Ngô Vĩnh Bình, đến... và thấy Hà Nội

LÊ QUANG VINH |

Trong tập tản văn “Hà Nội đến... và thấy” (NXB Hà Nội, 2021), nhà văn, nhà báo Ngô Vĩnh Bình đưa đến cho bạn đọc các góc nhìn về Thủ đô nghìn năm văn hiến với những cảnh quan, con người vừa lạ, vừa quen và rất đỗi thân thương.

Hà Nội trong mắt ''kẻ xa lạ’’

Mở đầu tập tản văn, nhà văn Ngô Vĩnh Bình giãi bày: ''Hà Nội mà tôi “gặp” lần đầu là các cô gái. Ấy là một cô Liên dịu dàng đằm thắm trong “Gánh hàng hoa”, hay cô Loan một thiếu nữ tân thời trong “Đoạn tuyệt’’... - những tiểu thuyết nổi tiếng của Tự lực Văn đoàn mà tôi được đọc từ thời đi học; hay là những nữ sinh rất lãng mạn trong “Tuấn, chàng trai nước Việt” của cụ Nguyễn Vỹ... Nhưng thú thực, với tôi, cái “lãng mạn tân thời” chỉ là trong sách vở! Bây giờ, Hà Nội khác xa rồi. Hà Nội với nhiều nhà CT (chung cư cao tầng), nút giao nút thông lập thể; trà đá, trà chanh thay chè chén, xì-gà thay thuốc lá cuốn sợi vàng Lạng Sơn. Hà Nội đã đọc “điếu văn” cho tầu điện Hà Thành, sắp mất dần xe đạp xích lô, Hà Nội đang giàu hơn. Tóm lại, là một Hà Nội khác xưa rồi...’’.

Ngô Vĩnh Bình tâm sự rằng: ''Sài Gòn dễ hội nhập hơn Hà Nội nhiều. Cứ ở Sài Gòn là thành người Sài Gòn. Chưa thấy mình là người Sài Gòn, ở lâu thêm chút nữa cũng thành người Sài Gòn. Sài Gòn đồng hóa con người rất nhanh... Nhưng với Hà Nội thì khác, ai sinh ra và sống lâu ở đây cũng tự hào. Sự tự hào này có nhiều cách diễn đạt, ví dụ như có rất nhiều món ăn kiêu hãnh mang tên phở Hà Nội, ô-mai Hà Nội, bánh Trung thu Hà Nội... Nhưng chủ yếu người đi đường thích mình là người Hà Nội. Có lẽ đấy là thành phố duy nhất có rất đông trí thức, có lắm người nhập cư, không ít người vãng lai và... người Hà Nội... Người ta đồng hóa Hà Nội như vũ bão, đồng hóa cạnh tranh từ nhiều phía khác nhau để tạo ra một văn hóa Hà thành hiện đại khó mà mô tả. Còn người Hà Nội ngày xưa như bà mợ tôi đành phải co cụm, khép kín, và giáo dục con cái theo cách riêng của họ...’’.

Nhà văn cũng cho hay về sự ''lòng vòng’’ của xuất xứ gốc quê trước khi được ''chuyển khẩu’’ về Thủ đô: Nơi ông sinh có tên Thụy Lôi, tên Nôm là làng Nhội, tên gốc là Ma Lôi, thuộc trấn Kinh Bắc xưa, sau được đổi thành tỉnh Bắc Ninh. Sau đấy, Thụy Lôi được nhập với vài làng khác thành xã Thụy Lâm thuộc huyện Đông Anh, tỉnh Phúc Yên (sau là tỉnh Vĩnh Phúc). Tiếp đó, Thụy Lâm cùng 22 xã khác của huyện Đông Anh được chuyển về TP.Hà Nội. Có lẽ, do được thừa hưởng cái sinh khí của quê gốc - nơi có truyền thống học hành ''Một giỏ sinh đồ/ Một giò ông cống/ Một đống ông nghè/ Một bè ông trạng’’, nên sau này, Ngô Vĩnh Bình miết mải theo nghiệp văn chương khá thành đạt.

Tác phẩm của nhà văn Ngô Vĩnh Bình. Ảnh: NVCC
Tác phẩm của nhà văn Ngô Vĩnh Bình. Ảnh: NVCC

Nghiệp văn trong sắc áo lính

Năm 1970, Ngô Vĩnh Bình tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Hà Nội và sau đó, làm việc tại Ủy ban Khoa học Xã hội VN. Tới năm 1979, ông nhập ngũ, khoác áo lính theo nghiệp văn, làm biên tập viên, cho tới trước khi nghỉ hưu là Đại tá - Tổng Biên tập đời thứ 7 của Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Trong đời văn của mình, Ngô Vĩnh Bình viết đủ thể loại, lĩnh vực: Thiếu nhi, bút ký, phóng sự, nghiên cứu văn học... đặc biệt ghi ấn tượng ở dòng văn học cách mạng - chiến tranh - người lính, trong đó mảng chân dung những văn nghệ sĩ (đặc biệt là các nhà văn quân đội) được ông khắc họa rất sinh động bởi sự rung cảm chân thành, với nhiều chi tiết tư liệu độc đáo mà ông đã kỳ khu tìm hiểu. Với lợi thế vốn kiến thức theo học ngành sử trước đây, nên Ngô Vĩnh Bình đã được giới nghề coi như một ''kho tư liệu’’ chân xác về các nhà văn.

Trong “Hà Nội đến... và thấy” đề cập tới nhiều sự kiện và nhân vật, nhưng có một nhân vật hẳn ít người biết đến. Đó là Nguyễn Tư Giản (1823 - 1890) - một nhà nho yêu nước, yêu Hà Nội, một nhà thơ Hà Nội, một người Hà Nội có đóng góp thiết thực với lịch sử nghìn năm Thăng Long - Hà Nội. Ông chính là tác giả bản ''Điều trần trị hà sự nghị’’ đầy tâm huyết dâng tâu lên Vua Tự Đức về việc trị thủy ở vùng miền Bắc và nhờ đó mà Hà Nội có được hệ thống đê đối phó với lũ lụt. Ông cũng thuộc lớp nhà nho đặt nền móng cho những tính cách tiêu biểu của người Hà Nội hôm nay, như đức tính hiếu đễ, hiếu học, vượt khó vươn lên, đền ơn đáp nghĩa những người vì dân, vì nước, vì Hà Nội...

Ở những tản văn khác, Ngô Vĩnh Bình đã cho thấy những nét đời riêng bình dị về các nhà văn/liệt sĩ như Nguyễn Thi (người chỉ sống ở Hà Nội có 5 năm), Hoàng Lộc (nghiệp văn chỉ có 3 năm, hy sinh ở tuổi 27)... Với nhà văn lão thành Nguyễn Tuân - người đã hưởng ứng phong trào ''Văn nghệ sĩ đầu quân’’ ở thời kháng Pháp, Ngô Vĩnh Bình tái hiện chân dung ông bằng nhiều chi tiết thú vị - như khi cùng bộ đội hành quân ở vùng núi, lúc băng qua quốc lộ, thấy đường cái nhựa, Nguyễn Tuân coi như đã ''ngửi thấy mùi Hà Nội’’; hoặc trong thời gian Mỹ đánh bom rải thảm Hà Nội dài ngày ở Hà Nội hồi cuối năm 1972, Nguyễn Tuân ''vẫn nhất định bám trụ Hà Nội, không chịu đi sơ tán, đầu đội mũ phòng không, chiều chiều ung dung ngồi ở quán bia Cổ Tân’’ để rồi viết nên tập bút ký ''Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi’’.

Ngoài công việc ở Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Ngô Vĩnh Bình còn là người sáng lập và giữ chuyên mục ''Chuyện văn - Chuyện đời’’ trên Báo Quân đội Nhân dân, rất hấp dẫn bạn đọc gần xa. Ông có hàng chục đầu sách được xuất bản, trong đó tác phẩm đầu tay ''Nẻo vào văn học’’ (tập tiểu luận phê bình văn học, NXB Văn học ấn hành năm 1993) đã được nhận Giải thưởng Văn học của Bộ Quốc phòng.

Ký ức về một thời bao cấp

Trong cuộc đời của mình, Ngô Vĩnh Bình vẫn đọng đằm những ký ức về môi trường sống ở đất Hà Thành xưa: “Trước khi “chuyển hộ khẩu” từ quê, thành công dân Hà Nội, tôi chỉ biết thành phố này qua sách vở. Nhưng biết cụ thể là qua cậu mợ tôi. Cậu tôi (dược sĩ Nguyễn Tất Tế) - một chiến sĩ Điện Biên về “tiếp quản Thủ đô” - lấy mợ tôi (bà Bùi Hoàng Yến) - con một nhà tư sản, dân Hà Nội mấy đời. Nhà cậu mợ tôi ở số phố Cổng Đục. Một con phố chỉ chừng hơn 100m, từ cuối phố Hàng Mã thông sang phố Hàng Vải, thuộc phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm. Tôi quan sát và thấy, dù là đại gia đình ở chung trong một số nhà dường như chất “nhân” và lòng tự trọng luôn được nuôi dưỡng qua giáo dục kiểu “giấy rách phải giữ lấy lề”. Sau năm 1954, với gia đình tư sản này đã xảy ra những biến cố, những đổi thay có thể nói là “chưa từng có”, nhưng họ kín đáo giúp đỡ nhau trong những tình huống khắc nghiệt nhất. Tôi hiểu ra, dân Hà Nội xưa có kiểu sống “chẳng giống ai”.

Ngô Vĩnh Bình sống xa Hà Nội chừng một năm rưỡi (6.1979 - 11.1980). Trước đó, tháng 9.1979, ông về Hà Nội cưới vợ và trở thành ''rể công đoàn’’, sống tại 14 Trần Bình Trọng, trong khu tập thể của Tổng Công đoàn Việt Nam (nay là Tổng LĐLĐVN) - nơi vợ ông (cũng là dân học ngành sử) làm việc, được bầu bạn với nhiều nhà văn, nhà báo chính gốc ''dân công đoàn’’. Ông hồi nhớ trong ''Hà Nội đến... và thấy’’: ''Khu tập thể gồm rất nhiều dãy nhà cấp bốn, nhưng xây chắc chắn, đường đi lối lại lát gạch sạch sẽ và luôn rợp bóng cây. Vợ chồng tôi được chia nửa gian, rộng chừng 12 mét vuông, đủ kê một chiếc giường đôi và một manh chiếu. Bếp núc thì lấn ra vỉa hè. Thời Pháp thuộc, nơi này là nhà Đấu Xảo. Cậu tôi bảo: ''Chỗ này xưa thằng Tây nó nhốt ngựa’’, sau năm 1954 là Nhà hát Nhân dân, rồi bây giờ thành Khách sạn Công đoàn và Cung Văn hóa Hữu nghị.

Tôi cùng gia đình ở 14 Trần Bình Trọng đến suýt soát 20 năm (1979 - 1997) và “tận hưởng” cả một thời bao cấp vui buồn. Nơi này đã ghi dấu nhiều kỷ niệm với người thân, bạn bè. Nơi đây, cũng là nơi ở của nhiều nhà báo, nhà văn công nhân tên tuổi như: Tống Văn Công, Đỗ Đức Ngọ, Nguyễn An Định, Lý Sinh Sự (Trần Đức Chính), Bùi Việt Phong, Thái Bá Tân, Nguyễn Tùng Linh, vợ chồng nhà báo Nguyễn Thanh Tuyền - Trần Thi Sánh, Ngô Thị Mến - Phan Công Nghĩa... và nhiều anh chị em khác ở Báo Lao Động, NXB Lao Động, Tạp chí Công đoàn... Tôi nhớ mãi câu ca: ''Ăn cơm Tăng Ấm, nghe kèn Bá Tân / Thời sự Tường Lân, tiếp tân bà Chiểu / Tìm hiểu cô Tình’’ viết về những cái độc đáo thời bao cấp chưa xa của khu tập thể này...".

LÊ QUANG VINH
TIN LIÊN QUAN

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp và buổi ra mắt sách trực tuyến

Duy Ngọc |

Tối chủ nhật, ngày 4.7.2021 vừa qua, đã diễn ra buổi ra mắt cuốn sách “Về Nguyễn Huy Thiệp” của 34 tác giả trên nền tảng trực tuyến Zoom do Công ty sách Liên Việt phối hợp với NXB Dân trí và Gallery 39 tổ chức, nhân 100 ngày mất của nhà văn.

Suy tư bất tận qua từng trang viết của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh

Hải Minh |

Theo PGS-TS Phạm Xuân Thạch (Đại học Quốc gia Hà Nội), nhà văn Xuân Khánh trong những trang viết của mình là một người có tinh thần dân tộc chủ nghĩa.

Nhà văn Đỗ Bích Thuý: Cả đời viết về tình yêu cũng không hết chuyện!

Cao Hải Giang (thực hiện) |

20 năm sống ở Hà Nội, nhà văn Đỗ Bích Thuý mang đến cho bạn đọc 21 tác phẩm gồm truyện ngắn, tiểu thuyết, tản văn. Như thể cách xa miền núi, Đỗ Bích Thuý càng đau đáu những cuộc trở về, nhất là trở về trên trang viết. Tiểu thuyết mới nhất mang tên “Người yêu ơi” của chị vừa ra mắt bạn đọc là một ví dụ.

Nhà văn Nguyễn Văn Thọ: “Văn chương của Nguyễn Huy Thiệp mang chất riêng”

Chung Thuỷ (ghi) |

Nhà văn Nguyễn Văn Thọ chia sẻ nhiều về Nguyễn Huy Thiệp, người bạn lớn mà ông rất trân trọng trong nghề và trong cuộc sống.

Khởi tố, bắt tạm giam thiếu tướng Đỗ Hữu Ca

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh hôm nay (22.2) đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, ra lệnh tạm giam đối với Đỗ Hữu Ca – nguyên Giám đốc Công an TP.Hải Phòng về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự.

Khởi tố, bắt giam kẻ dùng tuýp sắt dài hơn một mét đánh shipper gãy 2 tay

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Chỉ vì phí ship 30.000 đồng dẫn đến tranh cãi mà một cặp vợ chồng ở Quảng Ngãi đã dùng tuýp sắt, ghế inox đánh một nam shipper gãy 2 tay.

Chưa có đường tránh phục vụ mở rộng Sân bay Điện Biên

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Một tuyến đường dân sinh có hàng nghìn phương tiện lưu thông mỗi ngày sẽ bị đóng để làm Sân bay Điện Biên. Tuy nhiên, hiện đường tránh vẫn chưa được xây dựng.

Đàm phán giá thành công 64 biệt dược, tiết kiệm hơn 2.000 tỉ đồng

Thùy Linh |

Ngày 22.2, Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc quốc gia (Bộ Y tế), cho biết Bộ Y tế đã đàm phán giá với 69 thuốc biệt dược, thuốc gốc có giá trị sử dụng lớn. 64 loại biệt dược đã được đàm phán giá thành công, tiết kiệm hơn 2.000 tỉ đồng.

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp và buổi ra mắt sách trực tuyến

Duy Ngọc |

Tối chủ nhật, ngày 4.7.2021 vừa qua, đã diễn ra buổi ra mắt cuốn sách “Về Nguyễn Huy Thiệp” của 34 tác giả trên nền tảng trực tuyến Zoom do Công ty sách Liên Việt phối hợp với NXB Dân trí và Gallery 39 tổ chức, nhân 100 ngày mất của nhà văn.

Suy tư bất tận qua từng trang viết của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh

Hải Minh |

Theo PGS-TS Phạm Xuân Thạch (Đại học Quốc gia Hà Nội), nhà văn Xuân Khánh trong những trang viết của mình là một người có tinh thần dân tộc chủ nghĩa.

Nhà văn Đỗ Bích Thuý: Cả đời viết về tình yêu cũng không hết chuyện!

Cao Hải Giang (thực hiện) |

20 năm sống ở Hà Nội, nhà văn Đỗ Bích Thuý mang đến cho bạn đọc 21 tác phẩm gồm truyện ngắn, tiểu thuyết, tản văn. Như thể cách xa miền núi, Đỗ Bích Thuý càng đau đáu những cuộc trở về, nhất là trở về trên trang viết. Tiểu thuyết mới nhất mang tên “Người yêu ơi” của chị vừa ra mắt bạn đọc là một ví dụ.

Nhà văn Nguyễn Văn Thọ: “Văn chương của Nguyễn Huy Thiệp mang chất riêng”

Chung Thuỷ (ghi) |

Nhà văn Nguyễn Văn Thọ chia sẻ nhiều về Nguyễn Huy Thiệp, người bạn lớn mà ông rất trân trọng trong nghề và trong cuộc sống.