Người đem tảo biển trồng trên núi

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Tình cờ biết anh từ hơn 10 năm trước khi đi lạc vào Blog “Viên cuội cần cù”, qua những chia sẻ chân thành, mộc mạc như rút từ gan ruột, tôi đã nhanh chóng phác họa được chân dung, tính cách của anh. Sau một trận ốm thập tử nhất sinh và nhiều khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua, nhưng bằng sự cần mẫn và sắt đá, nhà văn Nguyễn Đức Lợi đã thành công khi đem tảo biển trồng trên núi.

Khi nhà văn làm kinh tế

Hơn chục năm làm việc của người nông dân, anh đã thử sức với nhiều nghề song vinh quang thì ít mà thất bại thì nhiều, trước khi trở thành ông chủ cơ sở nuôi trồng tảo xoắn bằng công nghệ nhà kính và khu du lịch trên một quả đồi tại bản Bua, xã Ẳng Tở, huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên. Nguyễn Đức Lợi vốn là một nhà văn, nhà thơ, công việc chính của anh là sáng tác, thả hồn vào những con chữ. Nhưng sau một trận ốm “thập tử, nhất sinh” phải tiêu tốn rất nhiều tiền bạc anh mới qua khỏi. Từ đó anh bắt đầu "xoay" tư duy sang làm kinh tế.

Ban đầu anh tự mày mò đóng lò ấp trứng gà, trứng vịt, nấu rượu, chạy xe ôm; rồi chuyển sang nuôi ong, nuôi lợn rừng, trồng cà phê... tất cả các những công việc ấy đều như trêu ngươi anh vậy. Anh chưa làm thì giá cao ngất ngưởng, anh vào làm là y như rằng giá rơi xuống tận đáy. Khốn khổ nhất là thành phẩm của gần 8ha cà phê arabica (hơn 100 tấn quả tươi) lúc anh chưa làm thì 1kg cà phê thuê được 2 công lao động, anh làm rồi 4kg cũng chả thuê nổi 1 công. Bạn bè thường bảo: Tay Lợi mà bán thì mình giữ lại, hắn giữ lại thì mình bán, kiểu gì cũng được giá!

Nghe có vẻ chua chát và nghịch lý nhưng là sự thật. Anh thường đầu tư nhiều hơn, làm sạch, làm tốt hơn... và dĩ nhiên là đầu vào luôn cao hơn, không tương xứng với đầu ra. Anh Đào Quý Dương, một người bạn thân của anh làm một phép tính, với hơn 4.000 con lợn rừng anh từng bán, chỉ cần gửi vào bụng mỗi con 1kg cám, bán giá trung bình 150.000 đồng thì anh cũng thu về 6 tỉ đồng, nhưng anh nhất quyết không làm!

Tôi tìm gặp anh tại cơ sở nuôi trồng tảo xoắn nằm lọt trong trang trại cà phê rộng gần 8ha. Nói về “công cuộc” nông dân của mình, anh bảo: “Chả làm thì có khi đã có biệt thự, xe hơi; làm vào rồi thành con nợ khủng. Ðã vài năm hầu như không ngủ nổi một đêm trọn vẹn vì sợ phải mơ giấc mơ phá sản, nhà cửa tan hoang, vợ con nheo nhóc...”.

Nhà khoa học bất đắc dĩ

Từ những khó khăn tưởng chừng tuyệt vọng ấy, thật lạ kỳ là anh không hề bị đánh gục như nhiều người vẫn nghĩ. Đêm đêm, anh kẻ vẽ, tính toán đến hàng yến giấy, cho hàng chục dự án có khả năng kéo anh từ vũng bùn lên. Rồi anh tìm ra viên thuốc có thể sẽ chữa khỏi “20 năm nhức đầu ròng rã” của anh. Đó là viên tảo xoắn khô của Nhật. Anh đặt mua và dùng thử, thấy đỡ, nhưng lạ là thuốc mà sao tanh như cá? Anh hỏi thì được biết đó là tảo biển (hay còn gọi là tảo xoắn, tên khoa học là Spirulina platensis).

"Con ngáo đọc" trong anh lại cựa quậy. Anh lao vào tìm kiếm, tài liệu trong nước hạn hẹp, anh tìm tài liệu nước ngoài. Với những tài liệu bằng tiếng nước ngoài, anh phải dịch từng câu một bằng “google translate”, sau đó ghi chép lại để có một tài liệu hoàn chỉnh. Cứ như vậy, anh mất hơn 1 năm trời "lang thang trong tư duy của chính mình" để tìm một thứ mà hầu hết khi nói ra không ai biết! Anh bảo, quãng thời gian đó anh như người mất hồn, không ai biết anh đang làm gì, kể cả vợ anh, bạn bè anh thì có người bảo: Nó nợ nần đến tẩu hỏa rồi!

Anh đã "lén lút" vay mượn cả 1 tỉ đồng để xây dựng khu nuôi trồng, nhà thí nghiệm, máy móc lỉnh kỉnh vài trăm chiếc... Anh đi về Hà Nội như đi chợ, mua từ cái bút thử độ PH, đến cái ống nghiệm, đèn cồn, ống pipet, đĩa petri, bột genlatin... về bắt tay vào phân lập tảo gốc từ đám tảo nhiễm tạp. Anh nói cái gì đó tôi chả hiểu, đại loại sau 30 - 35 ngày, anh thu về 10ml tảo gốc sạch, thuần chủng đầu tiên, khiến anh khóc rống lên giữa bạt ngàn cà phê hoa trắng muốt.

Trang trại tảo nuôi bằng hệ kín của anh Nguyễn Đức Lợi.
Trang trại tảo nuôi bằng hệ kín của anh Nguyễn Đức Lợi.
Trang trại tảo nuôi bằng hệ kín của anh Nguyễn Đức Lợi.

Cứ như thế anh ăn với tảo, ngủ với tảo; để đầu tư phát triển thành một khu chế xuất hiện đại anh đã bàn với vợ bán cả ngôi nhà trong phố để lấy tiền đầu tư và chuyển lên ở hẳn trên núi. Đến nay, bình quân 1 tháng Trang trại Tảo xoắn tươi cao cấp Spirulina Nguyễn Đức Lợi cung cấp ra thị trường khoảng 400 - 500 kg tảo tươi thông qua hàng chục đại lý phân phối ở nhiều tỉnh thành, đặc biệt là Hà Nội. Ðiều khiến anh vui mừng không kém là tảo xoắn tươi cao cấp không tanh của anh cũng nhờ những tấm lòng như thế đã sang Ðức, Singapore, Thái Lan - những thị trường mà trong mặc định của mọi người là chỉ có ta phải nhập của họ!

Ước mơ đã thành hiện thực

Để tìm hiểu về hiệu quả thực tế mà tảo xoắn mang lại cho sức khỏe con người, chúng tôi tìm đến nhà một bác sĩ Phạm Tiến Bình - nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên. Ông Bình bị bệnh đái tháo đường rất nặng, phải tiêm 3 lần/ngày. Ông còn phải mổ để thay 2 van tim và van động mạch phổi. Từ khi dùng tảo xoắn tươi, sức khỏe ông được cải thiện, giấc ngủ sâu, khỏe khoắn hơn. Bác sĩ Đỗ Thị Hồng Bích - vợ ông và là người chăm lo sức khỏe hằng ngày cho ông lấy ra cuốn sổ nhỏ. Trong đó ghi chép đầy đủ các chỉ số theo dõi sức khỏe hằng ngày của chồng, vừa lật trang sổ và nói: “Khi chưa uống tảo, đường huyết của ông luôn ở mức cao hơn 10mmol/l, dù vẫn điều trị bằng thuốc tốt nhất. Từ khi dùng tảo, đường huyết giảm còn 5.6 - 6 mmol/l.”

Bên cạnh niềm vui đem lại sức khỏe cho bản thân và nhiều người khác thì thành công lớn nhất của anh là trong gần 5 năm qua, anh đã dành toàn bộ số tiền thu về từ tảo để chuyển hóa gần 8ha cà phê kém hiệu quả thành khu du lịch sinh thái có tên là “Đào Viên Sơn”. Ước mơ của anh đã trở thành hiện thực khi biến cả một vùng đồi núi khô cằn trở thành một điểm đến luôn tấp nập du khách.

Khu du lịch sinh thái và nuôi trồng, chế xuất tảo xoắn của anh đã tạo công ăn việc làm ổn định cho hàng chục lao động địa phương, có lúc cao điểm anh huy động đến trên 40 người. Nhờ đó mà đời sống của nhiều người dân trong bản cũng có những đổi thay rõ rệt. Điển hình như trường hợp chị Lò Thị Kim, người được coi là “quản gia” đã gắn bó với anh từ khi còn trồng ca phê, nuôi lợn rừng. Tích góp từ thu nhập hằng tháng, đến nay chị Kim đã xây được một ngôi nhà 2 tầng kiên cố và khang trang nhất bản. Có lẽ vì sống cạnh người đặc biệt như Nguyễn Đức Lợi nên con người chị cũng trở nên đặc biệt. Tôi đã chứng kiến chị Kim chỉ bằng mấy tiếng vỗ tay mà khiến hàng trăm con lợn rừng có mặt tập trung đông đủ. Và hiện nay, mặc dù không biết chữ nhưng công việc hằng ngày của chị lại là cho tảo ăn, theo dõi, điều chỉnh nhiệt độ trong phòng kính và chỉ đạo công nhân thu hoạch tảo. Đó là những công việc có lẽ ngoài ông chủ của quả đồi này ra thì chỉ có chị Kim mới làm được!

VĂN THÀNH CHƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

12 trang trại bò sữa 4.0 của Vinamilk dùng năng lượng mặt trời

Thanh Huyền |

Hướng đến phát triển bền vững, đặc biệt trong khía cạnh năng lượng, Vinamilk đã triển khai kế hoạch sử dụng năng lượng mặt trời tại 12 trang trại bò sữa trên cả nước. Đến đầu năm 2021, đã có 5 trang trại đưa vào sử dụng điện mặt trời và theo lộ trình sẽ tiếp tục triển khai trên toàn bộ hệ thống trong năm nay.

Người dân khốn khổ vì trang trại lợn “bức tử” môi trường

Phạm Đông - Lan Nhi |

Nhiều trang trại lợn trên địa bàn hai xã Thạch Hoà và Yên Bình (huyện Thạch Thất, TP.Hà Nội) đang ngày đêm xả thải, “bức tử” môi trường, khiến cuộc sống của các hộ dân xung quanh khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Khu vườn như trang trại rau củ quả của nhà Lê Phương "Gạo nếp gạo tẻ"

ĐÔNG DU |

Diễn viên Lê Phương và gia đình bố mẹ có một khu vườn rộng ở Trà Vinh với hàng chục loại cây ăn quả, rau củ. Cô thường về quê cùng con trai thu hoạch để biếu hàng xóm và làm nguồn thức ăn cho gia đình.

Khám phá trang trại rộng lớn nhiều rau củ của Lê Phương "Gạo nếp gạo tẻ"

ĐÔNG DU |

Lê Phương "Gạo nếp, gạo tẻ" có một trang trại rộng lớn ở Tây Ninh. Cô thường cùng gia đình lên thăm nom và thu hoạch rau củ, quả.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

12 trang trại bò sữa 4.0 của Vinamilk dùng năng lượng mặt trời

Thanh Huyền |

Hướng đến phát triển bền vững, đặc biệt trong khía cạnh năng lượng, Vinamilk đã triển khai kế hoạch sử dụng năng lượng mặt trời tại 12 trang trại bò sữa trên cả nước. Đến đầu năm 2021, đã có 5 trang trại đưa vào sử dụng điện mặt trời và theo lộ trình sẽ tiếp tục triển khai trên toàn bộ hệ thống trong năm nay.

Người dân khốn khổ vì trang trại lợn “bức tử” môi trường

Phạm Đông - Lan Nhi |

Nhiều trang trại lợn trên địa bàn hai xã Thạch Hoà và Yên Bình (huyện Thạch Thất, TP.Hà Nội) đang ngày đêm xả thải, “bức tử” môi trường, khiến cuộc sống của các hộ dân xung quanh khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Khu vườn như trang trại rau củ quả của nhà Lê Phương "Gạo nếp gạo tẻ"

ĐÔNG DU |

Diễn viên Lê Phương và gia đình bố mẹ có một khu vườn rộng ở Trà Vinh với hàng chục loại cây ăn quả, rau củ. Cô thường về quê cùng con trai thu hoạch để biếu hàng xóm và làm nguồn thức ăn cho gia đình.

Khám phá trang trại rộng lớn nhiều rau củ của Lê Phương "Gạo nếp gạo tẻ"

ĐÔNG DU |

Lê Phương "Gạo nếp, gạo tẻ" có một trang trại rộng lớn ở Tây Ninh. Cô thường cùng gia đình lên thăm nom và thu hoạch rau củ, quả.