Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp và buổi ra mắt sách trực tuyến

Duy Ngọc |

Tối chủ nhật, ngày 4.7.2021 vừa qua, đã diễn ra buổi ra mắt cuốn sách “Về Nguyễn Huy Thiệp” của 34 tác giả trên nền tảng trực tuyến Zoom do Công ty sách Liên Việt phối hợp với NXB Dân trí và Gallery 39 tổ chức, nhân 100 ngày mất của nhà văn.

Đây là buổi ra mắt sách trực tuyến đầu tiên ở Việt Nam và được phát trực tiếp trên ứng dụng Facebook. Nhờ vậy chương trình đã quy tụ được các diễn giả từ khắp mọi miền Tổ quốc và trên các châu lục. Rất nhiều kiều bào ở Châu Âu đã đón chờ sự kiện này và đặt câu hỏi cho các diễn giả. Họ đều nói rằng mình là độc giả của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp và trong giai đoạn dịch bệnh hạn chế đi lại này, buổi ra mắt sách trực tuyến thực sự là một sự kiện ý nghĩa đối với họ.

1. Cuốn sách hơn 200 trang thiết kế đầy sáng tạo và nghệ thuật theo ý tưởng của họa sĩ Lê Thiết Cương, một người bạn thân thiết của nhà văn lúc sinh thời, là tập hợp những tản văn, ký, phê bình văn học, phỏng vấn và thơ của các tác giả về con người và tác phẩm của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Trong đó có các cây bút điển hình như Nguyên Ngọc, Nguyễn Duy, Nguyễn Thụy Kha, Vương Trí Nhàn, Nguyễn Thị Minh Thái, Văn Giá, Võ Thị Xuân Hà, Nguyễn Hữu Hồng Minh, Phan Huyền Thư, Vi Thùy Linh... Bên cạnh đó cũng có các tác giả nước ngoài như Peter Zinoman, Thomas A. Bass, Thiery Leclere... Đặc biệt, bài đầu tiên của tập sách cũng đồng thời là bài phê bình văn học đầu tiên về văn chương Nguyễn Huy Thiệp, được in như lời giới thiệu trong tập truyện ngắn “Tướng về hưu” (1987 - cũng là cuốn sách đầu tiên của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp): “Tôi không chúc bạn thuận buồm xuôi gió” của nhà phê bình Hoàng Ngọc Hiến. Bài cuối cùng của cuốn sách là “Nói chuyện một mình”, cũng là sản phẩm cuối cùng của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, ông viết vào dịp trước Tết âm lịch 2020, một phỏng vấn tự hỏi đáp và độc thoại. Cuốn sách cũng trân trọng lưu giữ điếu văn vĩnh biệt nhà văn Nguyễn Huy Thiệp do nhà văn Nguyễn Quang Thiều soạn thảo. Phần hai của cuốn sách là ảnh tư liệu được Gallery 39 sưu tầm. Đó là những tấm hình chụp nhà văn cùng gia đình và bạn bè, một số tác phẩm gốm của ông và đặc biệt những bức tranh đề thơ của nhà văn khi ông đã nằm trên giường bệnh.

Cuốn sách là những mảnh ghép đa diện để sắp đặt thành một bức chân dung tương đối trọn vẹn về nhân vật được nhà văn Nguyễn Quang Thiều mệnh danh là “Người trị vì ngai vàng trong thế giới truyện ngắn Việt Nam đương đại” hay “Nhà văn của những con người bị sỉ nhục” theo cách gọi của nhà phê bình Hoàng Ngọc Hiến; hoặc như Bảo Ninh “Nhà văn tầm châu lục”; còn giản đơn theo cách của Marion Hennebert (nguyên giám đốc NXB Aube, Pháp) thì “Thiệp đơn thuần là một đại văn hào”. Chỉ riêng những mảnh ghép ngồn ngộn chi tiết sinh động ấy đủ làm nên một nhân vật văn học điển hình giữa đời thực: Một Nguyễn Huy Thiệp lặng lẽ giữa đám đông và danh vọng, một Nguyễn Huy Thiệp đầy dằn vặt, cay đắng đi hết chặng đường của mưu sinh, hào quang, mất mát và tật bệnh, một Nguyễn Huy Thiệp kinh qua hầu hết những cái họa của kiếp người, một Nguyễn Huy Thiệp khiêm nhường và kiêu hãnh, đôn hậu và sâu cay.

2. Buổi ra mắt sách diễn ra sôi nổi và đầy xúc động. Nhà văn Võ Thị Xuân Hà đã rưng rưng nước mắt khi chia sẻ rằng, sự ra đi của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã gây ra nỗi ngạc nhiên, mất mát và đau xót cho cả làng văn. “Khi Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện thì tôi đang học khóa IV trường Viết văn Nguyễn Du và sự xuất hiện của ông là một chất xúc tác rất lớn. Ông đã gióng lên hồi chuông thức tỉnh và tự vấn không chỉ cho độc giả mà còn người viết. Đối với tác phẩm của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp thì tôi cảm được tính nhạc trong văn, tôi cứ hình dung như một khúc nhạc của đá, thoạt tiên nghe thì trầm, lạnh, ngang ngạnh nhưng thẳm sâu là nỗi buồn da diết và đầy kiêu hãnh”.

Giáo sư sử học người Hà Lan khi giao lưu trực tuyến thì đang ngồi ở Bruxel, Bỉ. Ông là một người luôn theo dõi tin tức văn học Việt Nam và đặc biệt là nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Ông so sánh những ý tưởng trong văn Nguyễn Huy Thiệp có nhiều điểm tương đồng với cách làm phim của đạo diễn Đặng Nhật Minh: “Trong ‘Khi nào cho đến tháng 10’, một trong những bộ phim nổi tiếng của Đặng Nhật Minh, anh rể của Duyên là một cán bộ. Anh này rất mê cái xe máy của mình. Đó là dấu hiệu đầu tiên của sự giàu có, của chủ nghĩa vật chất. Điều này cho thấy sự xung đột của vùng nông thôn cũ với các giá trị đạo đức truyền thống và thế giới đô thị hiện đại với lòng tham và ham muốn vật chất. Tương tự như vậy, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp chỉ ra sự khác biệt giữa thế giới xưa cũ, quý giá và hiện thực vật chất mới. Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp viết mọi thứ với phong cách hài hước và châm biếm, nhưng những gì ông nói với chúng ta vẫn còn là một thực tế trong thời đại của chủ nghĩa vật chất, chủ nghĩa tiêu dùng ngày nay”.

Phát biểu mở đầu, nhà văn Nguyễn Quang Thiều, chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam đã bình luận: “Nguyễn Huy Thiệp dấn thân cho văn chương đến tận cùng. Bằng văn chương, ông bảo vệ con người theo cách của ông. Ông tìm cách mổ xẻ đến tận cùng tất cả những điều tồi tệ, phần bóng tối chìm đắm bên trong mỗi con người. Sự thỏa hiệp đáng sợ nhất là con người tự thỏa hiệp với chính bản thân mình. Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp không phơi bày sự xấu xa của con người mà để con người nhận ra và đi qua nó. Văn của ông giống một con dao mổ chói sáng, chính xác và lộng lẫy. Tôi không đồng ý khi ai đó cho văn chương là một trò chơi, mà văn chương nên là một sự tự sự, mà văn chương Nguyễn Huy Thiệp là một bản tố cáo con người, trong đó có ông.”

3. Nhà văn Di Li, người đã nghĩ ra ý tưởng tổ chức sự kiện trực tuyến lần này và dẫn chương trình cho buổi ra mắt sách kể rằng: “Dù cùng là người viết văn nhưng cả đời tôi mới được nhìn thấy nhà văn Nguyễn Huy Thiệp duy nhất một lần, là trong cuộc ra mắt sách của nhà thơ Nguyễn Hữu Hồng Minh. Ông ngồi tít xa, trong góc, lặng im. Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp hầu như không xuất hiện ở đám đông. Có xuất hiện thì cũng nói rất ít. Vì thế nhiều người bảo ông rất cô đơn. Có hai điều tôi không đồng quan điểm lắm. Thứ nhất là nhiều người bảo văn Nguyễn Huy Thiệp nghiệt và lạnh. Đây rõ ràng là vì thói quen và tính cách dân tộc. Người Việt không có thói quen xem phim hay đọc truyện có cái kết bi hoặc kết mở, mọi sự cần rõ ràng là nhân vật chính diện, người tốt phải được đền bù, kẻ xấu phải bị trừng trị, tốt hay xấu cũng phải rành mạch, hoặc là Tấm hoặc Cám, hoặc Thạch Sanh hoặc Lý Thông, không có chuyện người tốt lại có thể hành động xấu, hoặc người tử tế lại gặp cái kết bi kịch. Trong khi cơ bản thế giới loài người luôn bao gồm cả Thiện và Ác trong cùng một con người, và những nhân vật Thiện-Ác cùng song hành bên trong tính cách luôn xuất hiện trong văn học phương Tây và cả Trung Quốc. Guy de Maupassant có những twist-ending thậm chí còn “nghiệt” nhiều hơn vậy. Văn chương Việt Nam cũng có thói quen lồng sự cảm thông của tác giả đối với nhân vật nhưng nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đặc trưng lối viết men theo nhân vật mà không bình luận, để độc giả tự bộc lộ cảm xúc nên nhiều người cảm thấy văn ông lạnh.

Thứ hai là nhiều người bảo nhà văn Nguyễn Huy Thiệp cô đơn, tôi cho rằng hoàn toàn ngược lại. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp nói rằng nhờ văn chương mà ông có vô cùng nhiều bạn bè, trong và ngoài nước. Nhưng có lẽ ông thích cô độc, không thích giao du, đơn giản vì cô độc mới có thời gian tư duy và sáng tạo, chứ ông mà giao lưu, gặp gỡ suốt ngày thì nhẽ lại không có nhiều tác phẩm đỉnh cao đến vậy. Thêm nữa, ở tầm cỡ tư duy như nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, ngồi cùng đám đông có khi lại thấy mọi người nói chuyện ở tầng nấc khác, nghĩa là nói linh tinh nhạt nhẽo không phù hợp với ông. Có nhẽ vậy, nên vài người bạn thân với ông là đủ”.

Bà Vũ Phương Liên, giám đốc công ty sách Liên Việt, đơn vị in ấn và phát hành cuốn sách cho biết: “Ngoài việc cá nhân tôi là một người rất hâm mộ Nguyễn Huy Thiệp, ngoài việc muốn cùng đồng hành với họa sĩ Lê Thiết Cương, người biên soạn cuốn sách để cho ra mắt một sản phẩm văn học với hình thức và bố cục cầu kỳ như một nén nhang nhân 100 ngày mất Nguyễn Huy Thiệp, tôi còn muốn dành tác phẩm này cho những người yêu mến văn của ông, những người muốn tìm hiểu sâu hơn về con người ông (một cá nhân kín đáo và lặng lẽ) và các câu chuyện bếp núc bên lề văn chương, cũng như cung cấp một nguồn tư liệu quý cho những người công tác trong lĩnh vực nghiên cứu văn học”.

Trong buổi giao lưu, nhiều diễn giả như Võ Thị Xuân Hà, Nguyễn Thuỵ Kha... thú nhận rằng, họ cảm thấy như Nguyễn Huy Thiệp đang ngồi bên cạnh...

Duy Ngọc
TIN LIÊN QUAN

Nguyễn Huy Thiệp - một vùng trời khác

anh thư |

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950 - 2021) quê gốc ở Thanh Trì - Hà Nội, nhiều năm dạy học ở vùng núi Tây Bắc. Ông là gương mặt truyện ngắn nổi bật nhất trên văn đàn thời kỳ đổi mới, với giọng điệu và phong cách riêng độc đáo, đặc sắc. Nhiều tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp dù ra đời từ hơn ba mươi năm trước nhưng vẫn giàu tính thời sự và đặc biệt ám ảnh.

Nguyễn Huy Thiệp - người trị vì ngai vàng trong thế giới truyện ngắn Việt Nam đương đại

VI THUỲ LINH |

Nguyễn Huy Thiệp, một đời văn chói sáng bởi tài năng độc đáo chứa đựng tư tưởng nhân sinh lay động triệu người, chưa từng nhận được bất cứ giải thưởng nào của Việt Nam. Chỉ khi ông rời khỏi sự sống trần gian, chúng ta mới nhận ra khoảng trống mãi mãi của một Hiệp sĩ để lại.

Những khoảnh khắc xúc động tại lễ tang nhà văn Nguyễn Huy Thiệp

Hải Nguyễn - Hương Mai |

Sáng nay (24.3), giới văn nghệ và bạn đọc đã trở về Nhà tang lễ quốc gia, cúi mình tiễn biệt nhà văn Nguyễn Huy Thiệp - một văn tài hiếm hoi của văn đàn Việt Nam nửa cuối thế kỷ 20.

Nguyễn Huy Thiệp - “ông Vua” truyện ngắn đã về trời!

Việt Văn |

Trước khi bị tai biến 1 năm trước, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã có nhiều năm dài gần như ở ẩn, dù thi thoảng vẫn có một vài truyện ngắn xuất hiện trên một số tờ báo Tết. Ông cũng viết tiểu thuyết, kịch bản sân khấu, viết phê bình; nhưng di sản lớn nhất ông để lại vẫn là truyện ngắn.

Nhà văn Nguyễn Văn Thọ: “Văn chương của Nguyễn Huy Thiệp mang chất riêng”

Chung Thuỷ (ghi) |

Nhà văn Nguyễn Văn Thọ chia sẻ nhiều về Nguyễn Huy Thiệp, người bạn lớn mà ông rất trân trọng trong nghề và trong cuộc sống.

Người dân lỉnh kỉnh đồ đạc rời Thủ đô về quê ăn Tết

PHẠM ĐÔNG - HỮU CHÁNH |

28 Tết, tại các bến xe lớn Hà Nội như Mỹ Đình, Nước Ngầm, Giáp Bát... bắt đầu nhộn nhịp, người dân khăn gói đồ đạc về quê nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Đầu tư chứng khoán dài hạn có hiệu quả hơn gửi tiết kiệm?

LÂM ANH |

VN-Index kết năm 2022 giảm gần 33% dẫn đến tỉ suất sinh lời của các nhà đầu tư trên kênh này bị kéo tụt đáng kể. Trong khi đó, cuộc đua tăng lãi suất tiền gửi đang ngày một nóng lên khiến kênh đầu tư chứng khoán đang ngày càng lép vế hơn trong cuộc đua hút dòng tiền.

Người dân lỉnh kỉnh hành lý về quê ăn Tết, có chặng xe về miền Tây hết vé

Chân Phúc |

Lượng khách tăng đột biến tại Bến xe Miền Tây (quận Bình Tân) trong sáng ngày 19.1. Một số chặng từ TPHCM đi các tỉnh miền Tây đã rơi vào tình trạng hết vé.

Nguyễn Huy Thiệp - một vùng trời khác

anh thư |

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950 - 2021) quê gốc ở Thanh Trì - Hà Nội, nhiều năm dạy học ở vùng núi Tây Bắc. Ông là gương mặt truyện ngắn nổi bật nhất trên văn đàn thời kỳ đổi mới, với giọng điệu và phong cách riêng độc đáo, đặc sắc. Nhiều tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp dù ra đời từ hơn ba mươi năm trước nhưng vẫn giàu tính thời sự và đặc biệt ám ảnh.

Nguyễn Huy Thiệp - người trị vì ngai vàng trong thế giới truyện ngắn Việt Nam đương đại

VI THUỲ LINH |

Nguyễn Huy Thiệp, một đời văn chói sáng bởi tài năng độc đáo chứa đựng tư tưởng nhân sinh lay động triệu người, chưa từng nhận được bất cứ giải thưởng nào của Việt Nam. Chỉ khi ông rời khỏi sự sống trần gian, chúng ta mới nhận ra khoảng trống mãi mãi của một Hiệp sĩ để lại.

Những khoảnh khắc xúc động tại lễ tang nhà văn Nguyễn Huy Thiệp

Hải Nguyễn - Hương Mai |

Sáng nay (24.3), giới văn nghệ và bạn đọc đã trở về Nhà tang lễ quốc gia, cúi mình tiễn biệt nhà văn Nguyễn Huy Thiệp - một văn tài hiếm hoi của văn đàn Việt Nam nửa cuối thế kỷ 20.

Nguyễn Huy Thiệp - “ông Vua” truyện ngắn đã về trời!

Việt Văn |

Trước khi bị tai biến 1 năm trước, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã có nhiều năm dài gần như ở ẩn, dù thi thoảng vẫn có một vài truyện ngắn xuất hiện trên một số tờ báo Tết. Ông cũng viết tiểu thuyết, kịch bản sân khấu, viết phê bình; nhưng di sản lớn nhất ông để lại vẫn là truyện ngắn.

Nhà văn Nguyễn Văn Thọ: “Văn chương của Nguyễn Huy Thiệp mang chất riêng”

Chung Thuỷ (ghi) |

Nhà văn Nguyễn Văn Thọ chia sẻ nhiều về Nguyễn Huy Thiệp, người bạn lớn mà ông rất trân trọng trong nghề và trong cuộc sống.