Nhà văn Nguyễn Một và cái nhìn “Từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín”

ngọc dủ (thực hiện) |

Trong cuộc trò chuyện đầu năm với Báo Lao Động, nhà văn Nguyễn Một - người vừa đoạt Giải thưởng văn học Hội nhà văn Việt Nam năm 2023 với tác phẩm “Từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín” đã đưa ra những góc nhìn về câu chuyện của một tác phẩm viết về đề tài chiến tranh, giai đoạn hậu chiến và những thông điệp đằng sau của nó.

Cảm xúc của anh khi đứa con tinh thần của mình đạt giải thưởng cao nhất tại Giải thưởng văn học Hội nhà văn Việt Nam năm 2023?
- Năm 2010 tiểu thuyết đầu tay “Đất trời vần vũ” của tôi được trao giải C trong cuộc thi tiểu thuyết của Hội nhà văn tổ chức, tôi đã rất vui mừng và giải đó là động lực rất lớn để tôi viết tiểu thuyết “Ngược mặt trời” vào năm 2012.

Sau mười năm nuôi dưỡng ý tưởng tôi cho ra đời tiểu thuyết “Từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín”, tôi không có ý định dự giải hàng năm, vì e rằng mình khó có thêm giải thưởng đầy vinh dự này, nên khi có giải tôi rất xúc động và lấy làm biết ơn vì Hội nhà văn đã ghi nhận công sức của mình.

Nhà văn Nguyễn Một. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Nhà văn Nguyễn Một. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Không ít độc giả, giới chuyên môn đánh giá không bất ngờ khi “Từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín” đạt giải thưởng này, anh nghĩ sao về nhận định này?

- Khi ra mắt vào giữa tháng 6.2023, cuốn sách được bạn đọc đón nhận nồng nhiệt, nhiều bạn đọc viết cảm nhận trên Facebook, truyền thông cũng quan tâm. Đặc biệt, Công ty sách Liên Việt đã tái bản ngay sau 10 ngày phát hành khiến tôi khá bất ngờ.

Nhà phê bình văn học Nguyễn Hoài Nam nói với tôi là đã nhìn thấy giải thưởng Hội nhà văn năm nay và ông khẳng định trong bài viết của mình: “Từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín"- một tiểu thuyết chiến tranh xuất sắc của văn chương Việt Nam trong khoảng hai mươi lăm năm đầu thế kỷ XXI".

Ngoài ra các nhà văn Bảo Ninh, nhà văn Nguyễn Văn Thọ, nhà văn Nguyễn Hiệp... cũng gọi điện chia sẻ dự đoán cuốn sách đáng trao giải năm nay. Tuy nhiên, tôi vẫn không tự tin cho đến lúc cô Liên - Giám đốc Công ty sách Liên Việt rồi nhà văn Yên Ba thúc giục, tôi mới đồng ý cho anh ấy gửi đi dự giải.

Tác phẩm “Từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín”. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Tác phẩm “Từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín”. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Tiểu thuyết “Từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín” đã tạo được sức hút đối với bạn đọc và giới văn chương khi tác phẩm chạm đến đề tài chiến tranh, giai đoạn hậu chiến. Anh nghĩ đâu là nguyên do?

- Thú thật đây là câu hỏi khó vì khi tác phẩm ra đời thì số phận của nó sẽ do bạn đọc quyết định chứ không phải của nhà văn nữa cho nên tôi khó mà trả lời được câu hỏi này trọn vẹn.

Nhiều bạn đọc chỉ ra những lý do mà họ yêu thích trên trang cá nhân chính tôi cũng bất ngờ. Tôi nhớ ngày tôi ra mắt sách, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đến dự và nhận xét đại ý: “Nguyễn Một đã thành công khi chỉ ra số phận con người trước thách thức của chiến tranh nhưng ở đằng sau đó, nhà văn đã chỉ ra dân tộc Việt Nam đi qua cuộc chiến với giá vô cùng đắt vì thế mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút hòa bình hôm nay phải được trân trọng và không thể đánh mất...

Sau gần 50 năm hòa bình, nhà văn Nguyễn Một đã trở về chiến tranh nhưng không phải đau thương, than khóc thêm một lần nữa và cũng không phải ngạo mạn với chiến thắng thêm một lần nữa mà ông quay trở lại tìm cách để không xảy ra một cuộc chiến tranh trong tương lai...”.

Không biết đó có phải là lý do mà bạn đọc Việt Nam với tinh thần yêu chuộng hòa bình đã đón nhận cuốn tiểu thuyết?

Nhắc đến chiến tranh, người ta sẽ nghĩ nhiều về mất mát, đau thương, còn với anh, thông điệp anh muốn truyền tải thông qua tác phẩm này là gì?

- Câu trả lời có ngay trong tác phẩm ở trang 314 (cuốn tái bản) nhân vật Tâm nói với người yêu mình: "Tình yêu của em quá lớn khiến anh mới thấy mình không xứng đáng. Lịch sử là điều mà con người không thể thay đổi, đừng để lịch sử giày vò tương lai của chúng ta...”.

Nhà văn Nguyễn Văn Thọ cũng chỉ ra thông điệp trong bài viết của mình như sau: “Một cuộc chiến đầy oái oăm, cái nọ chen lẫn cái kia... Song điều đáng chú ý hơn nữa là tuy vậy, lòng nhân vẫn ánh lên trong mạch truyện, được khai mạch không chỉ ở vị trí và chức phận của chiến tuyến mà nó nằm trong những triết lý nhỏ rải rác khắp cuốn sách, cho các nhân vật của mình”.

Hãy yêu thương và tha thứ để hướng tới tương lai tốt đẹp! - đó là thông điệp của tác phẩm.

Điều gì thôi thúc anh viết “Từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín”? Anh từng tiết lộ mình là nạn nhân của chiến tranh, có phải đây là một trong những nguyên nhân khiến anh nung nấu ý tưởng viết cuốn sách này?

- Tôi xin trích một đoạn trong bài viết của nhà triết học Nguyễn Hoàng Đức để trả lời câu hỏi này: “Với nhà văn Nguyễn Một, trong cuốn “Từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín”, ta thấy rất rõ sứ mệnh của tác giả viết cuốn này ngay từ trong bào thai định mệnh.

Nguyễn Một quê ở Quảng Nam, chiến trường rung chuyển ác liệt của cuộc chiến. Cha của anh bị bắn chết khi anh chưa đẻ. Lúc anh bốn tuổi, mẹ đang bồng anh ngủ thì bị một viên đạn vu vơ bay vào trúng đầu, máu tuôn xối xả ướt cả thân anh...

Nguyễn Một lớn lên trong tiếng súng, mà không phải từ lúc đó anh mới trải nghiệm tâm cảm của chiến tranh, bởi lẽ ngay từ lúc là thai nhi anh đã cùng nhịp đập với mẹ mình, hoảng hốt, lo sợ, ngay ngáy trăn trở về cuộc chiến, mẹ anh thảng thốt, buồn đau, sợ hãi khi cha anh mất, rồi cùng gia đình, hàng xóm chui rúc hầm tối, tang thương trước những cái chết lãng nhách...

Người ta còn có cả tiềm thức và vô thức nữa, cái anh lớn lên chứng kiến cuộc chiến chỉ là ý thức thôi so với đại dương vô thức của anh và cả cộng đồng. Đó là điều thôi thúc anh viết nên tác phẩm này.”

Nếu nói tác phẩm “Từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín” không chỉ bám vào sự chuyển đổi của thời cuộc, mà còn khắc họa được bức tranh nhiều vùng nông thôn, đô thị của miền Nam lẫn cảm thức của những thân phận, của thời cuộc. Anh nghĩ sao?

- Đúng như vậy, tôi đã dành mười năm tranh thủ những ngày nghỉ để đọc hàng đống tư liệu. Thay vì đi du lịch tôi lang thang những vùng đất nơi tôi sinh là Quảng Nam và nơi tôi sống là Đồng Nai, hỏi thăm những người thời đó để tích lũy kiến thức và vốn sống nhằm khắc họa được không gian của miền Nam trong thời chiến.

Hiện nay, nhiều bạn trẻ yêu sách và lịch sử nhưng vẫn loay hoay tìm cho mình hướng đi, anh có lời khuyên gì không?


- Những người trẻ bây giờ giỏi ngoại ngữ và công nghệ nên tôi nghĩ họ không quá khó khăn hay loay hoay tìm hướng đi đâu.
Vấn đề là những bạn nào cần tìm hướng đi họ sẽ tìm ra ngay, không dại gì đưa ra lời khuyên cho người trẻ mà chính thế hệ chúng tôi mới cần lời khuyên của họ. Chính tôi khi viết mấy cuốn tiểu thuyết đều tìm kiếm lời khuyên của người trẻ đấy, nhất là ý kiến của con gái Nguyễn Dạ Thảo Linh đang sống ở Nhật. Cô ấy đã chỉ cho tôi biết thế hệ cô ấy cần đọc gì và tôi phải chọn cách viết như thế nào.

Anh cảm nhận như thế nào về “gu” độc giả hiện tại?

- Nhiều nhà văn than phiền: “Bây giờ người Việt ít đọc sách!”. Không đúng đâu, vấn đề là cuốn sách đó như thế nào? Bây giờ cuộc sống hiện đại thời gian rất quý, do vậy bạn đọc chỉ đọc những gì cần thiết mang lại kiến thức và cảm xúc cho họ.

Kế hoạch của anh sau tiểu thuyết này là gì?

- Bên cạnh kế hoạch khá lớn về công việc của tập đoàn nơi tôi đang công tác với vai trò Giám đốc cao cấp phụ trách Văn hóa - Truyền thông, tôi sẽ có thời gian cho văn chương như sau: “Tập hợp những bài viết của các nhà văn, nhà phê bình viết về cuốn sách để cho Công ty sách Liên Việt đưa vào bản in lần thứ ba sau Tết Âm lịch. Hoàn thiện bản thảo cuốn tự truyện có tên “Mây đen bay qua” dự định xuất bản năm 2024.

Ngoài ra, tôi sẽ viết một cuốn về đời sống đương đại mà nhân vật sẽ là các doanh nhân và một cuốn thiếu nhi cho tủ sách dành cho trẻ em miền núi của Hội Nhà văn.

ngọc dủ (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Nhà văn trăn trở với cuộc sống mưu sinh của người lao động dân tộc thiểu số

Thanh Hải (thực hiện) |

Tiểu thuyết “Chiếc yếm ngực màu đỏ” của nhà văn Đinh Ngọc Hùng viết về cuộc sống lao động, mưu sinh của đồng bào dân tộc thiểu số, giành giải Khuyến khích Cuộc thi “Sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn”.

Nhà văn dành 6 năm để thấu hiểu cuộc sống của công nhân ngành dầu khí

Thanh Hải (thực hiện) |

Tác phẩm tiểu thuyết “Phía sau tiếng sóng” của tác giả Trương Quốc Anh xuất sắc giành giải Nhì tại Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn.

Nhà văn viết truyện từ tư liệu sống ngồn ngộn về nghề thợ mỏ

Anh Trang (thực hiện) |

Tác giả Nguyễn Thanh Bình chia sẻ với phóng viên Lao Động về những chất liệu đã giúp anh viết truyện ngắn “Một gia đình thợ mỏ” - tác phẩm tạo ấn tượng trong cuộc thi Sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn.

Biển số ngũ quý 4 siêu khủng sẽ có trong phiên đấu giá biển số ngày 15.1

Hải Danh |

Đấu giá biển số: Trong ngày 15.1, Công ty Đấu giá hợp danh Việt Nam (VPA) sẽ tổ chức đấu giá 7.000 biển số trong 10 khung giờ. Trong phiên đấu giá lần này, xuất hiện hàng loạt biển số siêu khủng như: 14A-861.88; 30L-111.19; 38A-598.88; 60K-444.44;...

Hiện trường vụ cháy khiến 4 người thiệt mạng ở phố cổ Hà Nội

Tô Thế |

Vụ cháy sáng nay (15.1) trên phố Hàng Lược (Hoàn Kiếm, Hà Nội) khiến 4 nạn nhân tử vong. Hiện trường vụ hỏa hoan đã được phong tỏa phục vụ công tác điều tra.

Truy tố người mẫu Ngọc Trinh tội Gây rối trật tự công cộng

Anh Tú |

TPHCM - Ngày 15.11, Viện KSND TPHCM đã ban hành cáo trạng, truy tố Trần Thị Ngọc Trinh (35 tuổi, người mẫu, diễn viên, quê Trà Vinh) và Trần Xuân Đông (37 tuổi, ngụ Quận 7, TPHCM) về tội "Gây rối trật tự công cộng". Riêng bị can Trần Xuân Đông bị truy tố thêm tội 'Sử dụng tài liệu giả của cơ quan tổ chức'.

Con đường tử thần ở Hà Nội sắp được chi gần 3.400 tỉ đồng mở rộng

HỮU CHÁNH |

Đường 70 đoạn qua quận Nam Từ Liêm thường xuyên ùn tắc, tai nạn giao thông sẽ được Hà Nội chi gần 3.400 tỉ đồng mở rộng trong giai đoạn 2022 - 2027.

Áp dụng cách tiêu tiền không hoang phí của các tỉ phú trong thời buổi suy thoái kinh tế

Anh Trang |

Trong thời buổi suy thoái kinh tế hay gần hơn là dịp giáp Tết, việc sử dụng tài chính không hoang phí luôn được cân nhắc. Và thói quen tiêu dùng của các tỉ phú là bài học được nhiều người lĩnh ngộ.

Nhà văn trăn trở với cuộc sống mưu sinh của người lao động dân tộc thiểu số

Thanh Hải (thực hiện) |

Tiểu thuyết “Chiếc yếm ngực màu đỏ” của nhà văn Đinh Ngọc Hùng viết về cuộc sống lao động, mưu sinh của đồng bào dân tộc thiểu số, giành giải Khuyến khích Cuộc thi “Sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn”.

Nhà văn dành 6 năm để thấu hiểu cuộc sống của công nhân ngành dầu khí

Thanh Hải (thực hiện) |

Tác phẩm tiểu thuyết “Phía sau tiếng sóng” của tác giả Trương Quốc Anh xuất sắc giành giải Nhì tại Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn.

Nhà văn viết truyện từ tư liệu sống ngồn ngộn về nghề thợ mỏ

Anh Trang (thực hiện) |

Tác giả Nguyễn Thanh Bình chia sẻ với phóng viên Lao Động về những chất liệu đã giúp anh viết truyện ngắn “Một gia đình thợ mỏ” - tác phẩm tạo ấn tượng trong cuộc thi Sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn.