi cách nhìn ban ơn của con người khi nghĩ về chó. Cứ nói về chó thì nhất nhất đồng thời ai cũng ngây ngất ca ngợi sự thông mình chung thuỷ chứ chẳng mấy ai thản nhiên coi nó như một thành viên hữu cơ không cao hơn nhưng cũng chẳng thấp kém hơn trong đời sống, hoặc cao hơn là sự sống như các cụ.

Cỡ hơn mười năm trước, tôi cũng như hầu hết các nghệ sỹ bon chen mưu sinh nên rũa cưa mài đục rồi mua gỗ về đẽo chó, đặng bán cho khách du lịch thập phương. Không hiểu sao, tôi lại không làm một con chó đứng sừng sững oai phong, hoặc nhanh nhẹn đuổi bắt chuột bắt chồn như tôi từng thấy đám trai làng lùa chó ra đồng bắt chuột sau mùa gặt. Tôi làm con chó giống như một phần đồ chơi của đám trẻ con. Tất nhiên làm đồ chơi cho trẻ con nhà nghèo thì nên biến nó thành một món đồ hữu dụng trong sinh hoạt, ví thử như cái ghế có cái đầu và cái đuôi như con chó có thể lúc lắc được. Lũ trẻ con hẳn nhiên khoái chí mấy món đồ đó lắm. Chúng nó chẳng bao giờ phải hỏi rằng đây là con gì bởi cái vẻ buông tuồng có phần ẩu tả trong tạo hình đâu đó gần gũi với đám chó đá thì phải. Kể cả khi đã tô vẽ hình tròn hình vuông lên cái ghế con chó đó, nó vẫn rất chi là chó! Rồi cũng đến lúc có chút danh mọn và khách bắt đầu vì thế hỏi thăm đặt làm này làm nọ và đương nhiên có khách đặt làm con chó theo ý của họ. Thế là hì hụi đất sét thạch cao ra mấy con chó giống như là gấp giấy mà thành. Rồi tô tô vẽ vẽ, rồi mầu mầu mè mè chẳng kém cạnh các bạn Tây Phương chút nào. Dù đám mầu vốn kiệm của sơn ta không thể lộng lẫy bóng bẩy được như các bạn nghệ sỹ nước ngoài nhưng bù lại, nó đậm, nó thân thiết và nó làm tôi mủi lòng vì quen thuộc quá. Vậy đấy, con chó của cổ nhân và con chó đối với chúng ta nó vẫn chỉ là con chó, vừa buông tuồng vừa thân thiết và cũng đâu đó lấp lánh linh thiêng...

Lời bình của họa sĩ Lê Thiết Cương:

Đinh Công Đạt, một cái tên không xa lạ gì với công chúng quan tâm tới điêu khắc hiện đại. Gần hai chục năm làm điêu khắc, điêu khắc về côn trùng và con vật, từ kiến, bọ ngựa, gà vịt, ếch nhái đến dê ngựa, chó mèo..., anh đã có nhiều triển lãm cá nhân cũng như nhóm tác giả, đã bầy tác phẩm ở nhiều nước, Âu, Mỹ, Nhật.

Vài ba năm vừa rồi, Đạt rẽ ngang sang làm thiết kế sân khấu, thiết kế “cửa sổ” cho các cửa hàng thời trang và làm design nhưng đó chỉ là phần nổi của tảng băng, tinh lực của Đạt vẫn dành cho điêu khắc, vẫn là con vật. Đề tài dẫu gì thì vẫn chỉ là cái cớ, là phương tiện. Đinh Công Đạt muốn tìm một cách biểu đạt khác cho đề tài vốn quen thuộc này, vẫn lợn bò dê gà nhưng lại là lợn bò dê gà khác. Đinh Công Đạt vẫn là Đinh Công Đạt nhưng là một Đạt mới, Đạt muốn tìm ra một diện mạo khác cho điêu khắc của mình, tạm gọi là điêu khắc đa diện.

Tư duy tạo hình điêu khắc kiểu khối đa diện chính là khối được tạo thành từ những mặt phẳng, đường cong là do nhiều đường thẳng nối lại, khối tròn là do nhiều diện phẳng phối kết lại. Những diện phẳng khi là tam giác, khi vuông, khi chữ nhật, khi là hình đa giác, khi to, khi nhỏ, xuôi ngược đan xen, lồng ghép thành nhịp điệu, mạnh nhẹ, căng trùng. Cách tạo khối bằng nhiều diện này gợi đến cách tạo hình rối nước cổ bằng rìu, thô mộc, chắc khỏe. Vẫn truyền thống nhưng là một truyền thống hiện đại.

Các nhịp ấy cũng tạo ra chuyển động, khối tĩnh nhưng hiệu quả thị giác vẫn động, vẫn có “giai điệu”. Cũng còn là bởi mầu, chủ yếu là một mầu, xanh dương, đỏ bầm nhưng thay đổi đậm nhạt; xanh biếc – xanh ngắt – thiên thanh – da trời... và bao giờ cũng nhấn nhá bằng đôi ba diện, thếp vàng. Những diện ấy, khối đa diện ấy sẽ nhận ánh sáng, chính xác là cho – nhận ánh sáng khác nhau, tạo ra một hiệu quả thẩm mỹ đặc biệt đủ cả sáng, tối, trung gian, phản quang tùy theo vị trí của diện ấy. Những diện ấy không chỉ là mầu mà còn là diện/ ánh sáng để tạo thành khối ánh sáng.

Cũng vẫn là con dê ấy, gà ấy, chó ấy... nhưng qua điểm nhìn khối – diện thì tính chất tả kể của điêu khắc hiện thực mất đi để thay vào là điêu khắc gợi mở về một điêu khắc khác, hiện thực khác, hình khối khác.

thủy nguyên
TIN LIÊN QUAN

Một cách nhìn về Netsuke - Điêu khắc gỗ Nhật Bản đương đại

HẢI AN |

Nhân kỷ niệm 45 năm Quan hệ Ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản, ngày 26.1 vừa qua, Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản đã khai mạc triển lãm “Netsuke - Nghệ thuật Điêu khắc gỗ Nhật Bản đương đại” tại Hà Nội, với 65 tác phẩm của 64 nghệ nhân. Đến với triển lãm, người xem được chiêm ngưỡng và“thưởng thức bằng cả xúc giác” những tác phẩm thủ công mang đậm phẩm chất của người tạo ra chúng.

Người tạo “hồn” cho gỗ lũa

Phố Nhơn |

“Vẻ đẹp của gỗ lũa thường ẩn giấu, nên người tạo tác phải có con mắt quan sát tinh tường, liên tưởng phong phú, mới phát hiện ra được. Tôi thường có sáng tạo tác phẩm vào lúc… 1 giờ sáng. Đó là khoảng thời gian yên tĩnh nhất mà mình có thể tìm được mối giao cảm với gỗ lũa”, ông Hồ Văn Trúc (63 tuổi, ở tổ 4, khu phố Kim Châu, phường Bình Định, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định) tâm sự.

Thứ trưởng Vương Duy Biên mở triển lãm công bố hơn 80 tác phẩm hội họa, điêu khắc

Đào Bích |

Triển lãm các tác phẩm nghệ thuật mới của nhà điêu khắc, họa sỹ, NSND Vương Duy Biên sẽ khai mạc vào 16h ngày 19.11, tại thôn Bốt Tép, xã Hiền Ninh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

Hà Nội: Cận Tết, giá pháo hoa Z121 vẫn ở mức cao

HỮU CHÁNH |

Càng cận Tết Nguyên đán 2023, nhiều dân buôn tích trữ pháo hoa Z121 ồ ạt xả hàng với mức giá rẻ hơn so với tháng trước. Còn pháo hoa ở một số đại lý của Nhà máy Z121 vẫn được bán ở mức giá cao so với niêm yết.

Cận Tết, người tiêu dùng "méo mặt" vì phí ship tăng cao

Nhóm PV |

Bận rộn với công việc, bạn Nguyễn Hồng Phúc tranh thủ chút thời gian nghỉ trưa lên mạng đặt ship quà Tết về biếu bố mẹ. Ấy thế nhưng ngay khi vừa nghe bên cửa hàng báo phí ship, Phúc giật mình ngã ngửa bởi phí ship quá cao.

Ông Putin ký luật về cổ đông của các nước "không thân thiện"

Khánh Minh |

Các công ty liên doanh Nga có quyền ra quyết định mà không cần lá phiếu của cổ đông các nước "không thân thiện" - theo sắc lệnh mới của Tổng thống Vladimir Putin.

Sập cửa hàng tiện lợi ở TPHCM, nghi có người mắc kẹt bên trong

Chân Phúc |

TPHCM - Cửa hàng tiện lợi nằm trên đường Vĩnh Hội (quận 4) bất ngờ bị sập, hiện lực lượng chức năng đang tích cực triển khai các biện pháp cứu nạn cứu hộ.

Sau 772 ngày, Messi và Ronaldo sẽ gặp nhau?

Văn An |

Trong chương cuối sự nghiệp, Messi và Ronaldo sẽ có cơ hội gặp nhau… 

Một cách nhìn về Netsuke - Điêu khắc gỗ Nhật Bản đương đại

HẢI AN |

Nhân kỷ niệm 45 năm Quan hệ Ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản, ngày 26.1 vừa qua, Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản đã khai mạc triển lãm “Netsuke - Nghệ thuật Điêu khắc gỗ Nhật Bản đương đại” tại Hà Nội, với 65 tác phẩm của 64 nghệ nhân. Đến với triển lãm, người xem được chiêm ngưỡng và“thưởng thức bằng cả xúc giác” những tác phẩm thủ công mang đậm phẩm chất của người tạo ra chúng.

Người tạo “hồn” cho gỗ lũa

Phố Nhơn |

“Vẻ đẹp của gỗ lũa thường ẩn giấu, nên người tạo tác phải có con mắt quan sát tinh tường, liên tưởng phong phú, mới phát hiện ra được. Tôi thường có sáng tạo tác phẩm vào lúc… 1 giờ sáng. Đó là khoảng thời gian yên tĩnh nhất mà mình có thể tìm được mối giao cảm với gỗ lũa”, ông Hồ Văn Trúc (63 tuổi, ở tổ 4, khu phố Kim Châu, phường Bình Định, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định) tâm sự.

Thứ trưởng Vương Duy Biên mở triển lãm công bố hơn 80 tác phẩm hội họa, điêu khắc

Đào Bích |

Triển lãm các tác phẩm nghệ thuật mới của nhà điêu khắc, họa sỹ, NSND Vương Duy Biên sẽ khai mạc vào 16h ngày 19.11, tại thôn Bốt Tép, xã Hiền Ninh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.