Nhìn lại Hội nghị Thượng đỉnh Nga - Mỹ

Trần Bách |

Ngày 20 tháng 5, hai bộ trưởng ngoại giao Mỹ và Nga đã gặp nhau tại Reykyavik (thủ đô Iceland) để chuẩn bị cho cuộc Họp thượng đỉnh Mỹ Nga tại Geneva. Nhiều bình luận đã liên tưởng cuộc họp này với cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ R. Reagan và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô M. Gorbachev nhằm “phá băng” cuộc Chiến tranh Lạnh.

1. Có vẻ như mọi sự so sánh đều khập khiễng. Cuộc gặp gỡ cấp cao giữa J. Biden và V. Putin ngày 16 tháng 6 vừa qua diễn ra trong bối cảnh khác hẳn. Hai bên đều cho rằng “quan hệ song phương đang ở mức tồi tệ nhất”. Nga sáp nhập vùng Crimea năm 2014. Mỹ tố cáo Nga xâm lược Ukraine, can thiệp vào bầu cử ở Mỹ, tấn công mạng vào cơ sở hạ tầng của Mỹ, phê phán việc Nga đối xử với nhân vật đối lập A. Nalvany. Nga chỉ trích những biện pháp trừng phạt Mỹ đánh vào Nga trong những năm vừa qua.

Trước hội nghị, cả Mỹ và Nga đều không hy vọng cuộc gặp thượng đỉnh tại Geneva sẽ “phá băng” hoặc đạt được nhiều kết quả. Phía Mỹ tuyên bố chỉ mong muốn có “quan hệ ổn định và khả đoán” với Nga. Phía Nga cho biết tuy hy vọng cuộc gặp “có kết quả” nhưng ông Putin cho biết “bản thân không kỳ vọng có bất kỳ đột phá nào trong quan hệ Nga - Mỹ. Sẽ không có kết quả nào làm chúng ta phải ngạc nhiên”.

Một quan chức Toà Nhà trắng cho biết, chính quyền Biden trông chờ ba kết quả, đó là (1) xác định rõ ràng những lĩnh vực hai bên có thể cùng thúc đẩy quyền lợi dân tộc và làm cho thế giới an toàn hơn; (2) xác định những lĩnh vực thuộc lợi ích quốc gia quan trọng của Mỹ và ở những nơi mà hoạt động của Nga đi ngược những lợi ích này sẽ gây ra phản ứng từ phía Mỹ; (3) Biden giải thích rõ ràng về tầm nhìn của Mỹ về giá trị và ưu tiên quốc gia.

Trong nhiều năm, kể cả những năm Chiến tranh Lạnh, hai bên đã tổ chức nhiều hội nghị thượng đỉnh chỉ nhằm “nêu vấn đề” với phía bên kia. Lần này cũng không ngoại lệ. Cũng như các cuộc thượng đỉnh trước đây, tại hội nghị tại Geneva, ông Biden cũng “bày tỏ quan ngại” về nhân quyền. Ông nêu ra những hành động của Nga mà Mỹ cho rằng đáng quan ngại. Ông cũng đưa ra hai làn ranh “mềm”, đó là hậu quả “thảm hại” (tuy không được nêu cụ thể) nếu nhân vật đối lập A. Navalny chết trong tù và hành động trả đũa đối với tấn công mạng Mỹ. Tuy nhiên ông Putin né tránh chỉ trích của Mỹ bằng cách phê phán và nêu ra những hành động tương tự của Mỹ.

Mỹ coi biến đổi khí hậu là nguyên tắc quan trọng của chính sách đối ngoại và hai bên đã tìm hiểu những lĩnh vực có thể hợp tác trong giải quyết vấn đề môi trường, đặc biệt là vùng Bắc Cực. Hai bên đã thoả thuận sẽ cử đại sứ trở lại Washington và Moscow (trên thực tế Đại sứ Nga đã trở lại Washington và Đại sứ Mỹ sẽ trở lại Moscow trong tuần); tiến hành “tham khảo ý kiến” về an ninh mạng, tiến hành hợp tác ở Bắc Cực và cố gắng tìm ra thoả hiệp trong vấn đề hai công dân Mỹ là Trevor Reed và Paul Whelan đang bị Nga giam giữ.

2. Hai bên ra một tuyên bố chung, tuy nhiên chỉ gồm 143 từ về đối thoại ổn định chiến lược. Theo đó, hai bên nhận thấy rằng ngay cả khi quan hệ căng thẳng, hai bên vẫn có thể có tiến bộ tiến đến mục tiêu chung là “khả đoán trong lĩnh vực chiến lược, giảm nguy cơ xung đột vũ trang và mối đe dọa chiến tranh hạt nhân”. Hai bên khẳng định lại nguyên tắc chiến tranh hạt nhân là không thể thắng được và không nên để xảy ra. Những câu chữ này gợi cho chúng ta nhớ lại thời Chiến tranh Lạnh khi hai bên đều thấy rằng nên tránh sử dụng vũ khí hạt nhân vì sẽ huỷ diệt cả hai nước. Những vấn đề còn khác biệt và cách xa nhau về quan điểm là vấn đề nhân quyền, Navalny, lãnh tụ phe đối lập, việc Nga tăng cường lực lượng quân sự ở gần biên giới Đông Ukrine, việc Ukraine có ý định gia nhập NATO. Theo nhiều nhà quan sát thì cách biệt lớn nhất có thể thấy trong việc hai bên không hứa hẹn gì về gặp gỡ tiếp theo.

Tuy nhiên, đánh giá về kết quả hội nghị, các nhà quan sát cho rằng, việc hai bên quyết định gặp nhau cũng đã là một dấu hiệu đáng mừng cho quan hệ quốc tế và quan hệ song phương. Kết thúc Hội nghị, ông Biden cho rằng Hội nghị có kết quả “tích cực”. Ông nói rằng: “Điều cơ bản mà tôi nói với Tổng thống Putin là chúng ta cần có những điều cơ bản nhất của luật giao thông mà hai bên đều phải tuân thủ”. Trong khi đó, ông Putin mô tả Hội nghị là “có tính xây dựng” và không có những hành động “thù địch”. Ông còn nói thêm là “khó có thể nói” rằng quan hệ đã được cải thiện, nhưng đã có “những tia hy vọng”. Hai bên có vẻ đã có “cùng tiếng nói” và có “đối thoại thực dụng về lợi ích của mình”.

3. Như dự đoán của cả hai bên, hội nghị đã không đạt được “đột phá” trong quan hệ. Tuy nhiên, hội nghị đã khiến quan hệ Nga - Mỹ “ít nguy hiểm và ít bất ổn hơn”. Câu hỏi cần đặt ra là tại sao hai bên lại đồng ý tổ chức Hội nghị khi đã biết rằng không thể có kết quả tích cực?

Theo nhiều nhà quan sát, cả hai cường quốc đều cảm thấy bất ổn nếu cứ để tình trạng căng thẳng kéo dài. Hơn nữa, cả hai nước đều mong muốn hiểu biết thêm về đối thủ của mình. Mỹ mong muốn gặp Nga vì muốn cho Nga thấy được thái độ của mình về nhiều vấn đề trong quan hệ hai nước và muốn Nga tách khỏi “liên minh” Nga - Trung, không có lợi cho Mỹ. Về phần mình, Nga muốn “duy trì ghế của mình ở bàn đàm phán”. Ông Putin cảm thấy thoải mái ở vị trí đó và có vẻ như thích được công nhận là đã ngồi với ông Biden, theo nhiều nhận xét của báo giới. Hội nghị Thượng đỉnh đã nâng vị thế của Nga, ông Biden đã gọi Nga là “nước lớn”.

Thứ hai là nhân tố Trung Quốc. Kể từ khi nhậm chức ngày 20 tháng 1 năm 2021, hai điểm chính của chính sách đối ngoại của ông Biden là chính sách chống Trung Quốc và biến đổi khí hậu. Tháng trước, Mỹ đã dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Nga liên quan đến đường ống dẫn khí Nordstream 2. Việc dỡ bỏ có phần là do Mỹ mong muốn tạo bầu không khí hữu hảo cho Hội nghị Thượng đỉnh, nhưng chủ yếu là do Mỹ muốn Nga tách khỏi Trung Quốc và phần nào là không muốn gián đoạn quan hệ với Đức trước Hội nghị Thượng đỉnh G7 và NATO.

Theo các nhà quan sát, Hội nghị Thượng đỉnh Nga - Mỹ tại Geneva cho thấy ở thời điểm hiện tại Mỹ cũng sẽ chỉ nêu “bày tỏ quan ngại” như trong những hội nghị trước đây. Và do vậy Mỹ cũng sẽ sẵn sàng trì hoãn hay gạt sang một bên những vấn đề chưa trọng tâm để nhằm đạt được những ưu tiên cao nhất của mình. Điều này giải thích tại sao hội nghị dự kiến kéo dài 5 tiếng đã kết thúc sau hai phiên họp kéo dài 3 tiếng 32 phút. Vì những lý do đó, những “bày tỏ quan ngại” của Mỹ sẽ khó có thể trở thành “hành động cứng rắn”.

Cũng đã có một số nhà nghiên cứu so sánh Hội nghị Thượng đỉnh Geneva với Hội nghị Thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ R. Kennedy và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô N. Khrushchev năm 1961 tại Vienna. Hy vọng rằng sau Hội nghị lần này sẽ không có biến cố nào phương hại cho hoà bình và ổn định.

Trần Bách
TIN LIÊN QUAN

Hội nghị thượng đỉnh Nga-Mỹ: Thẳng thắn, không khiêu khích và thực dụng

Song Minh |

Giới chức Nga-Mỹ nhận định, Hội nghị Thượng đỉnh giữa Tổng thống Vladimir Putin và người đồng cấp Joe Biden ở Geneva, Thuỵ Sĩ ngày 16.6 không thể ngay lập tức cải thiện được mối quan hệ giữa hai nước, nhưng tinh thần chung của cuộc gặp là thẳng thắn, xây dựng, không khiêu khích và thực dụng.

Chốt hội nghị thượng đỉnh đầu tiên Tổng thống Biden-Putin

Khánh Minh |

Nga và Mỹ xác nhận thời gian, địa điểm hội nghị thượng đỉnh đầu tiên giữa Tổng thống Joe Biden và Vladimir Putin.

Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu: Nước Mỹ trở lại

Song Minh |

Nhận lời mời của Tổng thống Mỹ Joe Biden, Chủ tịch Nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ tham dự và phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu được tổ chức theo hình thức trực tuyến từ ngày 22-23.4.2021. Sự kiện đặc biệt này được cho là đánh dấu sự trở lại của nước Mỹ trong nỗ lực chống biến đổi khí hậu toàn cầu.

Mỹ, Trung Quốc cam kết hợp tác trước thềm hội nghị thượng đỉnh quan trọng

Phương Linh |

Mỹ và Trung Quốc cam kết mạnh mẽ hơn chống biến đổi khí hậu trước thềm hội nghị thượng đỉnh cuối năm 2021.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Hội nghị thượng đỉnh Nga-Mỹ: Thẳng thắn, không khiêu khích và thực dụng

Song Minh |

Giới chức Nga-Mỹ nhận định, Hội nghị Thượng đỉnh giữa Tổng thống Vladimir Putin và người đồng cấp Joe Biden ở Geneva, Thuỵ Sĩ ngày 16.6 không thể ngay lập tức cải thiện được mối quan hệ giữa hai nước, nhưng tinh thần chung của cuộc gặp là thẳng thắn, xây dựng, không khiêu khích và thực dụng.

Chốt hội nghị thượng đỉnh đầu tiên Tổng thống Biden-Putin

Khánh Minh |

Nga và Mỹ xác nhận thời gian, địa điểm hội nghị thượng đỉnh đầu tiên giữa Tổng thống Joe Biden và Vladimir Putin.

Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu: Nước Mỹ trở lại

Song Minh |

Nhận lời mời của Tổng thống Mỹ Joe Biden, Chủ tịch Nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ tham dự và phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu được tổ chức theo hình thức trực tuyến từ ngày 22-23.4.2021. Sự kiện đặc biệt này được cho là đánh dấu sự trở lại của nước Mỹ trong nỗ lực chống biến đổi khí hậu toàn cầu.

Mỹ, Trung Quốc cam kết hợp tác trước thềm hội nghị thượng đỉnh quan trọng

Phương Linh |

Mỹ và Trung Quốc cam kết mạnh mẽ hơn chống biến đổi khí hậu trước thềm hội nghị thượng đỉnh cuối năm 2021.