Điểm nhấn trong tuần

Nhà sáng tác văn học nghệ thuật: Cần đổi mới ngay!

Bích Hà |

Nhà văn Trung Trung Ðỉnh gần đây đã trả lời báo chí rằng: “Bây giờ tôi thấy trại sáng tác không cần thiết. Trại viết biến thành trại an dưỡng chomột số nhà văn già. Họ đến đây chủ yếu nghỉ dưỡng, tán tào lao và trốn cuộc sống tẻ nhạt của các viên chức hưu”. Và không ít nhà văn tên tuổi, nghệ sĩ khác đã lên tiếng đồng tình ủng hộ quan điểmnày.

Bởi thực chất, những người dự trại phải là hội viên của các hội VHNT. Và ngay cả các hội viên (nếu không làm việc trong cơ quan VH - NT, cũng không dễ dành kỳ nghỉ phép để dự trại), nên thường người dự trại là những người sáng tác về hưu, rảnh rỗi, nhưng trong số đó không ít người đã ngừng hoạt động, hoặc nếu có thì chỉ là những sáng tác không có chất lượng. Hơn nữa, dự trại chỉ có 15 ngày thì liệu có sáng tác, sáng tạo gì được các tác phẩm lớn, “dài hơi”? Thế nhưng, các văn nghệ sĩ dường như lại là người yêu chế độ bao cấp nhất, luôn tự cho nghề nghiệp của mình là đặc biệt, cần được quan tâm, nâng đỡ, tiếp sức mà quên đi rằng tất cả kinh phí hoạt động đều lấy từ ngân sách Nhà nước, nói cách khác là từ tiền thuế của dân. Nhưng cũng có, không ít các nhà văn, nghệ sĩ sáng tác có tên tuổi, có lòng tự trọng không muốn như thế, kể cả việc mở ra các nhà sáng tác.

Mô hình trại sáng tác là mô hình kiểu Liên Xô, giờ chỉ còn ở VN. Ngày xưa, các cụ Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Đặng Trần Côn… ở Việt Nam, các nhà văn - nhà thơ Nga như Puskin, Lermontov, Lev Tolstoy, F. Dostoyevsky… làm gì có nhà sáng tác nào để dự trại rồi sáng tác? Ngay ở VN hiện nay, các sáng tác VH - NT được Nhà nước đặt hàng cũng gần như không còn, vậy cứ mở trại sáng tác - nhà sáng tác để làm gì? Nếu vẫn cố giữ lại, thì cần phải đổi mới ngay về tất cả. Từ việc tổ chức trại viên đến hoạt động của các trại, nên chăng thu hẹp bớt các nhà sáng tác đang rải rác khắp cả nước, tập trung chỉ làm vài nhà sáng tác cho có chất lượng, đỡ tốn kinh phí duy trì và hoạt động, đồng thời nên có lộ trình bỏ hẳn các nhà sáng tác - trại sáng tác?

Vừa qua, một hội thảo bàn về việc “cần hay không cần các nhà sáng tác” đã được Bộ VHTT&DL gấp rút tổ chức tại Nhà sáng tác Đại Lải. Nhiều văn nghệ sĩ trên khắp cả nước đã bàn luận rôm rả. Nhạc sĩ Bá Môn - Hội Âm nhạc Hà Nội đã phản biện lại rằng: “Nếu một ai đó nhầm tưởng nhà sáng tác là một nơi nghỉ ngơi, vui chơi giải trí vô bổ thì thật ngộ nhận, có lẽ họ đã nhầm địa chỉ ở một nơi nào đó như: Trại dưỡng lão hoặc trại an dưỡng của những người không còn sức lao động”. Cũng không ít người đồng tình với điều này. Có điều, dù các nghệ sĩ đều có quan điểm “cần nhà sáng tác”, nhà sáng tác là bà đỡ” cho các tác phẩm nghệ thuật, nhưng nhất thiết phải đổi mới để nâng cao hiệu quả hoạt động sáng tác của văn nghệ sĩ.

Đi nhà sáng tác, về tác phẩm cất… kho

Trong những năm qua, Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học - nghệ thuật đã tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho hàng nghìn văn nghệ sĩ thuộc các loại hình văn xuôi, thơ, sân khấu, điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh… được tham gia sáng tác tại các nhà sáng tác Đại Lải, Tam Đảo, Nha Trang, Đà Lạt, Vũng Tàu, Đà Nẵng. Theo số liệu từ Trung tâm hỗ trợ sáng tác, trong 5 năm qua (2011 - 2015) đã có 307 kỳ mở trại được mở ra tại 5 Nhà sáng tác thuộc sự quản lý của trung tâm với tổng số lượt tác giả dự trại là 4.595, số tác phẩm thu được trên các lĩnh vực của văn học - nghệ thuật là 18.011. Không có sự trồi sụt đáng kể về cái gọi là số lượng tác phẩm gặt hái được hay lượng tác giả tham gia trại sáng tác qua mỗi năm. Có ý kiến cho rằng, các văn nghệ sĩ cũng rất cần có một khoảng thời gian tĩnh lặng, thoát ra khỏi mọi lo toan của cuộc sống để dồn tâm trí cho tác phẩm của mình và nhà sáng tác đã đáp ứng được nhu cầu đó. Ở đó, văn nghệ sĩ được sống trong bầu không khí văn học - nghệ thuật, gặp gỡ, giao lưu, đàm đạo văn học nghệ thuật theo mỗi chuyên ngành và học hỏi kinh nghiệm sáng tác lẫn nhau. Tuy nhiên, có một thực tế là: “Các nhà sáng tác với đội ngũ cán bộ và nhân viên của mình, cùng với cơ sở vật chất về phòng ở, hội trường, phòng họp đã giúp cho mỗi tác giả có được 15 ngày tập trung sáng tác, tạm tách khỏi những “yếu tố sinh hoạt gia đình và đời thường, nhưng có một thực tế là trung tâm, hay nhà sáng tác không làm cho tác giả viết hay lên được” - là băn khoăn của NSƯT Lê Chức - Phó Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam.

Nhà sáng tác Ðại Lải thuộc Trung tâm hỗ trợ sáng tác văn học - nghệ thuật.

Còn nhà thơ Đỗ Xuân Thu - Phó Chủ tịch thường trực Hội Liên hiệp VHNT Phú Thọ thì nêu ra một thực trạng đáng buồn từ hoạt động của các nhà sáng tác: “Sản phẩm của trại sáng tác chưa được quảng bá, sử dụng rất lãng phí. Hiện nay, sau khi hết thời gian dự trại sáng tác, đoàn Văn Nghệ sĩ các Hội VHNT đều bàn giao lại tác phẩm, những công trình của mình sáng tạo ra trong thời gian ở trại. Bàn giao theo kiểu kiểm kê, đếm số lượng rồi thì không biết sản phẩm đó đi đâu? Có thể đóng gói cho vào kho tư liệu làm căn cứ để quyết toán với Bộ? Nếu tác giả về địa phương không có điều kiện để công bố thì sản phẩm đó mãi mãi ở trong kho”. Tất nhiên, những sáng tác văn học lại khác. Theo thống kê, 60% số kịch bản sân khấu được viết hoặc được nâng cao ở nhà sáng tác được dàn dựng. Tuy nhiên, số tác phẩm tồn kho sau các kỳ tham dự các trại sáng tác vẫn còn nhiều. Đó là chưa nói các tác phẩm thuộc mảng văn học, kịch bản sân khấu, nhiếp ảnh còn dễ cất giữ, chứ số phận các tác phẩm điêu khắc sau trại còn long đong hơn nhiều. Bởi có khi hội chẳng có chỗ nào để cất nếu lưu giữ. Cơ hội bán tượng gần như không có.

Cần “chuẩn” ngay từ đầu vào

“Không nên bỏ trại sáng tác” đương nhiên là quan điểm của Thứ trưởng Bộ VHTT&DL - Vương Duy Biên. Nhưng với tư cách là một nhà quản lý, một nghệ sĩ sáng tác, ông thừa nhận rằng “cần phải có những điều chỉnh hợp lý giúp trại sáng tác không biến thành… nơi an dưỡng”. Đó cũng là cảm nghĩ của nhiều văn nghệ sĩ khi đến các nhà sáng tác thuộc Bộ VHTT&DL. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả sáng tác của văn nghệ sĩ, đòi hỏi các nhà sáng tác phải có nhiều đổi mới hơn trong quản lý và tổ chức hoạt động, quan trọng nhất nằm ở khâu tổ chức “đầu vào và đầu ra” ở các trại sáng tác.

“Đến giao lưu nhưng phải làm gì chứ đến chỉ để nghỉ... thì không ổn. Điều này có liên quan đến các hội (hội VHNT). Các hội cử người đi như thế nào để những người ấy có thể “thai nghén” được tác phẩm, như kiểu “chọn mặt gửi vàng”. Chỉ có các hội mới nắm hội viên của mình một cách rõ nhất, biết người nào còn sức lực, còn mong muốn sáng tạo, còn có đam mê thì phải lựa chọn”- ông Vương Duy Biên mong có giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sáng tác của văn nghệ sĩ tại các nhà sáng tác. Nhà văn Hoàng Giá - Hội Văn học nghệ thuật Bắc Ninh trước khi đưa ra giải pháp đã kể lại kỷ niệm của mình sau hai lần dự trại ở nhà sáng tác: “Cuối năm 2013 tôi được cử đi dự trại sáng tác ở Đại Lải. Tôi viết liền một mạch ba truyện ngắn… Sang năm 2015, tôi được NXB Quân đội Nhân dân mời dự trại sáng tác đặt ở Tam Đảo. Ở đây tôi đã hoàn thành cuốn tiểu thuyết về đề tài chiến tranh cách mạng mang tiêu đề “Làng ba họ” được lãnh đạo trại và đồng nghiệp đánh giá rất tốt. Năm 2016, NXB Quân đội Nhân dân vừa in xong, Nhà sách Đông Tây đã xin tái bản… Tôi đơn cử mấy ví dụ như vậy để chứng minh rằng, các nhà sáng tác đúng là những “bà đỡ” khéo tay cho văn nghệ sĩ”. Nhà văn kiến nghị rằng, các lãnh đạo tại nhà sáng tác phải biết tránh tình trạng bình quân chủ nghĩa; đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện làm việc phù hợp từng chuyên ngành nghệ thuật, nghiên cứu, thiết kế thêm các phòng chức năng ở các nhà sáng tác như xưởng vẽ, điêu khắc, phòng biểu diễn nghệ thuật… để hỗ trợ nhiều hơn hoạt động sáng tác của văn nghệ sĩ.

Bích Hà
TIN LIÊN QUAN

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Phố cây cảnh vắng khách, sức mua chỉ bằng 30% so với năm ngoái

Thiện Nhân - Thùy Dương |

Theo nhiều nhà vườn, năm nay cây cảnh được giá nhưng tiêu thụ chậm hơn mọi năm, sức mua của người dân chỉ khoảng 30% so với năm ngoài.

Vụ việc cháu bé rơi xuống hố bê tông: Đã rút được đoạn cọc đầu tiên

PHONG LINH |

Tỉnh Đồng Tháp thông tin đã rút được được đoạn cọc bê tông đầu tiên tại công trình cầu Rọc Sen, nơi cháu bé 10 tuổi bị rơi xuống trước đó.