Nhà phát minh Trần Ngọc Phúc và nghĩa tình cùng cội nguồn

lê quang vinh |

Giữa lúc tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp trên toàn cầu, việc ông Trần Ngọc Phúc - một nhà phát minh/doanh nhân người Nhật gốc Việt - có nhã ý chuyển giao cho Việt Nam công nghệ để sản xuất 2.000 máy thở đã tạo được những tình cảm tốt đẹp trong cộng đồng người Việt. Ông chính là người đầu tiên trên thế giới phát minh máy hô hấp nhân tạo dao động cao tần số.

Vượt khó để tạo nghiệp

Với những khán giả Việt Nam từng dõi theo chương trình ''Ngày trở về’’ do Ban truyền hình Đối ngoại (VTV4) - Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, phát sóng vào dịp Tết Nguyên đán hằng năm, hẳn còn nhớ tới nhân vật Trần Ngọc Phúc - xuất hiện trong chương trình ở năm 2019. Cuộc sống và lao động thầm lặng hữu ích của ông đã góp thêm hình ảnh sinh động của cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc ở nhiều nơi trên thế giới qua các câu chuyện độc đáo, cảm động, sâu sắc cùng tấm lòng tha thiết hướng về nguồn cội của họ.

Nhưng trước đó, hẳn nhiều người Việt vẫn còn ngỡ ngàng với gương mặt này, dù vào năm 1982, với kết quả phát minh máy hô hấp nhân tạo dao động cao tần số (HFO) Hummingbird cho trẻ sơ sinh thiếu tháng, ông Trần Ngọc Phúc đã vượt qua nhiều ứng cử viên sáng giá khác và vinh dự được nhận giải Nhất Cuộc thi sáng tạo máy thở của Viện Sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ, là người đầu tiên trên thế giới phát minh máy hô hấp nhân tạo dao động cao tần số.

Trong hành trình tới vinh quang này, ông Trần Ngọc Phúc đã vượt qua không ít khó khăn. Sinh năm 1947, tại Huế, trong một gia đình thương nhân khá giả, ông qua Nhật du học vào năm 1968 với dự định tích lũy kiến thức nhằm cho sự nghiệp kinh doanh sau này tại quê nhà. Nhưng định mệnh đã khiến ông bặt tin gia đình trong 18 năm dài dẵng sau đó, đồng thời không còn nguồn trợ cấp, khiến ông có phần suy sụp tinh thần. Và rồi, người thày dạy kiếm đạo - mà ông Phúc coi như người cha - đã khuyên ông: “Không được bỏ cuộc!’’, khiến ông tự nhủ: ''Gia đình đã cho mình đi du học, vậy thì mình nhất định phải làm được một điều gì đó’’.

Sau khi quyết định ở lại Nhật, vốn chưa từng phải quan tâm đến vấn đề kinh tế khi còn trẻ, chàng thanh niên Phúc đã phải làm những việc chân tay - như cuốc đường, dọn dẹp ở ga tàu điện, phục vụ ở quán mì, hay đi giao hàng... để tự trang trải cuộc sống. Tốt nghiệp kỹ sư ĐH Tokai ở Kanagawa, Trần Ngọc Phúc vào thực tập rồi thành nhân viên chính thức tại Công ty Senko Medical Instrument Mfg. Co.Ltd. Tại đây, Trần Ngọc Phúc đã hết sức chịu khó học hỏi những vấn đề liên quan tới công nghiệp y khoa. Chính ý tưởng làm những chiếc máy thở dành cho bé sinh non đã nảy sinh trong đầu chàng nhân viên trẻ Trần Ngọc Phúc qua các khóa học y khoa và các chuyến đi thực tế bệnh viện, được chứng kiến việc các nhân viên y tế dù hết sức nỗ lực hô hấp bằng máy thở nhân tạo để đưa không khí vào buồng phổi các trẻ sinh non do hai lá phổi chưa phát triển đầy đủ, tuy nhiên những chiếc máy đó dường như không có tác dụng nhiều và tỉ lệ trẻ sinh non không qua khỏi ở Nhật tới 90% - tỉ lệ cao nhất trên thế giới ở đầu thập niên 80.

Sau khi rời Senko, năm 1984, ông Trần Ngọc Phúc (có tên tiếng Nhật là Kazufuku Nitta) cùng một số người bạn lập Công ty Metran Co.Ltd để có thể tiếp tục những nghiên cứu mình yêu thích và sản xuất thiết bị y tế, dù phải đánh đổi nhiều thứ cùng nhiều rủi ro. Ông thuyết phục vợ - bà Misuko Nitta - dùng toàn bộ 6,5 triệu Yên (gồm tiền tiết kiệm, lương hưu và tiền vay ngân hàng) để lập công ty. Sau này, ông còn phải đối mặt với nhiều thử thách bởi bất đồng quan điểm với các nhà đầu tư khi họ chỉ mong nhanh nhanh hưởng lợi tức, còn ông rất cẩn trọng trong việc sản xuất các thiết bị y tế.

Từ “Chim ruồi’’ tới sự hồi sinh của những mầm sống

Trước đó, năm 1982, nhà phát minh Trần Ngọc Phúc đã chế tạo thành công chiếc máy hô hấp nhân tạo cao tần số bản đầu tiên dành cho trẻ sinh non với tên gọi: Hummingbird (chim ruồi - một loài chim sống ở Bắc Mỹ, tốc độ khi bay có thể tới 50km/h và có thể vỗ cánh với tần suất 80 lần/giây). Với tốc độ rung 900 lần/phút, cái tên Hummingbird được chọn như một hình ảnh đại diện tuyệt vời cho khả năng của chiếc máy thở cao tần số, hiện thực hóa giấc mơ giúp trẻ sinh non lội ngược dòng thành công và giành lại sự sống trước cửa tử thần. Trước đó, dự án chế tạo này bị nhiều người phản đối, vì cho rằng, một chiếc máy hô hấp nhân tạo cao tần số là trái với quy luật nhịp thở tự nhiên (nhịp thở thường từ 15-20 lần/ phút, máy cao tần số của Metran là 900 lần/ phút).

Nhà phát minh/doanh nhân Trần Ngọc Phúc tâm sự: ''Biết tôi là người duy nhất ở Nhật chế tạo máy hô hấp nhân tạo, Viện Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ mời tôi gửi máy sang thử nghiệm cho 2.000 trẻ sinh thiếu tháng ở khu vực Bắc Mỹ. Có 8 hãng trên thế giới được mời tham gia, Metran nhận được giải Nhất, nhưng cuộc thí nghiệm năm 1984 ở Mỹ bất thành. Các bác sĩ giải thích do việc ứng dụng hơi cập rập, những bác sĩ và y tá sử dụng máy loại này chưa được đào tạo kỹ. Sự cố này khiến sản phẩm được phổ biến chậm đến 20 năm. Bởi nước Mỹ có tầm ảnh hưởng lớn về khoa học. Nếu Mỹ chưa công nhận, sản phẩm sẽ khó phát triển. Sau đó, cộng đồng bác sĩ ở Nhật Bản - một quốc gia vốn rất khắt khe trong lĩnh vực công nghệ - đã thử nghiệm riêng và công nhận thành công của Metran và việc để trên 90% các bệnh viện, phòng khám sử dụng chiếc máy này mấy chục năm qua đã khẳng định tính tối ưu của sản phẩm...’’.

Sau khi được nhận một số giải thưởng trong lĩnh vực công nghiệp sản xuất, một vinh dự đã tới với doanh nhân Trần Ngọc Phúc ở năm 2012, khi Công ty thiết bị y tế Metran trở thành doanh nghiệp đầu tiên của người Việt được Nhật hoàng Akihito ghé thăm. Tiếp đó, năm 2018, ông được nhận Huân chương “Mặt Trời Mọc Tia Sáng Bạc” - một phần thưởng cao quý từ Chính phủ Nhật Bản.

Nặng lòng với sức khỏe cộng đồng

Hiện Metran có 3 dòng sản phẩm chính: Dùng cho bệnh viện (các loại máy hô hấp nhân tạo), dùng tại nhà và sản phẩm dùng một lần rồi bỏ (ống thở). Được biết, giá một chiếc máy trợ thở của Metran khoảng 12.000 USD (khoảng 240 triệu đồng). Việt Nam đã có sản phẩm này tại các bệnh viện. Đầu tiên, Cty Metran tặng Bệnh viện Nhi Hà Nội và Bệnh viện Từ Dũ (TPHCM), sau đó một số bệnh viện đã đặt mua. Bộ Y tế Việt Nam cách đây 6 năm cũng đã mời phía Metran hợp tác sản xuất máy này với một công ty dược ở Bình Định, nhưng không thành. Còn bây giờ, việc nghiên cứu để sản xuất ra máy có mức giá còn khoảng phân nửa đã hoàn tất. Và với việc tán đồng với đề nghị của GS-TS Trần Văn Thọ (hiện là giáo sư kinh tế tại Đại học Waseda, Tokyo, Nhật Bản), nhà phát minh/doanh nhân Trần Ngọc Phúc đã quyết định tặng Việt Nam công nghệ để sản xuất 2.000 máy thở.

GS-TS Trần Văn Thọ sinh năm 1949 tại Quảng Nam, tới năm 1967 sang du học tại Nhật và hiện sống tại đây. Năm 1990, ông là một trong 3 công dân nước ngoài được mời làm thành viên chuyên môn trong Hội đồng Tư vấn kinh tế cho Thủ tướng Nhật Bản và ở cương vị này qua nhiều đời Thủ tướng Nhật. Ông từng tham gia cộng tác trong các Tổ Tư vấn cải cách kinh tế hoặc trong Ban Nghiên cứu chính sách của các Thủ tướng Việt Nam: Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải và hiện là thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Theo GS-TS Trần Văn Thọ, trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, ông đã đề nghị Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phải chuẩn bị đối phó ngay tình huống dịch bệnh lây lan nhanh kéo theo hiện tượng gọi là sự sụp đổ của hệ thống y tế (medical collapse). Ông khuyên Chính phủ Việt Nam chuẩn bị cho sản xuất ngay một số lượng máy trợ thở cần thiết. Trước mắt cần sản xuất 2.000 chiếc, rồi sau đó sẽ tăng lên 10.000 chiếc trong vòng 3 tháng tới.

Sau khi gặp ông Trần Ngọc Phúc để bàn về tính khả thi của đề án này, thì được biết Metran vừa phát minh một loại máy trợ thở nhỏ, dễ thao tác và giá thành thấp. Ông Phúc đã đồng ý chuyển giao công nghệ này về Việt Nam. Chiều 30.3.2020, trong phiên họp của Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nói về đề án này và giao cho một Phó Thủ tướng phụ trách. Công ty Metran sẽ cùng với phía Việt Nam triển khai sản xuất ngay trong tháng 4.2020. Trên thế giới nước nào cũng thiếu loại máy này, nên song song với đáp ứng nhu cầu trong nước, thì có thể phát triển thành công nghiệp xuất khẩu máy y tế.

Vào dịp áp Tết Canh Tý - 2020 vừa qua, trong buổi giao lưu với bạn đọc nhân ra mắt ấn phẩm ''Ngày trở về - Mẹ ơi, con là người Việt Nam!’’ (do Nhà xuất bản Trẻ và VTV phối hợp thực hiện, nhân 10 năm phát sóng chương trình truyền hình ''Ngày trở về’’), nhà phát minh/doanh nhân Trần Ngọc Phúc (hiện còn là Hội trưởng Hội Người Việt Nam tại Nhật Bản) đã có những chia sẻ đầy xúc động về những kỷ niệm trong cuộc sống và hành trình làm việc nơi đất khách quê người, nhưng luôn mong mỏi đóng góp cho quê hương bằng tất cả khả năng của mình. Giờ đây, thêm một lần, ông và các cộng sự đã góp thêm một nghĩa cử đẹp cho quê nhà...

lê quang vinh
TIN LIÊN QUAN

Những nhà khoa học nữ tuyên chiến với các loại virus

Thùy Linh |

Tập thể các nhà khoa học nữ Phòng thí nghiệm Cúm (Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương) được Uỷ ban giải thưởng Kovalevskaia Việt Nam trao Giải thưởng Kovalevskaia năm 2019 cho những đóng góp to lớn với các công trình nghiên cứu phục vụ phòng chống các dịch bệnh viêm đường hô hấp nguy hiểm, phát triển vắc xin cúm, kiểm soát virus cúm… Đây là món quà vinh dự với nhóm các nhà khoa học nữ nhân dịp Quốc tế phụ nữ 8.3.

Đồn biên phòng Cửa khẩu Long Bình đỡ đầu học sinh Việt kiều ven biên giới

Thành Nhân |

Đồn Biên phòng Cửa khẩu Long Bình đã nhận nuôi 6 em học sinh nghèo có hoản cảnh khó khăn vượt khó học giỏi, trong đó có 2 em học sinh là Việt kiều ven biên giới.

Việt kiều Mỹ gửi bản đồ chứng minh Trung Quốc không có chủ quyền ở Hoàng Sa

Thanh Hải |

Kỹ sư Trần Thắng, một Việt kiều sống tại tiểu bang Connecticut (Mỹ) vừa gửi cho Lao Động một Email ngắn gọn: "Tôi gửi 34 bản đồ tiêu biểu trong số 100 bản đồ cổ, minh chứng Trung Quốc chưa từng có chủ quyền tại Hoàng Sa, Trường Sa. Hy vọng Báo Lao Động đăng dịp này để nhiều người được tiếp cận...

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Những nhà khoa học nữ tuyên chiến với các loại virus

Thùy Linh |

Tập thể các nhà khoa học nữ Phòng thí nghiệm Cúm (Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương) được Uỷ ban giải thưởng Kovalevskaia Việt Nam trao Giải thưởng Kovalevskaia năm 2019 cho những đóng góp to lớn với các công trình nghiên cứu phục vụ phòng chống các dịch bệnh viêm đường hô hấp nguy hiểm, phát triển vắc xin cúm, kiểm soát virus cúm… Đây là món quà vinh dự với nhóm các nhà khoa học nữ nhân dịp Quốc tế phụ nữ 8.3.

Đồn biên phòng Cửa khẩu Long Bình đỡ đầu học sinh Việt kiều ven biên giới

Thành Nhân |

Đồn Biên phòng Cửa khẩu Long Bình đã nhận nuôi 6 em học sinh nghèo có hoản cảnh khó khăn vượt khó học giỏi, trong đó có 2 em học sinh là Việt kiều ven biên giới.

Việt kiều Mỹ gửi bản đồ chứng minh Trung Quốc không có chủ quyền ở Hoàng Sa

Thanh Hải |

Kỹ sư Trần Thắng, một Việt kiều sống tại tiểu bang Connecticut (Mỹ) vừa gửi cho Lao Động một Email ngắn gọn: "Tôi gửi 34 bản đồ tiêu biểu trong số 100 bản đồ cổ, minh chứng Trung Quốc chưa từng có chủ quyền tại Hoàng Sa, Trường Sa. Hy vọng Báo Lao Động đăng dịp này để nhiều người được tiếp cận...