Nghiên cứu khoa học chưa thực sự đến với doanh nghiệp

đặng tiến |

Tại diễn đàn mô hình liên kết nhằm thúc đẩy và phát triển thị trường khoa học và công nghệ” do Bộ KHCN tổ chức ngày 30.8, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc cho biết, trình độ công nghệ của các DN Việt vẫn lạc hậu và gần 60% DN đang sử dụng các giải pháp công nghệ có tuổi đời trên 6 năm.

60% số Doanh nghiệp sử dụng công nghệ lạc hậu

Theo kết quả khảo sát tại 10 ngành nghề của VCCI năm 2016, trong đó có 7 ngành thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo cho thấy, có đến gần 60% DN vẫn đang sử dụng các công nghệ có tuổi đời trên 6 năm. Công nghệ đến chủ yếu từ các nước đang phát triển (chiếm khoảng 65%), trong đó có tới 26,6% công nghệ có xuất xứ từ Trung Quốc. Tỉ lệ các công nghệ có xuất xứ từ các nước phát triển như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản hay EU chỉ chiếm khoảng 32%, trong đó có trên 18% là công nghệ trước năm 2005. Qua đó có thể thấy phần nào thực trạng trình độ công nghệ và máy móc thiết bị của các DN ngành chế biến chế tạo của Việt Nam.

Từ thực tế đó, Chủ tịch VCCI cho rằng cần phải thúc đẩy quá trình đổi mới công nghệ tại các DN. Việc đổi mới công nghệ là đòi hỏi cấp thiết trong bối cảnh hội nhập quốc tế và đặc biệt trong CMCN 4.0 để nâng cao năng lực cạnh tranh cho DN Việt Nam. Rất nhiều DN đã nhận thức được vấn đề này nên đã và đang triển khai các hoạt động để đổi mới công nghệ. Để thực hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, Bộ KHCN đã có nhiều các chương trình, dự án hỗ trợ nghiên cứu khoa học công nghệ. Trong khi hiện nay thị trường KHCN tại Việt Nam chưa thực sự phát triển để hỗ trợ DN có thể tìm kiếm và mua các công nghệ hay những thứ họ cần. Bên cạnh đó, chưa có sự liên kết giữa các doanh nghiệp với các viện/trường, các nhà khoa học để chuyển giao tri thức, kết quả nghiên cứu giữa các nhà khoa học, viện/trường cho các DN.

Thiếu sự gắn kết giữa nhà khoa học và doanh nghiệp

Cùng đó, theo kết quả khảo sát đổi mới sáng tạo trong DN thuộc dự án First-Nasati thực hiện mới đây, có tới gần 85% các doanh nghiệp tự thực hiện các hoạt động nghiên cứu phát triển để có được các sản phẩm mới, chỉ có khoảng 14% DN đã phối hợp với các đơn vị bên ngoài để triển khai nghiên cứu đổi mới sản phẩm. Hiện các DN chủ yếu đổi mới quy trình thông qua phương thức đầu tư vào công nghệ mới hay nâng cấp hoặc chỉnh sửa công nghệ hiện tại, trong khi các hoạt động chuyển giao từ các tổ chức KHCN đến doanh nghiệp lại rất thấp. Điều này cho thấy sự liên kết giữa doanh nghiệp (bên cầu trong thị trường KHCN) với các viện trường, các nhà khoa học (bên cung) còn rất hạn chế.

Theo các chuyên gia, việc gắn kết giữa các nhà khoa học với DN đã được đề cập nhiều. Nhưng đến nay vẫn còn một khoảng cách không nhỏ giữa nhu cầu đổi mới công nghệ phục vụ SXKD của DN với các kết quả nghiên cứu khoa học của các viện, trường. Trong khi đó, vấn đề liên kết chuyển giao tri thức, kết quả nghiên cứu giữa các nhà khoa học, viện, trường cho các doanh nghiệp dường như là yếu tố quyết định giúp phát triển thị trường KHCN, nhằm nâng cao trình độ KHCN ở Việt Nam. Trong khi đó tại các nước trong khu vực rất quan tâm đến sự liên kết này, cụ thể như Malaysia đã xây dựng hẳn một chương trình chuyển giao tri thức (Knowledge Transfer Program – KTP), với sự hợp tác giữa 3 đối tác chính là: DN - các viện trường và các tổ chức trung gian, trong đó coi DN là trọng tâm.

Cũng theo TS Vũ Tiến Lộc hiện Việt Nam mới chỉ thành công trong việc thu hút các tập đoàn lớn đầu tư vào lĩnh vực công nghệ nhưng chưa thành công trong việc liên kết các DN đa quốc gia với DN Việt cùng sự lan tỏa của công nghệ. Trong khi đó có đến 72% lượng hàng hoá xuất khẩu từ Việt Nam ra thế giới là của khối DN FDI. Do đó, việc hội nhập của các DN nội địa với thế giới sẽ tùy thuộc vào hai chuẩn mực quan trọng về quản trị và công nghệ do đó cần phải khắc phục vấn đề này.

“Việc đẩy mạnh phát triển DN là hướng đi quan trọng. Trong việc kết nối phát triển thị trường khoa học, DN phải đóng vai trò trung tâm. Các nhà khoa học là những đối tác và cùng doanh nghiệp cộng sinh trong chuỗi giá trị. Tinh thần doanh nghiệp và cuộc cách mạng 4.0 sẽ là hai động lực chính thúc đẩy kinh tế Việt Nam trong thời gian tới", ông Lộc nhấn mạnh.

đặng tiến
TIN LIÊN QUAN

Mời 6 bác sĩ bị đề nghị cấm cửa quay lại giải quyết cam kết hợp đồng

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Sở Y tế Bình Dương cho biết, sẽ mời 6 bác sĩ tự ý nghỉ việc quay về đơn vị cũ để giải quyết các vấn đề đã cam kết thực hiện hợp đồng.

Hư thực ồn ào Trấn Thành giành chỗ với khán giả, đòi bao cả rạp để riêng tư

ĐÔNG DU |

Trước thông tin một tài khoản mạng xã hội có tên N.V tố Trấn Thành có hành động không đẹp với khán giả tại rạp chiếu phim, đại diện phía rạp CGV đã lên tiếng.

Ông Trần Quốc Tuấn tiếp tục làm Trưởng ban thi đấu AFC

HOÀNG HUÊ |

Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) ông Trần Quốc Tuấn tiếp tục được Liên đoàn bóng đá Châu Á (AFC) giao trọng trách giữ vị trí Trưởng ban thi đấu AFC.

TP.Móng Cái dừng hoạt động cơ sở bị tố xét nghiệm COVID-19 nhập nhèm giá

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - UBND TP.Móng Cái sáng nay (3.3) cho biết, cơ sở dịch vụ y tế tại địa chỉ số 5, Lê Hữu Trác, phường Ka Long, TP.Móng Cái đã bị dừng mọi hoạt động liên quan đến các dịch vụ y tế. Cơ sở này trước đó bị tố có sự nhập nhèm tính giá xét nghiệm COVID-19

Khốn khổ khi đối diện xe độ đèn ban đêm

Quý An |

Độ đèn ôtô như một thứ "mốt", bất chấp các tiêu chuẩn chiếu sáng và nguy cơ không đủ tiêu chuẩn đăng kiểm.

Hơn 200 lượt phương thức xét tuyển không có thí sinh nhập học

Vân Hà |

PGS.TS Nguyễn Thu Thuỷ, Vụ trưởng Vụ giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đánh giá, trong mùa tuyển sinh năm 2022, nhiều phương thức xét tuyển không hiệu quả, không có thí sinh nhập học, gây nhiễu loạn thông tin cho thí sinh.

Bệnh nhân bỏ tiền túi mua thuốc, vật tư y tế trong danh mục bảo hiểm y tế phải chi trả

PHONG LINH - BÍCH NGỌC |

Nhiều ngày qua, một số người dân than thở phải bỏ tiền túi ra mua thuốc, vật tư y tế khi khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ dù có thẻ Bảo hiểm y tế và các loại này đều nằm trong danh mục được chi trả. Thậm chí, người dân còn bức xúc về số tiền đã mua thuốc lên đến hàng triệu gây tốn kém kinh tế và ảnh hưởng quyền lợi tham gia Bảo hiểm y tế.

Tín ngưỡng thuần túy không thu tiền, không bắt ma như "thầy" Cao Anh

NHÓM PV |

Liên quan đến loạt phóng sự phản ánh việc lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, ngang nhiên truyền bá mê tín dị đoan, thu hút người dân sa đà vào các dịch vụ tâm linh để trục lợi đang diễn ra tại Linh Quang Điện của doanh nhân Cao Anh (Nam Từ Liêm, Hà Nội), luật sư Nguyễn Hồng Tâm khẳng định: Tất cả các hoạt động tín ngưỡng thuần túy đều không có chuyện thu tiền với mức độ quy mô, chuyên nghiệp đến như vậy.