Nhọc nhằn tuyển sinh lớp 10 tại Hà Nội: Mấu chốt ở cách thức tổ chức

huyên nguyễn |

Dù mới bắt đầu năm học nhưng câu chuyện tuyển sinh ở lớp 10 Hà Nội cho năm học sau 2019 - 2020 đã bắt đầu “nóng” khi Sở GD&ĐT Hà Nội chưa chốt phương án tuyển sinh. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia giáo dục, luật sư nhận định muốn tuyển sinh lớp 10 “hạ nhiệt” phải tìm được gốc rễ của vấn đề để giải quyết.

Tuyển sinh “rối như canh hẹ”

Mùa tuyển sinh lớp 10 cho năm học 2018 - 2019 tại Hà Nội đã gây sốc cho dư luận khi xảy ra hiện tượng điểm chuẩn “nhảy múa” như sàn chứng khoán hay cuộc tranh cãi quyết liệt về phí giữ chỗ tại các trường ngoài công lập. Các vấn đề này khiến cho tuyển sinh lớp 10 tại Hà Nội vốn đã nóng lại càng trở nên căng thẳng, gay gắt hơn. Luật sư Vũ Thái Hà - Chủ tịch Công ty Luật Trách nhiệm hữu hạn Youme nhấn mạnh tới trách nhiệm quản lý của Sở GD&ĐT Hà Nội trong việc để tuyển sinh lớp 10 tại Hà Nội rơi vào thế “rối như canh hẹ”.

Luật sư Hà phân tích thêm: Trở lại vấn đề chê trách nhất trong kỳ tuyển sinh năm qua đó là về phí giữ chỗ. Có thể nói, việc xử lý gây tranh cãi của Sở GD&ĐT Hà Nội vô hình trung đẩy sự việc đi quá xa, tạo dư luận xấu trong xã hội.

Sở GD&ĐT Hà Nội chỉ có thẩm quyền ra các văn bản trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của Sở được quy định tại Điều 2 Thông tư liên tịch 11/2015/TTLT-BGDĐT-BNV hướng dẫn nhiệm vụ cơ cấu tổ chức Sở GD&ĐT. Việc Sở ra các văn bản mang tính mệnh lệnh hành chính, buộc các trường phải thực hiện việc trả tiền khi chưa thanh tra, kiểm tra, chưa có kết luận một cách xác đáng là không thuyết phục. Bên cạnh đó, rất nhiều trường thu tiền phí giữ chỗ nhưng có trường bị gửi câu văn đề nghị đích danh yêu cầu trả lại tiền, có trường thì không bị yêu cầu mới dẫn đến câu chuyện phát ngôn của một vị cán bộ là “Tôi chỉ thấy Sở GD&ĐT yêu cầu 2 trường trả thôi, có tên trường của tôi đâu”.

Thứ hai, việc để các trường ngoài công lập tuyển sinh, yêu cầu nộp hồ sơ trước thời hạn tuyển sinh mà không bị Sở phát hiện và “tuýt còi”. Hiện tượng này diễn ra nhiều năm chứ không phải đến bây giờ. Điều đó mới dẫn đến các trường thu hồ sơ sớm, thu phí giữ chỗ, phí ghi danh...

Điều quan trọng nhất chính vì hiện tượng “khát” trường công, trường chất lượng cao nên phụ huynh mới luôn mong muốn có một chỗ học cho con mình nên chấp nhận nộp các khoản phí do trường đề ra.

Đồng quan điểm về việc cần tìm ra gốc rễ vấn đề tạo nên căng thẳng trong tuyển sinh, ông Lê Viết Khuyến - nguyên Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT cho rằng: “Mùa tuyển sinh lớp 10 vừa, Sở GDĐT Hà Nội cần nghiêm túc rút kinh nghiệm để có những điều chỉnh hợp lý. Trước hết, nói về phí giữ chỗ, theo cá nhân tôi là không phù hợp với môi trường giáo dục của Việt Nam. Tuy nhiên, nói đúng hay sai thì không thể khẳng định được vì trong các quy định của Sở và Bộ GD&ĐT không đề cập cái chuyện cấm được thu. Phí giữ chỗ xuất phát từ bức xúc của các trường yếu thế trong tuyển sinh hơn, đặc biệt là ở các trường tư thục bởi quan niệm của cơ quan nhà nước và người dân vẫn dành cho trường công lập sự ưu ái, ưu tiên số 1, còn các trường tư thục chỉ là dự bị. Từ sự bức xúc đó, các trường đặt ra quy định về phí giữ chỗ”.

Từ đó, TS Lê Viết Khuyến cho rằng cần tìm cái nguyên nhân sâu xa hơn từ góc độ của người quản lý của nhà nước mới giải quyết được triệt để các vấn đề về tuyển sinh lớp 10.

Nên phân tuyến để tuyển sinh

Làm thế nào để các chính sách tuyển sinh cần thể hiện tính nhất quán, không thể để những tình huống xảy ra mới có văn bản, có phương án chạy theo là câu hỏi được các chuyên gia giáo dục trăn trở,

Theo TS Lê Viết Khuyến, trước đây chúng ta đã duy trì phương án thi tuyển sinh vào THPT theo tuyến. Việc phân tuyến này tương tự như phân tuyến tuyển sinh vào tiểu học, THCS như hiện nay. Học sinh có hộ khẩu thường trú ở khu vực nào thì thi tuyển ở khu vực đó.

Những năm gần đây, phụ huynh được quyền chọn trường nhưng lại không có giải pháp đồng bộ kèm theo thì dẫn đến tình trạng hỗn loạn. Bên cạnh đó là tư tưởng “trọng công khinh tư” vẫn còn ở nhiều phụ huynh.

Bên cạnh phương án tuyển sinh theo tuyến, TS Lê Viết Khuyến cũng đề xuất có thể nghiên cứu hình thức thi tuyển đại học hiện nay. Theo đó, các thí sinh sẽ đăng ký xét tuyển nguyện vọng ở cả trường công lập và ngoài công lập. Sau khi có điểm thi, Sở GDĐT sẽ ứng dựng hệ thống lọc ảo để có thể chọn ra được danh sách thí sinh trúng tuyển.

“Sở GDĐH Hà Nội có thể nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong tuyển sinh lớp 10 nhằm tránh những bất cập trong tuyển sinh như hiện nay. Hiện một số chuyên gia tại các trường đại học có thể tài trợ miễn phí phần mềm lọc ảo như vậy sẽ vừa tiết kiệm kinh phí lại mang hiệu quả cao”, TS Lê Viết Khuyến đề xuất.

huyên nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Vĩnh Phúc: Va chạm với xe tải, 2 nữ sinh lớp 10 thương vong

Tô Thế |

Va chạm với xe tải đi cùng chiều, một trong hai nữ sinh đi xe đạp điện bị xe tải cán chết, người còn lại bị thương nặng.

Việc dạy và học cần thay đổi ra sao trước 3 phương án thi vào lớp 10 tại Hà Nội?

Đặng Chung |

Trước những thay đổi về phương án thi vào lớp 10 của Hà Nội, TS Phạm Ngọc Hưng - Giáo viên giảng dạy môn Toán trung học cơ sở tại Hệ thống Giáo dục Hocmai - đưa ra những định hướng về cách học hiệu quả cho học sinh với từng phương án cụ thể.

Tin tức Hà Nội 24h: Đứt dây cáp cần cẩu ở The Sun Mễ Trì; Chưa chốt phương án thi vào lớp 10

PV |

Xe máy bốc cháy dữ dội khi va vào xe tải, hai anh em sinh đôi thương vong; Vụ đứt dây cáp ở The Sun Mễ Trì: Sẽ đình chỉ thi công dự án để thanh kiểm tra; Phản hồi của Thành Đoàn Hà Nội về việc thu hồi tòa nhà Pháp cổ ở Cung Thiếu nhi..., là những tin tức Hà Nội mới nhất 24h qua.

Dàn diễn viên chúc Tết báo Lao Động

Nhóm PV |

NSND Minh Hòa, NSƯT Chí Chung, diễn viên Hà Việt Dũng, Thu Quỳnh,... đã gửi những lời chúc Tết thân thương nhất tới báo Lao Động cùng toàn thể độc giả.

Người dân TPHCM đội nắng du xuân ngày mùng 2 Tết

Thanh Vũ |

TPHCM - Dù trời khá nóng nhưng người dân ở TPHCM vẫn phấn khởi du xuân ở các điểm tham quan nổi tiếng trên địa bàn thành phố.

100 năm Bảo tàng Khải Định: Tinh thần dân tộc trên tác phẩm nghệ thuật

Trần Đức Anh Sơn |

Huế - Năm 2023 này, Bảo tàng Khải Định (nay là Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế) tròn 100 tuổi, sau khi trải qua bao biến cố thăng trầm và 6 lần “thay tên, đổi chủ”, trải qua 14 đời quản thủ/giám đốc (5 người Pháp, 9 người Việt).

Tết cơm mới của người Tày

Nguyễn Tùng |

Cùng với Tết Nguyên đán thì Tết cơm mới là một nghi lễ quan trọng, thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn của người Tày.

365 sắc thái linh vật mèo tại đường hoa Xuân Đồng Tháp

Lục Tùng |

Tại đường hoa xuân Đồng Tháp, linh vật mèo được thể hiện dưới nhiều sắc thái. Mèo ở đây được làm từ nguyên liệu tại địa phương, nên mang chất riêng, không lẫn với nơi nào khác.

Vĩnh Phúc: Va chạm với xe tải, 2 nữ sinh lớp 10 thương vong

Tô Thế |

Va chạm với xe tải đi cùng chiều, một trong hai nữ sinh đi xe đạp điện bị xe tải cán chết, người còn lại bị thương nặng.

Việc dạy và học cần thay đổi ra sao trước 3 phương án thi vào lớp 10 tại Hà Nội?

Đặng Chung |

Trước những thay đổi về phương án thi vào lớp 10 của Hà Nội, TS Phạm Ngọc Hưng - Giáo viên giảng dạy môn Toán trung học cơ sở tại Hệ thống Giáo dục Hocmai - đưa ra những định hướng về cách học hiệu quả cho học sinh với từng phương án cụ thể.

Tin tức Hà Nội 24h: Đứt dây cáp cần cẩu ở The Sun Mễ Trì; Chưa chốt phương án thi vào lớp 10

PV |

Xe máy bốc cháy dữ dội khi va vào xe tải, hai anh em sinh đôi thương vong; Vụ đứt dây cáp ở The Sun Mễ Trì: Sẽ đình chỉ thi công dự án để thanh kiểm tra; Phản hồi của Thành Đoàn Hà Nội về việc thu hồi tòa nhà Pháp cổ ở Cung Thiếu nhi..., là những tin tức Hà Nội mới nhất 24h qua.