Nhịp đập thể thao, nhịp đập báo chí

HOÀI VIỆT |

Sự song hành của truyền thông cùng thể thao Việt Nam đã và đang tạo ra những hiệu ứng tích cực để từ đó người hâm mộ cả nước biết đến nhiều hơn tới các môn thể thao cũng như biết nhiều hơn tới đời sống vận động viên. Bằng sự yêu nghề, cái máu của người làm báo (trong lĩnh vực thể thao), rất nhiều phóng viên, nhà báo, biên tập viên có nhiều tác phẩm báo chí xuất sắc từ đó giúp thể thao nước nhà được quan tâm nhiều hơn.

Sống cùng thể thao

Ở bài viết này, chúng tôi không nói tới cá nhân phóng viên, nhà báo hay biên tập viên thể thao nào mà là cái nhìn chung về những người đã ăn, ngủ cùng thể thao nước nhà, đặc biệt là tại kỳ SEA Games 32 vừa qua ở Campuchia. Chính Trưởng Đoàn thể thao Việt Nam đồng thời là Tổng cục Trưởng Tổng cục Thể dục - Thể thao Đặng Hà Việt từng bày tỏ: “Đội ngũ báo chí truyền thông của các cơ quan báo chí Việt Nam, các phóng viên, nhà báo làm về lĩnh vực thông tin thể thao đã có những thông tin nhanh nhất, cập nhật nhất để người hâm mộ nước nhà biết rõ về sự tập luyện, thi đấu và đạt thành tích chuyên môn”.

Ở kỳ SEA Games 32 tại Campuchia, chúng tôi may mắn được tác nghiệp trực tiếp Đại hội ngay trên nước bạn và một sự cảm nhận chung đó là tinh thần của phóng viên, nhà báo, biên tập viên chuyên về lĩnh vực thể thao từ các cơ quan báo chí, thông tấn của Việt Nam rất năng động, máu lửa với nghề.

Còn nhớ những ngày đầu khi Đại hội bắt đầu khởi tranh, ngay khi thông tin sớm thông báo thể thao Việt Nam sẽ có thành tích Huy chương Vàng đầu tiên là môn cờ Ouk Chaktrang (hay còn gọi là cờ ốc, cờ Khmer), gần như nhà thi đấu môn cờ tại Đại học Phnom Penh chật kín phóng viên Việt Nam. Lúc đó, tất cả ống kính máy quay, những cuốn sổ ghi chép thật đầy đủ sự chia sẻ của các kỳ thủ Hồng Ân, Phương Thảo về hành trình tập luyện thi đấu rồi đạt Huy chương Vàng ra sao. Vui nhất, sau những khoảnh khắc tác nghiệp ấy, anh em phóng viên mới ngồi lại với ban huấn luyện để tìm hiểu cặn kẽ... cờ Ouk Chaktrang thi đấu thế nào vì đây là lần đầu tiên môn thể thao này xuất hiện.

Từng phóng viên, nhà báo, biên tập viên thể thao của Việt Nam có những sự khai thác thông tin và cách triển khai theo góc nhìn của mình, từ đấy tạo thêm những mảng màu sinh động của Đoàn thể thao Việt Nam ở suốt kỳ SEA Games 32 vừa qua. Nhà báo Thành Lương của Đài tiếng nói Việt Nam (VOV) tác nghiệp trực tiếp tại SEA Games 32 từng chia sẻ, “bây giờ, thông tin thể thao là đi theo công nghệ.

Chúng tôi làm chuyên môn báo chí nhưng cũng phải song hành với thao tác các thiết bị như máy quay, ghi âm và làm trực tiếp (livestream) ngay trên nền tảng mạng xã hội. Người xem ngày càng có nhu cầu nhiều hơn nên việc tác nghiệp luôn phải đầy đủ nhất. Biết là rất mệt nhưng mình vẫn vui vì thông tin và hình ảnh của mình được mọi người xem, huấn luyện viên, vận động viên được trải lòng và gần nhất với người hâm mộ”.

Thở cùng thành tích

Nếu hỏi SEA Games 32 có những điểm khoảnh khắc nào, chắc chắn những phóng viên, nhà báo, biên tập thể thao của Việt Nam đều chung chia sẻ đó là khi Nguyễn Thị Oanh về nhất nội dung 3.000 m chướng ngại vật, thời điểm tuyển thủ pencak silat Nguyễn Hồng Ân suýt bị mất Huy chương Vàng và chung kết bóng đá nữ tại SEA Games 32. Trong những khoảnh khắc ấy, tất cả người làm báo thể thao có mặt tại thực địa hồi hộp không kém nhà quản lí chuyên môn bởi chúng ta có một tinh thần vì màu cờ sắc áo mãnh liệt nên thông tin báo chí luôn cần sự chính xác, minh bạch nhất.

Chúng tôi vẫn nhớ, ngay khi Nguyễn Thị Oanh về nhất nội dung 3.000 m chướng ngại vật sau khi cô vừa thi đấu cự li 1.500 m khoảng 20 phút trước đó, tất cả giới truyền thông Việt Nam có mặt ở sân vận động Morodok Techo (Campuchia) vây chặt lấy cô. Mỗi người một câu hỏi để làm thế nào Oanh bày tỏ hết cảm xúc của mình. Trước ống kính phóng viên, Oanh vừa lau mồ hôi vừa bày tỏ thật chậm rãi cảm xúc bản thân bởi lúc đó ai cũng hiểu nữ tuyển thủ thật mệt khi thi đấu xong.

Nhưng với báo chí, tính thời sự phải ghi lại chân thực nhất và không ai có thể bỏ lỡ giây phút quan trọng này. “Trong mỗi ngày thi đấu, chúng tôi luôn kiểm tra thật kỹ thông tin, từng kết quả thi đấu để làm sao anh em truyền thông có được đúng kết quả, các bài viết được chính xác và chân thực nhất. Thực tế, mỗi người như chúng tôi làm công việc cũng không khác gì lãnh đội đó là kiểm tra thật chi tiết kết quả”, cán bộ truyền thông Thu Sâm của Đoàn thể thao Việt Nam chia sẻ.

Đó là với công việc trong vai trò thành viên Đoàn thể thao Việt Nam, về nghiệp vụ, bà Thu Sâm đang công tác ở cơ quan báo Văn Hóa nên rất hiểu việc tác nghiệp thể thao trong những giải đấu cấp Đại hội từ khu vực cho tới châu lục (ASIAD) hay thế giới (Olympic) đều có những khó khăn. Trên hết, ưu tiên của người làm báo chí thể thao là kết quả chính xác, hình ảnh đúng con người, đúng nội dung thi đấu.

Khi trực tiếp có mặt tại khu nhà thi đấu võ Chroy Changvar tại SEA Games 32 sẽ hiểu thế nào là ăn, ngủ và thở cùng thành tích thi đấu. Bởi lẽ, các môn võ được tổ chức từ sáng đến chiều tối nên phóng viên, nhà báo, biên tập viên thể thao túc trực gần như 24/24 ở các điểm tranh tài. Khi được khoảng thời gian nghỉ trưa ngắn ngủi, họ cũng chợp mắt lấy lại sức, ăn một suất cơm hộp ngay ở nhà thi đấu như chính huấn luyện viên, vận động viên.

Nhưng khi võ sĩ Việt Nam vào tranh tài, ống kính máy quay và ống kính máy ảnh của phóng viên thể thao Việt Nam lại hứng khởi ghi nhận thật sát từng phút tranh tài. Chính thế, ở chung kết hạng 50 kg nữ của môn pencak silat, khi võ sĩ Hồng Ân của Việt Nam được trọng tài sàn thông báo chiến thắng nhưng tổng trọng tài lại phủ quyết kết quả, tất cả phóng viên Việt Nam có mặt trực tiếp đều lên tiếng thật mạnh mẽ để tuyển thủ chúng ta không bị xử ép.

Về sau, Hồng Ân được công nhận đúng tấm Huy chương Vàng đạt được và ngay tại sàn, Phó Đoàn thể thao Việt Nam - ông Hoàng Quốc Vinh bày tỏ: “Chúng ta phản ứng chính xác bằng luật. Đồng thời, những hình ảnh trực tiếp và thông tin nhanh nhất của báo chí phản ánh ngay tức thì giúp người hâm mộ thấy được chính xác nhất về kết quả dành cho vận động viên Việt Nam”.

Tại SEA Games 32, Ban tổ chức chủ nhà Campuchia phục vụ hoạt động tác nghiệp cho các phóng viên, nhà báo, biên tập viên tới tác nghiệp với cơ sở vật chất tốt nhất. Đồng thời, quốc gia chủ nhà đã thể hiện sự quan tâm và đề cao vai trò của báo chí, truyền thông đối với thành công của kỳ Đại hội trên. Theo con số thông báo, có 2.095 phóng viên đăng ký và được cấp thẻ tác nghiệp tại SEA Games 32 năm 2023. Trong đó, có 1.188 phóng viên bản địa và 907 phóng viên nước ngoài. Trong số các phóng viên nước ngoài, có hơn 500 phóng viên Việt Nam đăng ký và được cấp thẻ tác nghiệp tại SEA Games 32.
Trong khi đó, tại SEA Games 31 diễn ra ở Việt Nam có 616 phóng viên ảnh, báo viết Việt Nam và khoảng 200 quay phim, phóng viên, biên tập viên truyền hình đã đăng ký tác nghiệp. Con số thẻ được cấp cho các phóng viên, biên tập viên quốc tế tới Đại hội là khoảng 500 người. Ở cả hai kỳ SEA Games 31 và SEA Games 32, các Trung tâm báo chí phục vụ cho Đại hội được trang bị các thiết bị hiện đại nhất để cập nhật đầy đủ thông tin, hình ảnh các môn thi đấu ngay trong thời điểm tranh tài.

HOÀI VIỆT
TIN LIÊN QUAN

Thể thao Việt Nam sáng cửa có tấm vé đầu tiên dự Olympic 2024

MINH PHONG |

Tấm huy chương vàng giải xe đạp đường trường châu Á 2023 có thể giúp vận động viên Nguyễn Thị Thật giành vé dự Olympic 2024.

Thể thao Việt Nam và những chuyến tập huấn tại Mỹ

HOÀI VIỆT |

Chúng ta vẫn luôn tìm cơ hội cho các đội tuyển thể thao quốc gia được một lần tới Mỹ tập huấn, tập luyện bởi về chuyên môn thì đây là miền đất hứa để nâng cao trình độ. Thể thao Việt Nam đã có nhiều chương trình tập luyện tại Mỹ cho một số nội dung của một số đội tuyển và cá nhân tuyển thủ nhất định. Từ những lần tập huấn như vậy, không ít người thành danh và cũng kể như đó là sự mở mang thành công.

Bài toán kinh tế thể thao nhìn từ chuyện xuất khẩu vận động viên

HOÀI VIỆT |

Nếu có được một môi trường đào tạo tốt, có sản phẩm là những vận động viên thành danh, chúng ta hoàn toàn có thể tạo ra một thị trường xuất khẩu vận động viên...

Khởi công gần nửa năm, việc thi công cầu Thống Nhất ở Đồng Nai vẫn đứng im

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Hạng mục cầu Thống Nhất và đường dẫn 2 đầu cầu thuộc dự án Đường trục trung tâm TP Biên Hòa (tổng mức đầu tư 1.500 tỉ đồng) được khởi công từ cuối tháng 1.2023, nhưng đến nay sau gần nửa năm vẫn chưa thể thi công, hạng mục này gần như đứng im gần nửa năm qua.

Đã bắt hết những đối tượng cầm đầu vụ tấn công trụ sở 2 UBND xã ở Đắk Lắk

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Lực lượng Công an đã bắt tất cả những đối tượng cầm đầu trong vụ tấn công trụ sở UBND 2 xã trên địa bàn huyện Cư Kuin.

Xử nguyên Phó Chủ tịch TP Mỹ Tho cùng 7 bị cáo vụ Công ty Công trình đô thị

Thành Nhân |

Ngày 20.6, Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Tiền Giang xét xử sơ thẩm lần 2, vụ án "Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng", "Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản" và "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Công ty TNHH MTV Công trình đô thị Mỹ Tho (sau đây gọi là Công ty Công trình đô thị Mỹ Tho).

Dân kéo xe, ngang nhiên đổ phế thải, rác thải ngay dưới biển cấm ở Hà Nội

Ngọc Thuỳ - Thuỳ Dương |

Trên vỉa hè, sát mép đường, hoặc ngay dưới biểm cấm, thì rác thải vẫn xuất hiện và được người dân vô tư kéo xe đổ thẳng xuống các khu vực còn đất trống với mật độ dày đặc, trải dài quanh Dự án công viên văn hóa - vui chơi, giải trí - thể thao quận Hà Đông (Hà Nội).

Được đóng bảo hiểm xã hội vẫn lo không có lương hưu

THUỲ DƯƠNG - THIỆN NHÂN |

Đi làm ở các doanh nghiệp dù có đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) nhưng không ít người lao động cho biết họ vẫn không hy vọng hết tuổi lao động sẽ có lương hưu bởi nhiều lí do.

Thể thao Việt Nam sáng cửa có tấm vé đầu tiên dự Olympic 2024

MINH PHONG |

Tấm huy chương vàng giải xe đạp đường trường châu Á 2023 có thể giúp vận động viên Nguyễn Thị Thật giành vé dự Olympic 2024.

Thể thao Việt Nam và những chuyến tập huấn tại Mỹ

HOÀI VIỆT |

Chúng ta vẫn luôn tìm cơ hội cho các đội tuyển thể thao quốc gia được một lần tới Mỹ tập huấn, tập luyện bởi về chuyên môn thì đây là miền đất hứa để nâng cao trình độ. Thể thao Việt Nam đã có nhiều chương trình tập luyện tại Mỹ cho một số nội dung của một số đội tuyển và cá nhân tuyển thủ nhất định. Từ những lần tập huấn như vậy, không ít người thành danh và cũng kể như đó là sự mở mang thành công.

Bài toán kinh tế thể thao nhìn từ chuyện xuất khẩu vận động viên

HOÀI VIỆT |

Nếu có được một môi trường đào tạo tốt, có sản phẩm là những vận động viên thành danh, chúng ta hoàn toàn có thể tạo ra một thị trường xuất khẩu vận động viên...