Ngô đồng đỏ bừng sáng Cù Lao Chàm

Nguyên Thi |

Trong tháng 7.2022, lần đầu tiên, xã đảo Cù Lao Chàm TP.Hội An, Quảng Nam tổ chức lễ hội mùa hoa ngô đồng đỏ đã thu hút hàng nghìn du khách. Đến với khu dự trữ sinh quyển thế giới vào những ngày tháng 7, tháng 8 này, không chỉ được đắm mình trong làn nước xanh mát, với biển trời bao la mà du khách còn được ngắm nhìn vẻ đẹp rực rỡ của loài hoa ngô đồng đỏ được mệnh danh là loài cây vua.

Loài cây vua ở khu dự trữ sinh quyền thế giới

Tối 22.7 vừa qua, festival miền biển với chủ đề "Cù Lao Chàm - Mùa hoa ngô đồng đỏ" lần đầu tiên được tổ chức tại đảo Cù Lao Chàm, xã đảo Tân Hiệp, TP.Hội An, tỉnh Quảng Nam. Đây là một trong những sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động hưởng ứng Năm du lịch Quốc gia 2022 "Quảng Nam - Điểm đến du lịch xanh".

Sau 2 năm ngành du lịch, dịch vụ ảm đạm vì đại dịch COVID-19, festival "Cù Lao Chàm - Mùa hoa ngô đồng đỏ" thu hút hàng nghìn du khách thập phương trở lại Cù Lao Chàm vui chơi, khám phá... Lễ hội đã tái hiện những nét đẹp văn hóa, đời sống của người dân xứ đảo thông qua các hoạt động thi lắc thúng chai, ngày hội thả diều, trình diễn ca nô nghệ thuật, trải nghiệm các trò chơi trên biển, đêm hội âm nhạc và ẩm thực.

Ông Nguyễn Thế Hùng, Phó Chủ tịch TP.Hội An, đánh giá festival "Cù Lao Chàm - mùa hoa ngô đồng đỏ" lần đầu tiên diễn ra lan tỏa nhiều giá trị bản địa được kỳ vọng sẽ là sự kiện du lịch điểm nhấn, thu hút du khách trở lại Cù Lao Chàm sau thời gian dài ngành dịch vụ du lịch trầm lắng vì dịch bệnh COVID-19.

Mặc dù là năm đầu tiên tổ chức nhưng từ trước đó, ngô đồng đỏ đã nổi danh tại Cù Lao Chàm khi tại đây có cụm 3 cây ngô đồng có tuổi đời từ 200 đến 300 tuổi được công nhân là cây di sản năm 2015. Chưa hết, ngô đồng đỏ được mệnh danh là loài cây vua, là nơi nghỉ chân của loài chim phượng hoàng trong những câu chuyên dân gian. Bởi, phượng hoàng là loài chim đặc biệt, nên loài cây mà chúng chọn nghỉ chân cũng trở thành vua của các loài cây.

Chính vì vậy, ngô đồng tượng trưng của sự cát tường, phúc khí, may mắn. Những năm qua, nhận thấy sự đặc biệt của loài cây này, cùng với màu sắc đỏ cam rực rỡ, chính quyền và người dân Cù Lao Chàm đã di thực loài cây này xuống các khu dân cư, trồng ven các con đường quanh xã đảo. Ngô đồng là một loại cây dẻo dai, vừa đẹp với màu đỏ rực lãng mạn. Từ cuối tháng 7 đến đầu tháng 9 hàng năm, khi những chiếc lá cuối cùng rơi xuống chỉ còn trơ lại những cành trơ trọi cũng là lúc hoa ngô đồng đâm chồi nảy lộc, một màu đỏ đầy sức lao động cả một triền núi cù lao.

Cụ già ngồi đan võng ngô đồng. Ảnh: Minh Nhật
Cụ già ngồi đan võng ngô đồng. Ảnh: Minh Nhật

Nghề đan võng ngô đồng độc đáo ở xứ đảo

Không chỉ là loại cây cho hoa đẹp, cách đây hơn 300 năm về trước, các cư dân sinh sống tại Cù Lao Chàm đã biết dùng thân cây ngô đồng tước thành sợi mỏng, quay tròn rồi đan thành võng, tạo ra những chiếc võng Ngô đồng mềm mại, ấm vào mùa đông và mát về mùa hè.

Những cụ già làm nghề này cho biết, nghề đan võng cây ngô đồng đã có từ rất lâu rồi. Họ không biết ai là người khai sinh ra nhưng đến nay, nghề đan võng ngô đồng vẫn còn tồn tại và truyền lại cho các bạn trẻ sinh sống tại đảo du lịch Cù Lao Chàm.

Nguyên liệu duy nhất để làm võng là vỏ cây ngô đồng, cây này chỉ mọc trên núi cao hoặc vách đá hiểm trở. Bất chấp với mưa bão rễ cây bám chắc vào đá và thân cây luôn dẻo dai, vươn dài như bất chấp sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Sử dụng võ cây để đan là tốt nhất, nên lựa các cây to bằng cầm tay với chu vi khoảng 20-30cm và bán kính từ 3-5cm.

Ngô đồng được tìm thấy và phổ biến ở giữa rừng Xóm Cấm, bãi Làng, bãi Hương. Người dân thường chọn những cây mọc thẳng tự nhiên, hoặc những cây mọc thẳng từ chồi cũ đã bị đốn hạ trước đó. Sau khi chặt cây, người dân phải đập thân cây để lấy vỏ bằng một tảng đá to. Sau khi lấy vỏ, thân cây phơi khô để làm củi đốt. Để có được 1 bó vỏ cây ngô đồng, người dân phải đi bộ vào rừng mất nữa ngày để thu hoạch vừa vỏ vừa thân cây ngô đồng.

Sợi cây ngô đồng trước khi làm võng sẽ được ngâm ở con suối gần nhà, tiếp đến rửa sạch bằng xà phòng. Công đoạn quan trọng là phơi nắng cho khô, rồi bó lại thành từng bó nhỏ để sử dụng khô khi đan võng.

Đan võng Ngô đồng khá phức tạp hơn nhiều so với đan lưới, hay đan rổ hay rá. Biết cách đan rỗ rá chưa chắc đã đan được võng ngô đồng. Đan võng là một việc rất khó, đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ, kiên trì và quan trọng nhất là cái tình đi vào từng sợi ngô đồng.

Ông Nguyễn Thương, người dân Cù lao Chàm cho hay, những người thợ đan ngồi hàng giờ trong ngày, cẩn thận thắt lại thành từng đoạn và đan kết thành nhiều nút. Tuyệt đối không mắc lỗi dù nhỏ nhất khi đan võng, vì một khi đã mắc lỗi thì không bao giờ có thể loại bỏ được. Muốn đan võng trước hết phải biết kỹ thuật khâu dây, người đan phải cẩn thận thắt nút rồi đan thành nhiều nút. Mỗi chiếc võng ngô đồng là một kỳ công, tùy theo loại võng (4 dây) hay võng sáu người (6 dây). Việc đan một chiếc võng cần thời gian là hai tháng (60 ngày) liên tục.

Một chiếc võng Ngô đồng 2 múi 4 dây với giá tầm 5,5 triệu đồng/chiếc, và 2 múi 6 dây khoảng hơn 7 triệu đồng/chiếc. Võng đan chủ yếu được bán cho du khách. Đôi lúc võng không phải lúc nào cũng có sẵn để bán cho bạn, tốt nhất làn nên đặt hàng trước 1 tháng.

Khách hàng mua võng Ngô đồng không chỉ vì nhu cầu sử dụng mà còn là thú vui, niềm đam mê tìm hiểu phong tục tập quán, văn hóa bản địa của vùng đất Cù Lao Chàm. Không giống như các loại võng khác, võng Ngô đồng độ bền cực cao lên đến 15-20 năm và vẫn mang lại cảm giác rất êm ái khi nằm. Với những giá trị về mặt tinh thần và cả kinh tế, loài cây ngô đồng đỏ đang trở thành biểu tượng của đảo xanh Cù Lao Chàm.

Nguyên Thi
TIN LIÊN QUAN

Kiên Giang: Phát triển làng nghề, nghề truyền thống gắn với du lịch

NGUYÊN ANH |

Kiên Giang - Việc gắn kết này sẽ tạo ra hướng đi bền vững cho các làng nghề, nâng cao thu nhập đồng thời bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa địa phương.

Bạc Liêu: 60 năm thăng trầm một làng nghề truyền thống

Văn Sỹ |

Bạc Liêu - Nghề đan đát tre, trúc ở xã Vĩnh Phú Đông, huyện Phước Long hình thành và phát triển hơn 100 năm qua. Đây cũng là địa phương được UBND tỉnh công nhận làng nghề đan đát truyền thống đầu tiên vào năm 2009. Mặc dù đối mặt với không ít khó khăn, song, bằng lòng yêu nghề, hàng trăm hộ dân vẫn gắn bó, duy trì, phát triển nghề và mang về nguồn thu nhập khá giúp họ ổn định cuộc sống.

Văn hóa sinh kế Cù Lao Chàm hôm nay

Bài và ảnh GS.TS Bùi Quang Thanh |

Cù Lao Chàm (còn được biết đến với các tên gọi khác là Chiêm Bất Lao, Tiêm Bích La, Pa-lau-cham) rộng khoảng 15km2 với gần 3.000 dân sống gần như biệt lập với đất liền. Đây hiện là một cụm đảo, về mặt hành chính trực thuộc xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, nằm cách bờ biển Cửa Đại 15km và đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Tạm giữ 2 nghi can liên quan vụ 4 tiếp viên hàng không xách hơn 11 kg ma túy

Anh Tú - Huân Cao |

TPHCM - Ngày  23.3, theo một nguồn tin xác nhận, hiện phía Công an TP Hồ Chí Minh đang tạm giữ 2 nghi can liên quan đến việc 4 nữ tiếp viên mang 11,28 kg ma túy từ Pháp về sân bay Tân Sơn Nhất hôm 16.3.

Năng lực an ninh mạng của Việt Nam cải thiện đáng kể trong 5 năm qua

NGUYỄN ĐĂNG |

Báo cáo mới nhất từ ​​công ty an ninh mạng toàn cầu cho thấy những chuyển biến tích cực trong tình hình an ninh mạng của Việt Nam, khi các mối đe dọa trực tuyến lẫn ngoại tuyến đều giảm mạnh.

Có nên lấy thời gian bảo hành để tính chu kỳ đăng kiểm?

Anh Tuấn |

Nhiều người đặt câu hỏi ôtô mới mua được bảo dưỡng tốt, bảo hành những 5 năm, vì sao không lấy thời gian bảo hành quy đổi thành quãng thời gian tính chu kỳ đăng kiểm lần đầu? Chuyên gia đã có giải đáp về vấn đề này.

FLC hẹn ít nhất 7 tháng nữa sẽ niêm yết cổ phiếu trở lại UPCOM

Đức Mạnh |

CTCP Tập đoàn FLC (mã chứng khoán FLC) vừa có văn bản gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM về lộ trình khắc phục các vấn đề vi phạm công bố thông tin để cổ phiếu FLC được giao dịch trở lại trên thị trường UPCOM.

Chủ tịch Vietlott làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Phát triển Việt Nam

PHẠM ĐÔNG |

Ông Lê Văn Hoan, Chủ tịch Công ty Xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott) được Thủ tướng bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Phát triển Việt Nam nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Kiên Giang: Phát triển làng nghề, nghề truyền thống gắn với du lịch

NGUYÊN ANH |

Kiên Giang - Việc gắn kết này sẽ tạo ra hướng đi bền vững cho các làng nghề, nâng cao thu nhập đồng thời bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa địa phương.

Bạc Liêu: 60 năm thăng trầm một làng nghề truyền thống

Văn Sỹ |

Bạc Liêu - Nghề đan đát tre, trúc ở xã Vĩnh Phú Đông, huyện Phước Long hình thành và phát triển hơn 100 năm qua. Đây cũng là địa phương được UBND tỉnh công nhận làng nghề đan đát truyền thống đầu tiên vào năm 2009. Mặc dù đối mặt với không ít khó khăn, song, bằng lòng yêu nghề, hàng trăm hộ dân vẫn gắn bó, duy trì, phát triển nghề và mang về nguồn thu nhập khá giúp họ ổn định cuộc sống.

Văn hóa sinh kế Cù Lao Chàm hôm nay

Bài và ảnh GS.TS Bùi Quang Thanh |

Cù Lao Chàm (còn được biết đến với các tên gọi khác là Chiêm Bất Lao, Tiêm Bích La, Pa-lau-cham) rộng khoảng 15km2 với gần 3.000 dân sống gần như biệt lập với đất liền. Đây hiện là một cụm đảo, về mặt hành chính trực thuộc xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, nằm cách bờ biển Cửa Đại 15km và đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.