Người mẹ Ê Đê

BẢO TRUNG |

Tuổi già, sức yếu nhưng bà H'Lil vẫn nhiệt huyết với công việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy văn hóa di sản của người Ê đê. Bà mặc nhiên xem đó là trách nhiệm và nghĩa vụ mà mình cần làm trước lúc nhắm mắt xuôi tay.

50 năm gieo "ước mơ đổi đời"

Sau gần 30 phút loay hoay phơi xong đợt cà phê cuối cùng của năm, bà H’ Lil Mlô lom khom đi từng bước chậm rãi vào nhà sàn, lấy một thùng giấy, bên trong là một chồng bằng khen xếp ngay ngắn đã nhạt màu chữ ra "khoe" với chúng tôi: "Về già, đây là thứ quý giá nhất của mẹ. Suốt hàng chục năm công tác và ngay cả những lúc đã nghỉ chế độ, mẹ vẫn không quên những ngày tháng mình từng đứng trên bục giảng. Năm 1960, mẹ là người phụ nữ Ê đê đầu tiên trong tỉnh Đắk Lắk này được vào học ngành Sư phạm ở Đại học Quy Nhơn (Bình Định). Ra trường năm 1963, mẹ được chuyển về công tác tại một trường tiểu học ở TP.Buôn Ma Thuột. Đến năm 1975, sau giải phóng, mẹ được tỉnh chuyển về làm Hiệu trưởng tại trường THCS Lý Thường Kiệt (phường An Lạc, thị xã Buôn Hồ)".

Bà H'Lil lâu nay vẫn thường thường xưng hô với người trẻ tuổi là "mẹ", rất gần gũi. Cũng chẳng vì một quy chuẩn nào, chỉ vì bà quen vậy và đôi hồi cũng muốn khách cảm nhận được thân thiện của người đồng bào. Bà H’ Lil Mlô (ngụ phường An Lạc, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk) là người phụ nữ Ê đê duy nhất trong vùng (trước năm 1975) có trình độ đại học. Sau nhiều năm dạy học ở một trường cấp 2 tại TP.Buôn Ma Thuột, bà được chuyển công tác về địa phương để gánh nhiệm vụ gieo "con chữ" cho con em đồng bào dân tộc trong vùng.

Ngày đó, toàn thị xã Buôn Hồ dân cư thưa thớt, đường xá đi lại khó khăn... Sau ngày đất nước giải phóng, nhận thức người dân tộc trong vùng còn khá hạn chế, họ không mặn mà với việc cho con em đến trường học chữ, cứ mặc định suy nghĩ bám trụ theo nương rẫy là đủ kiếm ăn qua ngày.

Lục tìm tấm hình chụp chung với một nhóm học sinh cách đây đã 20 năm, "mẹ" nhíu mắt, trầm ngâm hồi tưởng: "Ngày ấy, để vận động người dân tộc Ê đê và một số dân tộc khác trong vùng cho con em đến trường khó khăn vô cùng. Mẹ cùng rất nhiều anh, chị em giáo viên trong trường phải lặn lội đến từng buôn để động viên từng người. Có nhà phải vận động rất nhiều lần, rồi giáo viên phải đến tận nơi để đưa tụi nhỏ vào lớp, khổ không thể nào kể hết được. Sức học nhiều đứa rất yếu, học mãi cũng chỉ mới đọc và viết sơ qua được tiếng Kinh, vậy là thầy cô trong trường phải dạy phụ đạo thêm ngoài giờ để cho các em khỏi phải tụt lại phía sau. 20 năm trời làm hiệu trưởng ở một trường cấp 2 nghèo trong thị xã là quãng thời gian đáng nhớ nhất trong cuộc đời của mẹ. Mẹ đã góp công, góp sức nhiều cho đồng bào mình, hàng trăm con em dân tộc Ê đê đã được gieo con chữ, gieo "mơ ước đổi đời". Tháng năm qua đi, nhiều học trò đã lớn khôn, trưởng thành quay về xây dựng quê hương. Đó là điều mẹ vẫn luôn ghi nhớ, tự hào".

Bà H’ Lil là một người tận tụy với công việc, những năm 1980 - 1990, việc vận động người đồng bào cho con em đến trường ở tuổi lao động không phải là việc dễ ấy vậy mà bà vẫn làm được. Sau nhiều năm cống hiến cho sự nghiệp "trồng người", bà đã được rất nhiều bằng khen của thị xã và các tổ chức đoàn thể tỉnh Đắk Lắk, một cán bộ Hội Phụ nữ Thị xã Buôn Hồ cho hay.

Nghệ nhân ưu tú H’ Lil Mlô (ngụ phường An Lạc, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk).  Ảnh: Bảo Trung.
Nghệ nhân ưu tú H’ Lil Mlô (ngụ phường An Lạc, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk). Ảnh: Bảo Trung.

Góc văn hóa giữa đại ngàn

Sau ngày nghỉ hưu, bà H’ Lil Mlô bỏ nhiều thời gian, công sức để sưu tầm những bài chiêng cổ, hoa văn thổ cẩm, công thức nấu rượu cần... đề gìn giữ, truyền lại cho thế hệ sau. Bà chia sẻ, những công việc tưởng chừng như đơn giản ấy nhưng chẳng mấy ai có thể bỏ thời gian, công sức để làm được. Chỉ có tuổi già mới có chút thời gian để gắn bó, nếu mẹ không làm thì ai làm đây!? Bảo tồn, gìn giữ những nét đẹp văn hóa là để con cháu nhớ, học hỏi và noi theo.

Bà H’ Lil vừa được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú do có nhiều đóng góp trong sưu tầm, trình diễn, truyền dạy và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể của địa phương. Người dân buôn Tring II (phường An Lạc) khi nhắc đến bà đều chung một thái độ kính trọng, khâm phục. Mỗi năm, nhà sàn của bà đón hàng chục đoàn khách du lịch từ khắp mọi miền đến tham quan, trải nghiệm phong tục tập quán của người Ê đê. Đặc biệt, các bạn sinh viên khi đến đây thường rất thích thưởng thức rượu cần và mong muốn được nắm cách thức ủ loại rượu này.

Ngoài ra, bà H’Lil MLô còn tiến hành vận động chị em trong buôn thành lập tổ hợp tác cùng sản xuất thổ cẩm và lấy tên là "Tổ hợp tác dệt thổ cẩm buôn Tring", nhằm đào tạo nghề cho các chị em trong vùng. Mỗi khóa học kéo dài khoảng 3 tháng, mỗi tuần 3 buổi. Sau đó, học viên có thể dệt được những sản phẩm chất lượng, theo đúng bản sắc của người Ê đê. Tổ hợp tác trên chuyên sản xuất các loại quần, áo, váy, túi xách với giá thành khá mềm, đa phần để bán cho khách du lịch.

"Năm nay, mẹ đã hơn 80 tuổi, vì quý, vì thương văn hóa của người Ê đê nên mới cố gắng, nỗ lực để duy trì nhưng tuổi già, sức khỏe có hạn. Chỉ mong sao trời cho sống tiếp vài năm nữa để mẹ làm xong vài công việc đang giang dở... để khi nhắm mắt xuôi tay, mẹ cũng an lòng, nhẹ nhõm" - bà H'Lil cười nói.

Ông Lê Đình Thắng - Phó Chủ tịch UBND phường An Lạc - cho biết: Bà H’Lil là một trong những người cao tuổi rất có uy tín trong thị xã. Về hưu từ năm 1995, hơn 20 năm nay, bà đã có rất nhiều đóng góp cho việc bảo tồn, phát huy văn hóa bản sắc của người Ê đê. Lớp dạy nghề dệt thổ cẩm do bà H'Lil khởi xướng đã đào tạo nghề cho rất nhiều chị em phụ nữ trong vùng. Có nghề trong tay, bà con có thể yên tâm lao động, ổn định cuộc sống.

BẢO TRUNG
TIN LIÊN QUAN

“Người mẹ” của hàng trăm chú mèo bị bỏ rơi

NGỌC ANH - TẠ QUANG |

Thấy những chú mèo bị bỏ rơi bên vệ đường, nhiều con ghẻ lở, đau ốm, hôi hám, cô Nguyễn Thúy Hải ở Vĩnh Hồ (Hà Nội) vẫn ôm chúng về nhà nuôi và chạy chữa cho chúng.

"Người mẹ tội lỗi" sinh con khi còn đang đi học nhờ nhà chùa nuôi hộ

KHÁNH LINH - HUYÊN NGUYỄN |

Bỏ con tại chùa cùng một mảnh giấy nhờ nuôi giúp, nữ sinh tự nhận còn đang đi học, không may con lầm lỗi. Vì hoàn cảnh, hiện tại con không thể có khả năng nuôi con.

Tình yêu bao la của người mẹ có con bị động kinh là tân cử nhân

Anh Nhàn |

Trước giờ trao bằng tốt nghiệp cho tân cử nhân Phan Tích Thiện, mẹ của em còn tưởng đây là mơ vì một người bị động kinh cục bộ, thường xuyên lên cơn co giật như Thiện "chỉ mong biết được chữ là tốt", tốt nghiệp đại học là điều ngoài sức tưởng tượng.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

“Người mẹ” của hàng trăm chú mèo bị bỏ rơi

NGỌC ANH - TẠ QUANG |

Thấy những chú mèo bị bỏ rơi bên vệ đường, nhiều con ghẻ lở, đau ốm, hôi hám, cô Nguyễn Thúy Hải ở Vĩnh Hồ (Hà Nội) vẫn ôm chúng về nhà nuôi và chạy chữa cho chúng.

"Người mẹ tội lỗi" sinh con khi còn đang đi học nhờ nhà chùa nuôi hộ

KHÁNH LINH - HUYÊN NGUYỄN |

Bỏ con tại chùa cùng một mảnh giấy nhờ nuôi giúp, nữ sinh tự nhận còn đang đi học, không may con lầm lỗi. Vì hoàn cảnh, hiện tại con không thể có khả năng nuôi con.

Tình yêu bao la của người mẹ có con bị động kinh là tân cử nhân

Anh Nhàn |

Trước giờ trao bằng tốt nghiệp cho tân cử nhân Phan Tích Thiện, mẹ của em còn tưởng đây là mơ vì một người bị động kinh cục bộ, thường xuyên lên cơn co giật như Thiện "chỉ mong biết được chữ là tốt", tốt nghiệp đại học là điều ngoài sức tưởng tượng.