Người Khơ Mú cúng rẫy tạ ơn thần linh

Bài và ảnh MINH NGUYỆT |

Lễ cúng rẫy của người Khơ Mú ở Kỳ Sơn (Nghệ An) vào tháng 9 và tháng 10 âm lịch diễn ra tại nương lúa. Lễ này nhằm để tạ ơn thần linh cai quản nương rẫy, rừng núi, suối, cây cối và phù hộ cho mùa màng bội thu, người và gia súc khỏe mạnh.

Trước khi làm lễ mừng lúa mới, người Khơ Mú ở nhiều nơi khu vực miền núi Nghệ An thực hiện tục cúng rẫy. Người Khơ Mú ở xã Bảo Thắng (Kỳ Sơn) cũng không phải ngoại lệ. Bà con mang theo gà, lợn, rượu cần, vải vóc lên nương làm lễ.

Trong lễ cúng rẫy, người ta dựng lên 2 giàn cúng ngay cạnh chòi rẫy, trên nương lúa. Trên mỗi chiếc giàn đều trang trí những bông lúa. Ngoài ra có khoảng hơn 10 chiếc vòng bằng cật nứa tượng trưng cho vòng bạc, một con ve bện từ cật nứa. Mâm cúng đặt lên giàn ban đầu gồm váy, áo, vải vóc... dưới chân mỗi chiếc giàn buộc một đôi gà, hai vò rượu cần. Người chủ lễ thường là một thầy mo am hiểu phong tục, thấu đáo các bài cúng và được cho là người có thể liên hệ với thế giới tâm linh...

Những thành viên thực hiện lễ cúng rẫy đang chuẩn bị giàn cúng. Giàn cúng gồm 2 chiếc, một cái cao, một cái thấp.
Những thành viên thực hiện lễ cúng rẫy đang chuẩn bị giàn cúng. Giàn cúng gồm 2 chiếc, một cái cao, một cái thấp.

Khi cử hành buổi lễ, thầy mo đọc bài cúng gọi các thần linh. Xong bài cúng thầy mo dùng dao gõ vào hai chiếc thẻ nứa đã chuẩn bị sẵn cho tung lên và rơi xuống đất. Nếu cả hai cùng sấp, hoặc cùng ngửa nghĩa là ma rẫy và các thần linh đã đến đông đủ. Sau đó mo lại cúng giới thiệu về các lễ vật và lại “hỏi” thần linh có ưng thuận hay không. Thao tác này cũng được thực hiện bằng cách gõ vào thẻ nứa.

Váy, quần áo cũng là lễ vật quan trọng trong mâm cúng.
Váy, quần áo cũng là lễ vật quan trọng trong mâm cúng.

Khi thần linh đã chấp nhận lễ vật, mo cho mổ gà, nấu món “moọc” là từ thịt của 3 loài vật là sóc, chuột và cua, cá, thịt, gạo tấm, gia vị... Moọc” là món khá phổ biến trong mâm cúng của người Thái và Khơ Mú.

Người phụ nữ chuẩn bị món gọi là “moọc” cúng ma rẫy, đây là món không thể thiếu trong ngày lễ
Người phụ nữ chuẩn bị món gọi là “moọc” cúng ma rẫy, đây là món không thể thiếu trong ngày lễ

Lễ cúng lại tiếp diễn khi mọi lễ vật đều đã bày lên mâm cúng. Lúc này mo tiễn chân các thần linh mang theo những lễ vật về nơi ở của họ và không quên nhắn nhủ thần linh hãy phù hộ cho mọi người được khỏe mạnh, mùa màng bội thu, súc vật sinh sôi, không dịch bệnh.

Thóc mới được chuẩn bị để đem về nhà làm lễ mừng cơm mới.
Thóc mới được chuẩn bị để đem về nhà làm lễ mừng cơm mới.

Sau phần lễ là một ngày hội thực sự của những người ở rẫy. Rượu cần được mở và những điệu hát dân ca sẽ được ngẫu hứng cất lên. Những vòng múa lăm vông cũng có thể diễn ra ngay trên chòi rẫy. Mục đích của nghi lễ này là để tạ ơn thần linh đã phù hộ cho mùa màng thuận lợi. Vì thế nhiều người gọi đây là lễ cầu mùa.

Bài và ảnh MINH NGUYỆT
TIN LIÊN QUAN

Cúng rừng để “thần rừng” bảo vệ dân làng người Jrai

THANH TUẤN |

Gia Lai - Người đồng bào Jrai ở xã Ia Pếch, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai từ bao đời nay vẫn lưu truyền nét văn hóa lễ hội cúng rừng độc đáo. Cúng rừng là để người dân đồng tâm hiệp lực bảo vệ cây rừng trước lưỡi cưa lâm tặc và cũng là để rừng chở che cho dân làng trước mỗi mùa mưa bão.

Độc đáo lễ cúng thần cây của người Thái ở Nghệ An

HỮU VI |

Hàng trăm hộ dân ở bản Bua, xã Châu Tiến (Quỳ Châu – Nghệ An) thực hiện một trong những lễ cúng quan trọng nhất trong năm của mình gọi là “pủ xừa” – thần linh cai quản áo và cũng là linh hồn mỗi người.

Mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ 3 miền đầy đủ và chuẩn nhất

Hải Minh |

Trên mâm cúng Tết Đoan Ngọ của người miền Bắc thường có dưa hấu đỏ, từ Thanh Hóa vào đến Thừa Thiên Huế thì không thể thiếu chè kê và thịt vịt.

Độc đáo lễ cúng giọt nước của người Tây Nguyên

THANH TUẤN |

Người Jrai ở Tây Nguyên quan niệm nước là mạch nguồn của sự sống, vì thế lễ hội cúng giọt nước đặc biệt quan trọng trong đời sống của người dân làng Bông, xã Hà Bầu, huyện Đăk Đoa, Gia Lai để tạ ơn thần linh. Người dân trong làng cùng nhau góp công, góp của để tổ chức lễ cúng tạ ơn Thần Nước đã ban cho dân làng nguồn nước dồi dào, mùa màng bội thu, lúa thóc về đầy kho, dân làng ấm no, sung túc.

Đồ thờ cúng Hùng Vương - sản phẩm biểu tượng dâng Đức Thánh của nghề nông

GS.TS Bùi Quang Thanh |

Trong sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của nhân loại xưa nay, đồ thờ cúng luôn luôn là những thành tố văn hóa vật thể đặc biệt, giữ vai trò quan trọng, mang tính biểu trưng của tiến trình thực hành nghi lễ tâm linh, từ cá nhân, gia đình, dòng họ cho đến cộng đồng làng xã.

Tạm giữ 2 nghi can liên quan vụ 4 tiếp viên hàng không xách hơn 11 kg ma túy

Anh Tú - Huân Cao |

TPHCM - Ngày  23.3, theo một nguồn tin xác nhận, hiện phía Công an TP Hồ Chí Minh đang tạm giữ 2 nghi can liên quan đến việc 4 nữ tiếp viên mang 11,28 kg ma túy từ Pháp về sân bay Tân Sơn Nhất hôm 16.3.

Năng lực an ninh mạng của Việt Nam cải thiện đáng kể trong 5 năm qua

NGUYỄN ĐĂNG |

Báo cáo mới nhất từ ​​công ty an ninh mạng toàn cầu cho thấy những chuyển biến tích cực trong tình hình an ninh mạng của Việt Nam, khi các mối đe dọa trực tuyến lẫn ngoại tuyến đều giảm mạnh.

Có nên lấy thời gian bảo hành để tính chu kỳ đăng kiểm?

Anh Tuấn |

Nhiều người đặt câu hỏi ôtô mới mua được bảo dưỡng tốt, bảo hành những 5 năm, vì sao không lấy thời gian bảo hành quy đổi thành quãng thời gian tính chu kỳ đăng kiểm lần đầu? Chuyên gia đã có giải đáp về vấn đề này.

Cúng rừng để “thần rừng” bảo vệ dân làng người Jrai

THANH TUẤN |

Gia Lai - Người đồng bào Jrai ở xã Ia Pếch, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai từ bao đời nay vẫn lưu truyền nét văn hóa lễ hội cúng rừng độc đáo. Cúng rừng là để người dân đồng tâm hiệp lực bảo vệ cây rừng trước lưỡi cưa lâm tặc và cũng là để rừng chở che cho dân làng trước mỗi mùa mưa bão.

Độc đáo lễ cúng thần cây của người Thái ở Nghệ An

HỮU VI |

Hàng trăm hộ dân ở bản Bua, xã Châu Tiến (Quỳ Châu – Nghệ An) thực hiện một trong những lễ cúng quan trọng nhất trong năm của mình gọi là “pủ xừa” – thần linh cai quản áo và cũng là linh hồn mỗi người.

Mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ 3 miền đầy đủ và chuẩn nhất

Hải Minh |

Trên mâm cúng Tết Đoan Ngọ của người miền Bắc thường có dưa hấu đỏ, từ Thanh Hóa vào đến Thừa Thiên Huế thì không thể thiếu chè kê và thịt vịt.

Độc đáo lễ cúng giọt nước của người Tây Nguyên

THANH TUẤN |

Người Jrai ở Tây Nguyên quan niệm nước là mạch nguồn của sự sống, vì thế lễ hội cúng giọt nước đặc biệt quan trọng trong đời sống của người dân làng Bông, xã Hà Bầu, huyện Đăk Đoa, Gia Lai để tạ ơn thần linh. Người dân trong làng cùng nhau góp công, góp của để tổ chức lễ cúng tạ ơn Thần Nước đã ban cho dân làng nguồn nước dồi dào, mùa màng bội thu, lúa thóc về đầy kho, dân làng ấm no, sung túc.

Đồ thờ cúng Hùng Vương - sản phẩm biểu tượng dâng Đức Thánh của nghề nông

GS.TS Bùi Quang Thanh |

Trong sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của nhân loại xưa nay, đồ thờ cúng luôn luôn là những thành tố văn hóa vật thể đặc biệt, giữ vai trò quan trọng, mang tính biểu trưng của tiến trình thực hành nghi lễ tâm linh, từ cá nhân, gia đình, dòng họ cho đến cộng đồng làng xã.