Nghề xưa mai một

lê bích |

Khi đất nước kết thúc chiến tranh, nhiều người đã mãi mãi không trở về. Di ảnh của họ được mang đến người thợ truyền thần để vẽ lại thành ảnh để thờ. Cái thần thái của người được truyền vào ảnh nhớ tài nghệ của người vẽ. Hồi đó có nhiều người vẽ. Giờ thời bình, rồi ảnh kỹ thuật số ra đời nên khu phố cổ chỉ còn lại vài người còn giữ nghề.

Và giờ chắc chả còn mấy người có thói quen dâng đĩa hoa cúng lên ban thờ tổ tiên. Hoa cúng phải là loại hoa có hương thơm, có ý nghĩa thanh tao như: Hoa bưởi, hoa hoàng lan, ngọc lan... Hoa để vào đĩa  dâng lên tổ tiên cùng với 1 cốc nước. Tạo vật giản dị mà thanh tao nhưng không kém phần thành kính. Đúng như cốt cách của người xưa vậy.

Hiện vẫn còn những con người vẫn đang làm nghề thủ công ở Hà Nội, nó gắn với lịch sử phát triển và thăng trầm của Hà Nội. Ví dụ, nghề vẽ tranh truyền thần, nghề vẽ tranh thờ Hàng Trống, nghề làm đầu lân sư, nghề làm mặt nạ, nghề kim hoàn Hàng Bạc... Giờ Việt Nam hội nhập với thế giới nhanh và rộng. Xã hội mỗi ngày phát triển hơn, hiện đại hơn, tuy vậy những nghề thủ công lại dần mai một đi. Vẫn biết là sự phát triển nào cũng có mặt trái và quy luật đào thải là vậy. Nhưng với tôi sẽ là một mất mát lớn cho Hà Nội khi những nghề này đi vào xa vắng.

Hơn 50 năm qua, ông Lê Văn Quý mưu sinh bằng nghề khắc bút bên bờ Hồ Gươm. Ông được coi là người duy nhất còn sót lại làm cái nghề này giữa Hà Thành.
Hơn 50 năm qua, ông Lê Văn Quý mưu sinh bằng nghề khắc bút bên bờ Hồ Gươm. Ông được coi là người duy nhất còn sót lại làm cái nghề này giữa Hà Thành.
Bà Xây ở cổng chợ hoa Quảng An. Hàng bà là hai mẹt hoa gồm: Mẫu đơn, lan tây, hoa cau, hoa hồng cắt ngắn. Điều thú vị là bà vẫn gói hoa bằng lá dong, buộc lạt theo lối xưa. Bà kể: “Xưa có nhiều người mua hoa cúng nên tôi đi bán rong khắp phố. Sáng mùng 1 hoặc ngày rằm, chỉ cần treo gói hoa ở tay nắm cửa từng nhà rồi cuối tháng mới thu tiền“.
Bà Xây ở cổng chợ hoa Quảng An. Hàng bà là hai mẹt hoa gồm: Mẫu đơn, lan tây, hoa cau, hoa hồng cắt ngắn. Điều thú vị là bà vẫn gói hoa bằng lá dong, buộc lạt theo lối xưa. Bà kể: “Xưa có nhiều người mua hoa cúng nên tôi đi bán rong khắp phố. Sáng mùng 1 hoặc ngày rằm, chỉ cần treo gói hoa ở tay nắm cửa từng nhà rồi cuối tháng mới thu tiền“.
Ông Quang, thợ làm khuôn bánh có thâm niên tại cửa hàng số 59 phố Hàng Quạt (Hà Nội), không chỉ làm khuôn bánh nướng, bánh dẻo mà còn làm khuôn xôi, oản và các loại dấu khắc gỗ. Ông nói: “Nghề này cái khó nhất là thực sự hiểu được nhu cầu của khách để làm ra những chiếc khuôn bánh mà người làm bánh nhìn thấy ưng ngay và người mua bánh cũng thích”.
Ông Quang, thợ làm khuôn bánh có thâm niên tại cửa hàng số 59 phố Hàng Quạt (Hà Nội), không chỉ làm khuôn bánh nướng, bánh dẻo mà còn làm khuôn xôi, oản và các loại dấu khắc gỗ. Ông nói: “Nghề này cái khó nhất là thực sự hiểu được nhu cầu của khách để làm ra những chiếc khuôn bánh mà người làm bánh nhìn thấy ưng ngay và người mua bánh cũng thích”.
Ông Lê Đình Nghiêm (66 tuổi) - người được xem như nghệ nhân cuối cùng của dòng tranh dân gian Hàng Trống. Tranh ông vẽ vẫn theo lối cổ. In viền bằng khuôn gỗ cổ trên giấy dó, sau đó vờn màu và vẽ chi tiết bằng bút lông. Cuối cùng là bồi thủ công. Tranh ông vẽ ra đến đâu bán hết đến đó. Có nhiều khách yêu mến tranh của ông vẽ nhưng phải đợi vài tháng mới có tranh.
Ông Lê Đình Nghiêm (66 tuổi) - người được xem như nghệ nhân cuối cùng của dòng tranh dân gian Hàng Trống. Tranh ông vẽ vẫn theo lối cổ. In viền bằng khuôn gỗ cổ trên giấy dó, sau đó vờn màu và vẽ chi tiết bằng bút lông. Cuối cùng là bồi thủ công. Tranh ông vẽ ra đến đâu bán hết đến đó. Có nhiều khách yêu mến tranh của ông vẽ nhưng phải đợi vài tháng mới có tranh.
Anh Thắng - người thợ tiện duy nhất còn làm nghề tiện gỗ thủ công ở phố Tô Tịch-Hà Nội. Có lẽ, anh sẽ là người thợ cuối cùng ở phố còn làm nghề vì anh có 2 con gái và cả 2 đều không thích theo nghề của bố.
Anh Thắng - người thợ tiện duy nhất còn làm nghề tiện gỗ thủ công ở phố Tô Tịch-Hà Nội. Có lẽ, anh sẽ là người thợ cuối cùng ở phố còn làm nghề vì anh có 2 con gái và cả 2 đều không thích theo nghề của bố.
lê bích
TIN LIÊN QUAN

Đỏ lửa làng nghề hấp cá ở Bình Minh

Thanh Chung |

Những ngày này, làng nghề hấp cá ở Bình Minh (huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) tất bật vào vụ. Các tàu thuyền vừa cập bờ đem về hàng tấn cá tươi rói được ngư dân đưa lên bờ rửa sạch, mang đi hấp và cho ra lò những mẻ cá khô thơm ngon.

Giữ hồn truyền thống với bánh chưng Tranh Khúc

Linh Thảo Phương |

Từ xa xưa, bánh chưng không chỉ là món ăn mà còn là nét văn hoá lâu đời của người Việt mỗi dịp Tết đến. Những giá trị quý giá đó đã được người dân làng Tranh Khúc gìn giữ bao đời, đến nay vẫn luôn được duy trì và phát triển. Mỗi dịp Tết đến, người già, trẻ nhỏ trong làng đều hối hả gói bánh chưng. Những làn khói nghi ngút bốc lên từ nồi luộc bánh chưng, cùng mùi hương của lá dong, gạo nếp. Cứ như thế, năm nào cũng vậy, Tết luôn “gõ cửa” làng Tranh Khúc sớm hơn so với những nơi khác.

Làng nghề bánh chưng Tết xã Thủy Đường, Hải Phòng vào mùa

Mai Dung |

Về xã Thủy Đường (Thủy Nguyên, Hải Phòng), địa danh nổi tiếng với làng nghề bánh chưng Tết truyền thống những ngày này, hương vị Tết lan tỏa từng ngõ xóm. Nhà nào nhà nấy tất bật với gạo nếp, lá dong, đỗ xanh..., sản xuất hàng nghìn chiếc bánh mỗi ngày để chuyển đến tay khách hàng trong, ngoài thành phố.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Đỏ lửa làng nghề hấp cá ở Bình Minh

Thanh Chung |

Những ngày này, làng nghề hấp cá ở Bình Minh (huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) tất bật vào vụ. Các tàu thuyền vừa cập bờ đem về hàng tấn cá tươi rói được ngư dân đưa lên bờ rửa sạch, mang đi hấp và cho ra lò những mẻ cá khô thơm ngon.

Giữ hồn truyền thống với bánh chưng Tranh Khúc

Linh Thảo Phương |

Từ xa xưa, bánh chưng không chỉ là món ăn mà còn là nét văn hoá lâu đời của người Việt mỗi dịp Tết đến. Những giá trị quý giá đó đã được người dân làng Tranh Khúc gìn giữ bao đời, đến nay vẫn luôn được duy trì và phát triển. Mỗi dịp Tết đến, người già, trẻ nhỏ trong làng đều hối hả gói bánh chưng. Những làn khói nghi ngút bốc lên từ nồi luộc bánh chưng, cùng mùi hương của lá dong, gạo nếp. Cứ như thế, năm nào cũng vậy, Tết luôn “gõ cửa” làng Tranh Khúc sớm hơn so với những nơi khác.

Làng nghề bánh chưng Tết xã Thủy Đường, Hải Phòng vào mùa

Mai Dung |

Về xã Thủy Đường (Thủy Nguyên, Hải Phòng), địa danh nổi tiếng với làng nghề bánh chưng Tết truyền thống những ngày này, hương vị Tết lan tỏa từng ngõ xóm. Nhà nào nhà nấy tất bật với gạo nếp, lá dong, đỗ xanh..., sản xuất hàng nghìn chiếc bánh mỗi ngày để chuyển đến tay khách hàng trong, ngoài thành phố.