Nhớ ''Bình đen’’ - một tài năng thầm lặng

lê quang vinh |

Vào chiều 17.7, tại Nhà triển lãm Hội Mỹ thuật Việt Nam (16 Ngô Quyền, Hà Nội), một triển lãm đặc biệt sẽ được khai mạc mang tên ''Bình đen’’, nhằm tưởng nhớ tới họa sĩ Nguyễn Thanh Bình - một người ''có cảm giác thẩm mỹ tốt’’, nhưng phải gánh một số phận lận đận, nhân một năm ông đi xa.
Hoạ sĩ Nguyễn Thanh Bình (biệt danh: Bình đen) sinh ngày 15.12.1955, học cùng chúng tôi khóa 5, hệ Trung cấp (1970 - 1975) Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam (nay là Đại học Mỹ thuật VN), sau khi hoàn thành khóa học 1967 - 1970 tại Khoa Mỹ thuật (Trường Nghệ thuật Hà Nội) cùng các gương mặt sau này đều thành danh trong giới mỹ thuật VN, như: Vũ Hòa, Nguyễn Trung Tín, Tô Hoài Nam, Nguyễn Bình Minh, Nguyễn Thế Phượng dưới sự chỉ dẫn của các họa sĩ Cửu Long Giang và Tạ Diệu Tâm.
Chân dung họa sĩ Nguyễn Thanh Bình. Ảnh: Long Triệu
Chân dung họa sĩ Nguyễn Thanh Bình. Ảnh: Long Triệu
Lớp trung cấp mỹ thuật của chúng tôi khi đó do các họa sĩ Lý Trực Sơn và Ca Lê Thắng - 2 gương mặt sinh viên trẻ (sau này là các họa sĩ nổi tiếng) vừa tốt nghiệp đại học mỹ thuật - phụ trách, và như lời họa sĩ Lý Trực Sơn: “Dù cố nghiêm nghị thế nào, học sinh vẫn coi chúng tôi như những người anh. Tình cảm anh em vẫn như vậy đến tận nay”. Trong lớp, Bình là người ít nói, cứ lặng lẽ học, kể cả khi mọi người đặt biệt danh "Bình đen” - có lẽ bởi tạo hóa đã gán một vẻ ngoài cho ông như vậy.

Nhưng Bình đều được thày và trò trong lớp mến. Họa sĩ Lý Trực Sơn nhận xét: ''Bình, nói như ngôn ngữ nửa thế kỷ trước, là một họa sĩ rất có ‘’gu’’, nghĩa là có cảm giác thẩm mỹ tốt. Như tên cha mẹ đặt, Bình rất hiền, ít nói, tốt bụng và yêu quý bạn bè. Bình hay qua nhà tôi chơi, thỉnh thoảng cho tôi mảnh lụa, ít giấy dó, tuýp màu đẹp hoặc giúp tôi hoàn thành một hợp đồng cần xong gấp. Khi tôi ở nước ngoài, Bình đã giúp gia đình tôi rất nhiều. Hai con gái tôi đều coi Bình như chú mình vậy.

Nhưng, không hiểu sao, số phận bắt Bình chịu quá nhiều rủi ro, mất mát. Quý mến Bình, tôi và bạn bè chú ấy không sao chia sẻ được những tai bay vạ gió cứ ập đến với Bình. Điều lạ lùng là, cả trong những lúc khó khăn nhất, Bình vẫn an nhiên chịu đựng, không than thở phàn nàn. Có lẽ, trong đời này, có hai thứ ta không thể can thiệp: Tài năng và số phận. Bình có tài, có tình, có nghĩa, nhưng không chống nổi định mệnh. Chỉ còn những bức tranh có không khí buồn buồn, màu đẹp, có đời sống riêng, không chút thêm thắt giả tạo’’.

Sinh thời, ''Bình đen’’ có một thời gian làm việc ở xưởng thiết kế mỹ thuật của Đài Truyền hình VN. Vẫn một phong dáng khắc khổ và phong thái ít nói, lầm lụi, cần cù làm ở nhà đài và lặng lẽ sáng tác. Tiếp đó, ''Bình đen’’ học tiếp hệ đại học mỹ thuật, khóa 33 (1989 - 1994) rồi 2 năm sau đó, trở thành hội viên Hội Mỹ thuật VN. Bình năng đi thực tế ở vùng cao, nên có rất nhiều ghi chép và sáng tác về đề tài miền núi, với đủ chất liệu. Đẹp, một cách không giống ai, cứ như có một mối nhân duyên từ thuở nào kết nối từ một một chàng trai nơi thị thành với tình cảm của người dân vùng cao nguyên.

Những lúc gặp Bình ở nhà riêng (34 phố Lê Duẩn, đối diện với chợ Cửa Nam, Hà Nội, cận kề nơi có đường tàu hỏa chạy qua), chúng tôi cũng chỉ lặng lẽ trò chuyện, bình luận các bức vẽ trong một căn phòng nhỏ, bình dị. Rồi, do cuộc sống riêng tư bận rộn, nên chúng tôi ít có dịp hàn huyên cùng Bình. Năm ngoái, nghe tin ''Bình đen’’ mất (ngày 14.4.2019), những đồng môn trung cấp mỹ thuật chúng tôi cứ ngỡ ngàng khó tin. Buồn, khi nghe nói, ''Bình đen’’ mắc bệnh tim đã mấy năm, nhưng gia cảnh nghèo, không có tiền chữa trị, mà cũng chẳng than vãn gì. Buồn hơn, vợ ông đã ra đi trước đó không lâu, để lại hai người con còn trẻ...

Các tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Thanh Bình.
Các tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Thanh Bình.
Các tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Thanh Bình.
Các tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Thanh Bình.

Để tiến hành triển lãm ''Bình đen’’ lần này, nhân giỗ đầu ông, là cả một quá trình chuẩn bị cũng thầm lặng của rất nhiều người - như các họa sĩ Lý Trực Sơn, Thành Chương cùng các ''đệ tử’’ của Bình. Dự tính tổ chức đúng dịp giỗ từ tháng 3 âm lịch năm nay, lại mắc dịch COVID-19, nên triển lãm cứ phải trì hoãn liên tục. Khó nữa là việc tìm địa điểm triển lãm và gom góp tác phẩm của ''Bình đen’’ khi tranh của ông đã tứ tán khắp nơi. Rất may, khi nghe dự định này, nhiều người sở hữu tranh của ''Bình đen’’ đã tán đồng gửi tranh và Hội Mỹ thuật VN đã thu xếp được thời gian, địa điểm tổ chức. Dịp này, một số tranh của ''Bình đen’’ sẽ được bán và một phần tiền sẽ được gửi tặng các con ông.

Lại nói về các ''đệ tử’’ của ''Bình đen’’. Số là, nhiều bạn trẻ tu nghiệp mỹ thuật, đã biết danh ông từ lâu, mến mộ, nên có nhiều cuộc "trà dư tửu hậu’’ trò chuyên. ''Bình đen’’ vốn hiền lành, nên cuộc chơi dễ hợp, bất kể tuổi tác. ''Bình đen’’ trong nỗi nhớ của họ: ''Ngay lần gặp đầu tiên ở trường, ông đã tạo những ấn tượng đặc biệt với chúng tôi - bởi sự hiền lành, nhã nhặn và bao dung từ một người anh lớn tuổi và bởi cả sự dễ chịu trong một đời sống không ồn ào, vội vã. Chỉ vài ngụm trà, vài điếu thuốc, cối thuốc lào hay vui hơn là một cuộc rượu, là ông có thể vui cùng mọi người.

Vẫn nhớ những lần ông gọi chúng tôi qua nhà, chỉ với những đầu mẩu giò chả hay cái bánh giò của mẹ ông, là chúng tôi lại cùng lan man bên ly rượu, thật bình dị và ấm áp biết bao. Trong nghệ thuật, ông là người hay quan sát, ít tham gia tranh luận, và lại càng ít hơn để nói về mình, mà chỉ âm thầm vẽ, vẽ nhiều thể loại, với một sự tĩnh lặng đầy kiều hãnh riêng mình.

Chúng tôi không bao giờ quên được một câu chuyện nhỏ về ông, nhỏ, mà vút lên sự lớn lao, đẹp đẽ trong tâm hồn ông. Chuyện là, sau một cuộc tiệc tàn, ông đề nghị nhà hàng gói lại những thức ăn không hết để mang về. Chúng tôi bảo làm thêm một suất nữa, nhưng ông lắc đầu và nói: ''Thế đủ cho nó rồi’’. ''Nó?’’. ''Ừ, nó. Anh vừa đưa một đứa ngoài ga về nhà ở, vì nó không còn bất kỳ ai bên mình, và đói khát. Thậm chí, đến cái tên, nó bảo gọi thế nào cũng được. Có lẽ, nó chưa bao giờ nghĩ rằng có thứ gì đó thuộc về mình’’.

Chú ''Bình đen’’ - người đàn ông của đêm. Chúng tôi gọi như thế. Khi nhắc nhớ với nhau về một hoạ sĩ âm thầm và tĩnh lặng, như đêm Thanh Bình. Gặp chú Bình vào phần cuối cuộc đời của chú, chủ yếu là những khi lũ cháu nhỏ ngồi cà kê phố muộn nơi quán nhỏ hè đêm, rồi mời, hay cả gạ gẫm chú, ra túc tắc cùng bên ly rượu và chuyện phiếm canh tàu vào khuya. Gần gũi, hiền từ và đầy bao dung với lũ trẻ, không kẻ cả, chú cứ cười hiền và nhìn lũ cháu qua ngày, qua phố, qua mùa. Và mùa xa, khi người vợ chịu thương chịu khó của chú đi xa, là lúc lũ cháu nhỏ nhìn thấy biết bao buồn nhớ nơi đôi mắt sâu vẫn luôn nhìn ra phố vào những thẳm đêm. Mối lo thêm chân trùng, vai mòn bạc, nhưng sự tử tế, tinh thần lạc quan và mong tiếng cười cho quanh mình là thứ mà lũ cháu nhỏ thầm biết ơn và học hỏi từ chú...

Ngắm những bức tranh của chú ''Bình đen’’, thấy thêm một âm thầm, nghiêm túc có chiều sâu ở đa dạng thể nghiệm nghệ thuật, mà vẫn toát nét riêng của sự gần gũi và bình lặng. Loạt tranh phấn màu về chủ đề mẹ/con, thiếu nữ và sinh hoạt vùng cao đặc biệt ấn tượng. Phải là người mạnh về quan sát và thấu tỏ xúc cảm con người nhiều lắm, mới có thể lột tả được những tình cảm từ bên trong qua nét vẽ dường như rất giản dị ấy’’.

Thế nhé, ''Bình đen’’, với tình cảm của nhiều người, như họa sĩ Lý Trực Sơn đã nói hộ: ''Bình ơi, em không còn, nhưng tình yêu của em để lại cho mọi người và tình yêu của mọi người dành cho em còn mãi’’. Nhớ ''Bình đen’’...

lê quang vinh
TIN LIÊN QUAN

Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng miễn phí vào cửa cho khách tham quan

Hương Mai |

Sau một thời gian tạm đóng cửa để phòng ngừa sự lây lan của dịch bệnh COVID-19, bảo tàng mỹ thuật Đà Nẵng mở cửa đón khách trở lại.

Họa sĩ trẻ Nguyễn Minh: Bơi ngược dòng với khát vọng sáng tạo

Việt Văn (thực hiện) |

Không bao giờ làm cừu Dolly nhân bản ý tưởng người khác và cũng không lặp lại mình, họa sĩ trẻ Nguyễn Minh là một gương mặt giàu cá tính. Điểm nổi bật trong sáng tác của Minh là series những tác phẩm vẽ phố trong vòng 7 năm trở lại đây. Vì thế, Minh có nghệ danh là Minh “Phố”. Một cuộc trò chuyện thú vị với anh về hành trình nghệ thuật, quan điểm sáng tạo.

Bốn mùa trong tranh sơn mài tuyệt đẹp của các họa sĩ Việt

Quỳnh Chi |

Với nhiều họa sĩ sơn mài hiện đại, tư duy cởi mở hơn và cách kết hợp chất liệu táo bạo, mùa xuân có thể chỉ là những khoảng trời cao trong xanh mướt, những khóm cây tràn đầy sức sống vì tưới tắm đủ đầy sinh khí đất trời.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng miễn phí vào cửa cho khách tham quan

Hương Mai |

Sau một thời gian tạm đóng cửa để phòng ngừa sự lây lan của dịch bệnh COVID-19, bảo tàng mỹ thuật Đà Nẵng mở cửa đón khách trở lại.

Họa sĩ trẻ Nguyễn Minh: Bơi ngược dòng với khát vọng sáng tạo

Việt Văn (thực hiện) |

Không bao giờ làm cừu Dolly nhân bản ý tưởng người khác và cũng không lặp lại mình, họa sĩ trẻ Nguyễn Minh là một gương mặt giàu cá tính. Điểm nổi bật trong sáng tác của Minh là series những tác phẩm vẽ phố trong vòng 7 năm trở lại đây. Vì thế, Minh có nghệ danh là Minh “Phố”. Một cuộc trò chuyện thú vị với anh về hành trình nghệ thuật, quan điểm sáng tạo.

Bốn mùa trong tranh sơn mài tuyệt đẹp của các họa sĩ Việt

Quỳnh Chi |

Với nhiều họa sĩ sơn mài hiện đại, tư duy cởi mở hơn và cách kết hợp chất liệu táo bạo, mùa xuân có thể chỉ là những khoảng trời cao trong xanh mướt, những khóm cây tràn đầy sức sống vì tưới tắm đủ đầy sinh khí đất trời.