Những chiến sĩ tuyến đầu phòng chống thiên tai ở vùng tâm dịch

Hoàng An |

Trung tâm quận 1 TPHCM hiện là một trong số những quận huyện tâm điểm của dịch bệnh COVID-19, khiến các cơ quan công sở vắng lặng, nhưng lặng lẽ trong sự vắng lặng ấy là công việc của những cán bộ khí tượng thủy văn (KTTV). Họ vẫn đảm bảo guồng quay công việc để mọi thông tin, giá trị quan trắc từng giây, từng phút được truyền đi, hòa vào mạng lưới hệ thống thông tin KTTV quốc gia và chia sẻ số liệu quốc tế.

1. Ông Lê Ngọc Quyền - Giám đốc Đài KTTV khu vực Nam Bộ có gia đình ở Hà Nội nhưng gần 3 tháng nay cũng chưa rời khỏi Đài trở về nhà, cho dù con gái bước vào kỳ thi tốt nghiệp PTTH và thi vào Đại học. Với trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị, ông phải đảm bảo tuyệt đối thông tin quan trắc và dự báo phục vụ cho bản tin dự báo toàn quốc, dự báo cho 18 tỉnh thành phố trong khu vực và dự báo đến cả các địa điểm. Từ các đợt dịch của năm 2020, thực hiện chỉ đạo của Tổng cục Khí tượng Thủy văn, kế hoạch, phương án tác nghiệp trong bối cảnh phòng chống dịch bệnh COVID-19 đã được các đơn vị Đài KTTV tỉnh, trạm khí tượng thủy văn xây dựng nhằm đảm bảo vận hành hệ thống quan trắc đúng từng phút từng giờ theo các ca quan trắc, phục vụ đầu vào số liệu cho các bài toán đồng hóa số liệu để phục vụ chạy các mô hình dự báo, cảnh báo kịp thời mọi diễn biến thiên tai.

Địa bàn Đài KTTV khu vực Nam Bộ bao quát 18 tỉnh với hơn 400 viên chức công tác tại các phòng nghiệp vụ thuộc Đài và ở 321 trạm quan trắc khí tượng, thủy văn, hải văn. 18 Đài KTTV tỉnh, thành phố đều là các khu vực bùng phát dịch COVID, trong đó TP.Hồ Chí Minh là vùng tâm dịch lớn nhất. Trước những diễn biến dịch bệnh vô cùng phức tạp, để đảm bảo hoạt động bình thường giữa tâm dịch, từ hơn 2 tháng nay Đài KTTV khu vực Nam Bộ đã thực hiện nghiêm việc quản lý cán bộ viên chức. Tất cả những trường hợp có nguy cơ tiếp xúc với các ca bệnh từ F1, F2, F3, trường hợp sức khỏe có dấu hiệu triệu chứng đều được bố trí làm việc giãn cách tại nhà.  Cán bộ viên chức của Đài đã thực hiện nghiêm phương án làm việc 3 tại chỗ. Các bộ phận nghiệp vụ chuyên môn làm việc từ 7- 10 ngày thay ca, các bộ phận hành chính, văn phòng trực thường xuyên  ăn nghỉ tại Đài nhằm đảm bảo sự an toàn.

Viên chức Nguyễn Đức Nhân, Trạm Thủy văn Môi trường Hà Nội thực hiện chuyên môn và trực Trạm trong ca quan trắc.
Viên chức Nguyễn Đức Nhân, Trạm Thủy văn Môi trường Hà Nội thực hiện chuyên môn và trực Trạm trong ca quan trắc.

Chị Nguyễn Thị Liên, một dự báo viên có 11 năm làm dự báo viên ở Phòng Dự báo Đài KTTV khu vực Nam Bộ cho biết, trong bối cảnh dịch phức tạp điều kiện bản thân không vướng bận nên đợt dịch này chị đăng ký làm việc liên tục tại Đài. Tuy nhiên chị rất yên tâm vì Lãnh đạo Tổng cục, Công đoàn Tổng cục KTTV đã hỗ trợ Công đoàn Đài kinh phí để thêm tiền ăn theo đầu các phòng chuyên môn và các Trạm suốt gần 3 tháng nay. Số tiền tuy không nhiều, chỉ vài trăm nghìn/1 người, nhưng trong lúc dịch bệnh như thế này là đáng quý bởi vì nếu chị và các đồng nghiệp di chuyển từ đơn vị trở về gia đình hàng ngày chắc chắn sẽ không tránh khỏi nhiễm dịch bệnh.

2. Các tuyến trạm, Đài ở các tỉnh thành trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long cũng là khu vực đang có dịch bùng phát mạnh. Mọi biện pháp phòng dịch đã được áp dụng suốt từ gần 2 năm nay, đặc biệt suốt hơn 3 tháng nay viên chức không di chuyển khỏi địa bàn công tác. Vậy mà từng Trạm quan trắc vẫn đảm bảo ngày đêm mọi hoạt động đo đạc và truyền phát số liệu trong nước và quốc tế thông suốt, đồng thời thực hiện nghiêm khắc các quy định phòng dịch, không để dịch lây truyền trong môi trường làm việc.

Quan trắc viên trẻ Huỳnh Thanh Nghĩa quê xã Long Định, huyện Cần Đước, tỉnh Long An mới được tuyển dụng làm việc chính thức tại Trạm Thủy văn Mỹ Thuận từ tháng 4.2021, đến nay chưa một ngày nào rời khỏi Trạm vừa vì đảm bảo phòng dịch và cũng với nhiệt huyết tuổi trẻ và sự say mê tìm hiểu nghề thủy văn. Chàng thanh niên trẻ, một Quan trắc viên Thủy văn mới vào nghề, cũng đang góp sức lực nhỏ bé cùng các chú, các anh, những đồng nghiệp có thâm niên trong trạm đảm bảo các ca quan trắc, duy trì bền bỉ số liệu quan trắc hàng ngày từ Trạm Thủy văn Mỹ Thuận trên sông Tiền, một trong những vị trí trọng yếu của sông Mê Kông ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Đến thời điểm 16.8, theo thông tin từ phía Đài KTTV khu vực Nam Bộ có 03 F0 là viên chức, lao động của Đài bị nhiễm dịch tại khu vực gia đình sinh sống. Những trường hợp này đều không có tiếp xúc với viên chức đang tác nghiệp tại Đài. Có trường hợp cán bộ mắc bệnh trở nặng, nguy hiểm đến tính mạng, Đài đã vận dụng đủ mọi mối liên hệ để đưa người bệnh đến cơ sở điều trị chuyên sâu, hiện người bệnh đã qua được thời kỳ nguy hiểm.

3. Còn ở Thủ đô Hà Nội, Trạm Thủy văn Môi trường Hà Nội nằm giữa trung tâm dịch bệnh đường Hồng Hà, phường Phúc Tân quận Hoàn Kiếm. Trạm nằm giữa khu dân cư, tuyến đo nằm cách đó gần 3km tại bến Chương Dương Độ, phường Chương Dương. Đợt dịch bệnh này phường Chương Dương cách ly toàn phường vì các ca bệnh F0 cộng đồng. Tiếp đó Phường Phúc Tân cũng là điểm nguy cơ cao về dịch bệnh. Anh Hoàng Ngọc Vệ, Trưởng trạm Thủy văn Môi trường Hà Nội, Đài KTTV khu vực Đồng Bằng Bắc Bộ cho biết: Theo chỉ đạo của Đài khu vực và Tổng cục, Trạm chúng tôi đã xây dựng kịch bản đảm bảo quan trắc trong tình huống có dịch bệnh. Do các tuyến đo đều nằm trong khu vực nguy cơ cao, quận Hoàn Kiếm cũng tạo điều kiện cho đi lại, nhưng để an toàn cho anh em trong mọi tình huống giảm tiếp xúc tập trung, Trạm đã di chuyển tuyến đo dự phòng trước đây sang bên phía quận Long Biên từ 2 tháng nay. Cũng rất may mắn tại thời điểm dịch căng nhất như tháng 8 này, mực nước sông Hồng tại Hà Nội đang ở mức thấp nhất của các tháng 8 trong vòng 10 năm nay, vì vậy các ca quan trắc cũng không quá căng thẳng. Tại trạm chính chúng tôi cắm chốt một viên chức vừa trực ở tại trạm vừa chuyển số liệu. Từ thời điểm dịch căng thẳng, Trạm vẫn đảm bảo đầy đủ các OBS quan trắc theo quy định không bị chậm muộn.

Quan trắc viên Huỳnh Thanh Nghĩa, Trạm Thủy văn Mỹ Thuận trong ca quan trắc trên Sông Tiền.
Quan trắc viên Huỳnh Thanh Nghĩa, Trạm Thủy văn Mỹ Thuận trong ca quan trắc trên Sông Tiền.

Cũng như Trạm Thủy văn Môi trường Hà Nội, Trạm Thủy văn Ba Thá cũng nằm trong khu vực nguy cơ cao khi đầu tháng 8 có 5 ca F0 quanh địa bàn Trạm. Viên chức của Trạm lập tức tự khoanh vùng cách ly, thực hiện 3 tại chỗ tại trạm đảm bảo quan trắc đúng quy định. Tại khu vực Hà Nội, Đài KTTV khu vực Đồng bằng Bắc bộ có hơn 100 viên chức nhưng đến thời điểm này không có trường hợp F0 và F1 nào.

4. Để chủ động phòng bệnh, đảm bảo an toàn cho công tác nghiệp vụ ở tuyến đầu phòng chống thiên tai, Tổng cục KTTV đã gửi văn bản đến 63 tỉnh thành phố đề nghị các tỉnh, thành phố ưu tiên tiêm vaccine phòng bệnh cho những người làm công tác nghiệp vụ KTTV. Đài KTTV khu vực Nam Bộ đã gửi văn bản và liên hệ trực tiếp cho đến thời điểm giữa tháng 8, toàn Đài đã có 247/382 cán bộ viên chức, người lao động đăng ký tiêm đã được tiêm phòng mũi 1, 23/382 người được tiêm mũi 2; đến hết tháng 8 đạt 77%. Đặc biệt ở vùng tâm dịch là TP.Hồ Chí Minh có trên 90% cán bộ viên chức được tiêm vaccine. Đây là điều kiện thuận lợi để cán bộ, viên chức yên tâm làm việc đảm bảo phục vụ dự báo, cảnh báo thiên tai góp phần chống dịch hiệu quả. Đài KTTV khu vực Đồng Bằng Bắc Bộ cũng đã có gần 50% viên chức được tiêm phòng. Đài KTTV khu vực Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ nhiều tỉnh vùng nguy cơ cao như Khánh Hòa, Đà Nẵng, Quảng Ngãi đã có 100% viên chức KTTV được tiêm phòng. Đây là những nỗ lực của ngành KTTV để đảm bảo mọi điều kiện cần thiết phục vụ hiệu quả công tác KTTV phục vụ phòng chống thiên tai, đảm bảo quốc phòng an ninh trong cơn đại dịch thế kỷ. Với sự có mặt của người cán bộ KTTV ở khắp mọi miền Đất nước, các hoạt động quan trắc, dự báo vẫn luôn đảm bảo bắt mạch từng nhịp đập của trời đất, sông suối, góp phần cùng cả nước yên tâm đẩy lùi đại dịch.

Hoàng An
TIN LIÊN QUAN

Biến đổi khí hậu "tăng tốc", ngành Khí tượng Thuỷ văn chạy đua dự báo thiên tai

Thảo Anh |

Biến đổi khí hậu vượt tốc độ dự báo và ngày càng tác động mạnh mẽ đến thời tiết tại Việt Nam khiến nhiều quy luật bị phá vỡ. Lũ kép, bão chồng bão và những loại hình đa thiên tai đã không còn xa lạ. Trước thực trạng đó, ngành Khí tượng Thuỷ văn đang chạy đua áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ góp phần nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai.

Điều ít biết về trạm khí tượng Hoàng Sa

Bài và ảnh Hoàng An |

Vào một ngày giữa tháng 3, qua các phương tiện thông tin đại chúng, chúng tôi được biết “Người quan trắc viên cuối cùng của Trạm Khí tượng Hoàng Sa” sinh sống tại Đà Nẵng đã tạ thế. Người Quan trắc viên ấy là ông Võ Như Dân, người từng làm việc tại Trạm khí tượng Hoàng Sa 13 năm, từ năm 1956 đến năm 1969.

Quan trắc khí tượng hải văn và tầm quan trọng của dự báo thiên tai từ biển

Bài và ảnh Hoài Linh |

Việt Nam có đường bờ biển dài hơn 3.000km với hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ, nơi có nhiều ngành kinh tế phát triển, hiện đang mang lại sinh kế cho khoảng 1/2 dân số cả nước. Tuy nhiên, vùng ven biển Việt Nam thường xuyên phải chịu ảnh hưởng nặng nề của các thảm họa thiên nhiên, gây thiệt hại đáng kể về người và kinh tế.

Khí tượng thủy văn Việt - Lào: Hợp tác vì phát triển bền vững tầm quốc gia

HOÀI LINH |

Sinh thời, nói về quan hệ Việt - Lào, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu từng viết: “Việt - Lào hai nước chúng ta; Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long”. Theo giáo sư, tiến sĩ Trần Hồng Thái - Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV), hợp tác KTTV Việt - Lào được gắn kết từ truyền thống gắn bó keo sơn giữa hai nước trong lịch sử.

Thiên tai cực đoan, ngành khí tượng ứng dụng công nghệ dự báo hiện đại

Thảo Anh |

Sáng nay (2.10), Hội thảo khoa học "Công nghệ quan trắc khí tượng thủy văn phục vụ dự báo, cảnh báo thiên tai thời kỳ công nghệ số" và “Tham vấn về thông tin khí tượng thủy văn phục vụ công bố rủi ro thiên tai" đã nêu bật được mục tiêu ứng dụng công nghệ trong dự báo cảnh báo khi thiên tai ngày càng cực đoan.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Biến đổi khí hậu "tăng tốc", ngành Khí tượng Thuỷ văn chạy đua dự báo thiên tai

Thảo Anh |

Biến đổi khí hậu vượt tốc độ dự báo và ngày càng tác động mạnh mẽ đến thời tiết tại Việt Nam khiến nhiều quy luật bị phá vỡ. Lũ kép, bão chồng bão và những loại hình đa thiên tai đã không còn xa lạ. Trước thực trạng đó, ngành Khí tượng Thuỷ văn đang chạy đua áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ góp phần nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai.

Điều ít biết về trạm khí tượng Hoàng Sa

Bài và ảnh Hoàng An |

Vào một ngày giữa tháng 3, qua các phương tiện thông tin đại chúng, chúng tôi được biết “Người quan trắc viên cuối cùng của Trạm Khí tượng Hoàng Sa” sinh sống tại Đà Nẵng đã tạ thế. Người Quan trắc viên ấy là ông Võ Như Dân, người từng làm việc tại Trạm khí tượng Hoàng Sa 13 năm, từ năm 1956 đến năm 1969.

Quan trắc khí tượng hải văn và tầm quan trọng của dự báo thiên tai từ biển

Bài và ảnh Hoài Linh |

Việt Nam có đường bờ biển dài hơn 3.000km với hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ, nơi có nhiều ngành kinh tế phát triển, hiện đang mang lại sinh kế cho khoảng 1/2 dân số cả nước. Tuy nhiên, vùng ven biển Việt Nam thường xuyên phải chịu ảnh hưởng nặng nề của các thảm họa thiên nhiên, gây thiệt hại đáng kể về người và kinh tế.

Khí tượng thủy văn Việt - Lào: Hợp tác vì phát triển bền vững tầm quốc gia

HOÀI LINH |

Sinh thời, nói về quan hệ Việt - Lào, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu từng viết: “Việt - Lào hai nước chúng ta; Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long”. Theo giáo sư, tiến sĩ Trần Hồng Thái - Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV), hợp tác KTTV Việt - Lào được gắn kết từ truyền thống gắn bó keo sơn giữa hai nước trong lịch sử.

Thiên tai cực đoan, ngành khí tượng ứng dụng công nghệ dự báo hiện đại

Thảo Anh |

Sáng nay (2.10), Hội thảo khoa học "Công nghệ quan trắc khí tượng thủy văn phục vụ dự báo, cảnh báo thiên tai thời kỳ công nghệ số" và “Tham vấn về thông tin khí tượng thủy văn phục vụ công bố rủi ro thiên tai" đã nêu bật được mục tiêu ứng dụng công nghệ trong dự báo cảnh báo khi thiên tai ngày càng cực đoan.