Những “báu vật” của già làng K’ Mế trên đỉnh Con Ó

K’Liệp |

Những chiếc chóe cổ, bộ cồng chiêng, trang phục thổ cẩm... là những vật dụng đặc trưng của người Mạ có trên hàng trăm tuổi tại buôn Con Ó đang mai một. Người Mạ hiếm hoi trong buôn còn lưu giữ là già làng K’ Mế, đối với già đây là những báu vật vô giá. “Hàng chục chiếc chóe cổ, bộ cồng chiêng của già có từ xa xưa, chúng có giá trị tinh thần và vật chất rất lớn. Tuy nhiên đang đứng trước nguy cơ bị mai một”, già làng K’ Mê nói.

Chuyến công tác tại buôn Con Ó (xã Mỹ Đức, huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng) cách trung tâm thị trấn Đạ Tẻh hơn mười cây số, nhiều người Mạ bản địa cho biết, già làng K’ Mế là người duy nhất còn lưu giữ những chiếc chóe cổ, bộ cồng chiêng... có trên hàng trăm tuổi.

Bộ cồng chiêng, chóe cổ... còn sót lại!

Trong căn nhà gỗ của con gái, già K’ Mế kể cho chúng tôi nghe về những khó khăn của buôn Con Ó trong thời gian này. Buôn có trên 100 hộ chủ yếu là người dân tộc Mạ sinh sống. Cuộc sống bà con nơi đây, bao năm qua vẫn lầm lũi, cái nghèo khó vẫn quẩn quanh... năm nay, người dân đang rơi vào cảnh điêu đứng vì cây điều mất mùa. “Bà con ai cũng mong muốn cây điều được mùa để trang trải cuộc sống. Nhưng thời tiết khắc nghiệt, sương muối, bọ xít gây hại khiến cây vàng lá, thối hoa... cây điều xơ xác mất trắng mùa! Đời sống bà con trở nên khó khăn hơn nhiều!”, già làng K’ Mê nói. Để có miếng ăn hàng ngày, người dân phải dựa rừng mà sống, bằng việc vào rừng chặt đọt cây mây, hái rau rừng, chặt lồ ô, cây mung... đem bán với giá mỗi bó đọt mây (10 - 15 đọt) giá 15 nghìn đồng/bó; 1kg rau bếp chỉ khoảng 35 nghìn đồng... Kể đến đây, già làng K’ Mế biết, những khó khăn của buôn Con Ó thì rất nhiều, như việc bà con chưa có điện, nước sạch sinh hoạt, trạm xá, trường học... nhưng chúng tôi tìm đến để xem “báu vật” quý giá của già nên đành tạm gác câu chuyện buồn của buôn Con Ó.

Dẫn chúng tôi vào nhà của mình, già làng K’Mế lần lượt chỉ tay về phía chiếc gùi, sà gạc, chóe, bộ cồng chiêng... mà theo già chúng có từ hàng trăm năm tuổi. “Mỗi vật dụng có giá trị khác nhau, giá trị nhất là bộ cồng chiêng 11 chiếc, già không biết chúng có từ bao giờ mà chỉ biết, đây là bộ cồng chiêng do cha ông từ nhiều đời để lại. Ngày đó, cha ông phải đổi bằng nhiều con trâu mới có được, chiêng thường sử dụng trong các nghi lễ, tín ngưỡng quan trọng như đám cưới, làm nhà mới, đưa người chết ra mồ, bỏ nhà mồ...”, già làng K’ Mế nói.

Hàng chục những chiếc chóe cổ hiếm gặp duy nhất còn sót lại trên đỉnh Con Ó được già làng K’ Mế lưu giữ.

Ngoài cồng chiêng, hàng chục chiếc chóe cổ (người Mạ gọi là Đrắp hoặc Jăng) gồm nhiều loài, nhiều màu sắc cũng được ông K’ Mế cất giữ. Chỉ tay về chiếc chóe có hình con rùa ở cổ chóe (Đrắp Cọp), già làng K’ Mế cho biết: “Đrắp Cọp được già mua lại của một người dân ở Đạ Tẻh cách đây hàng chục năm, đổi bằng 12 gùi lúa (loại gùi dài đựng gần cả tạ lúa) mới mua được. Đối với người Mạ, Đrắp không chỉ là đồ đựng đặc dụng gắn liền với tập quán uống rượu cần, mà còn là tài sản tích lũy của gia đình, là thước đo về sự giàu có và uy lực, là lễ vật dùng trong các dịp cúng tế thần linh, là sính lễ trong cưới hỏi, là của hồi môn cho con cái, là vật nộp phạt với những ai vi phạm luật tục của cộng đồng và là tài sản chia cho người đã mất...”.

Theo già làng K’ Mế, trước đây, để có được chóe quý, bộ cồng chiêng và nhiều vật dụng có giá trị khác đòi hỏi gia đình phải có trâu, ngà voi, sừng nai, đồ thổ cẩm... đẹp để đổi và phải đi đến nơi người Chăm ở rất xa. Mọi người phải đi bộ theo lối mòn rất nhỏ trong rừng già. Cứ lần theo phía bề mặt vỏ cây không bị sần sùi là tìm ra nơi người Chăm ở. Mỗi lần đi đổi chóe, có đến hàng chục người trong buôn làng rủ nhau mới dám đi, ai cũng mang theo ná, lao, sà gạc để chống chọi với thú dữ.... Hiện nay, để tìm mua những chiếc chóe cổ, bộ cồng chiêng... rất khó. Hầu như các “báu vật này đang dần biến mất.

Mai một theo thời gian

“Ở buôn Con Ó, cách đây nhiều năm, nhiều gia đình sở hữu hàng chục, đến hàng trăm chiếc chóe cổ, bộ cồng chiêng, sà gạc, gùi, trang phục thổ cẩm... nhưng, bây giờ chỉ còn mỗi gia đình già là giữ được một số vật dụng quý giá”, già làng K’ Mế nói. Nguyên nhân của sự mai một là do thiếu hiểu biết và ý thức bảo tồn của một nhóm người Mạ sở hữu. Trước đây nhiều người còn dùng công chiêng, trống, Kèn, M’ buốt, cà tùng... trong các lễ hội cúng tế thần linh, cầu mưa… nên dù có đói ăn, thiếu mặc nhiều gia đình cũng không đành lòng bán. Hiện nay, việc kinh tế phát triển nhanh, bà con sắm nhiều phương tiện nghe nhìn nên các vật dụng trên bị bỏ không ở xó nhà. Nhiều người đã bán với giá từ vài triệu đến vài chục triệu một chiếc hoặc một dàn chiêng. Ngoài ra, trước đây bà con sống di canh di cư nên khi di chuyển sang nơi khác canh tác, nhiều vật dụng quá khổ, khó vận chuyển bị bà con đi hoặc bán lại với giá thấp. Một số khác, những vật dụng giá trị này được bà con cất giữ trong căn nhà sàn, nhà gỗ tạm bợ nên lấy trộm. “Cách đây vài năm, không biết ai đã lợi dụng lúc già đi vắng, chúng vào nhà và trộm bộ cồng chiêngJ gần chục chiếc của già! Nhiều người tại buôn Con Ó cũng bị mất trộm” - già K’ Mế cho biết.

Việc già làng K’ Mế còn lưu giữ những chiếc chóe, cồng chiếng, gùi, cung nỏ, lao, sà gạc, đồ thổ cẩm... đã góp phần gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên. Tuy nhiên, việc nhiều chiếc chóe, cồng chiêng... của già làng K’ Mế bị mất trộm và người Mạ tại buôn Con Ó ít ai còn sở hữu, lưu giữ những báu vật trên là nguy cơ mai một giá trị văn hóa truyền thống đặc trưng của dân tộc.

K’Liệp
TIN LIÊN QUAN

Buôn Con Ó có già làng K’Tỏi

KHẮC DŨNG |

Buôn Con Ó nằm ngay dưới chân đập thủy lợi Đạ Tẻh, cách trung tâm thị trấn Đạ Tẻh (huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng) hơn mười cây số - một khu quy hoạch dân cư mới. Nói “mới” để so sánh với nơi ở cũ của bà con người Mạ “ở trên buôn Con Ó xa kia, giáp với vùng Lộc Bắc của huyện Bảo Lâm, ở trên núi cao” theo cái chỉ tay của già làng K’Tỏi, chứ trong thực tế thì bà con dời về đây đã mấy chục năm nay rồi.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Buôn Con Ó có già làng K’Tỏi

KHẮC DŨNG |

Buôn Con Ó nằm ngay dưới chân đập thủy lợi Đạ Tẻh, cách trung tâm thị trấn Đạ Tẻh (huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng) hơn mười cây số - một khu quy hoạch dân cư mới. Nói “mới” để so sánh với nơi ở cũ của bà con người Mạ “ở trên buôn Con Ó xa kia, giáp với vùng Lộc Bắc của huyện Bảo Lâm, ở trên núi cao” theo cái chỉ tay của già làng K’Tỏi, chứ trong thực tế thì bà con dời về đây đã mấy chục năm nay rồi.