Nghệ thuật mới hay lừa đảo thời công nghệ?

Tường Linh (Tổng hợp) |

Một bức hình với định dạng jpg được bán với giá hàng chục triệu USD có thể khiến người ta sửng sốt. Nhưng đó là chuyện vừa mới xảy ra trong năm 2021 này, với một loại hình tác phẩm nghệ thuật mới dựa trên công nghệ blockchain giống tiền ảo, gọi là NFT.

Đổi đời nhờ NFT

Ngày 11.3, một trong những khoảnh khắc đáng kinh ngạc của thế giới nghệ thuật đã lên tít báo toàn cầu: Một tác phẩm nghệ thuật chỉ có phiên bản duy nhất tồn tại dưới định dạng kỹ thuật số đã được bán với giá 69 triệu USD. Đây cũng là mức giá cao thứ ba lịch sử nhân loại, dành cho tác phẩm của một nghệ sĩ đang còn sống.

Tác phẩm mang tên “Everydays: The First 5000 Days” về cơ bản là một bức tranh NFT do Mike Winkelmann tạo ra. Nghệ sĩ với nghệ danh Beeple này chuyên vẽ tranh số, nhưng cho tới tháng 10 năm ngoái các bản in từ tranh số của anh chưa từng bán được với giá quá 100 USD mỗi tác phẩm. Tuy nhiên câu chuyện đã trở nên khác hẳn sau khi Beeple chuyển tranh của mình thành NFT ra đời.

NFT (non-fungible token), hay token độc nhất không thể thay thế, là cái tên được dùng để chỉ một tệp tin (file) chứa dữ liệu (tranh, ảnh, tác phẩm nghệ thuật, bài hát, đoạn video, nội dung tin nhắn...) độc nhất vô nhị đang tồn tại trên nền tảng chuỗi khối (blockchain). Người ta luôn có thể truy xuất để xem một tác phẩm có phải bản gốc không, cũng như ai là chủ sở hữu.

Giống như tiền ảo (Bitcoin và các dạng khác), NFT cũng là một tài sản kỹ thuật số trên blockchain. Người sở hữu có thể lưu trữ NFT trên ví blockchain và rút ra để mua bán một cách dễ dàng. Điểm đặc biệt nhất của NFT là tính độc nhất vô nhị. Mỗi bức tranh, hình ảnh, biểu tượng, tin nhắn... tồn tại dưới dạng NFT đều là duy nhất, không lặp lại lần thứ hai. Một sản phẩm NFT không thể chia nhỏ (như tiền ảo) hay hoán đổi để thành thứ khác.

Vì tính độc nhất vô nhị nên sưu tầm tác phẩm NFT cũng giống như việc sưu tầm đồ cổ hoặc tranh ảnh nghệ thuật. Người mua sẽ được quyền ngắm và trưng bày tác phẩm của họ, được quyền khoe khoang. Quan trọng hơn là theo thời gian, một tác phẩm NFT sẽ tích lũy giá trị. Người mua luôn kỳ vọng lần giao dịch tiếp theo có giá cao hơn lần trước.

Thị trường giao dịch NFT đã trở nên nóng sốt trong thời gian gần đây và tranh của Beeple luôn nằm ở tuyến đầu. Tác phẩm “Everydays: The First 5000 Days” được bán chỉ vài tháng sau khi hàng loạt tranh NFT khác của nghệ sĩ này lập kỷ lục về giá.

Hồi tháng 10 năm ngoái, cũng chính Beeple đã bán một bộ sưu tập tranh NFT để thu về giá cao, trong đó có một đôi tranh đạt mức giá 66.666,66 USD mỗi bức. Hồi tháng 12, nghệ sĩ này tiếp tục bán một loạt tác phẩm khác để thu về 3,5 triệu USD. Tháng 2 năm nay, một bức tranh của Beeple từng được mua với giá 66.666,66 USD đã được bán lại với giá 6,6 triệu USD!

Giống như Beeple, chỉ cách nay vài tháng, Jazmine Boykins vẫn thường đăng các tác phẩm nghệ thuật của cô lên mạng miễn phí, không thu về bất kỳ khoản lợi nhuận nào. Nữ nghệ sĩ chuyên vẽ tranh số này cho ra các tác phẩm thu hút rất đông đảo phản ứng “like” (yêu thích) từ phía khán giả. Họ cũng bình luận và chia sẻ lại hàng loạt tác phẩm của cô.

Vấn đề là Boykins không kiếm được nhiều tiền từ các sáng tạo của mình. Nguồn thu duy nhất của cô là những khoản thù lao nhỏ tới từ việc bán mẫu thiết kế tại các lớp nghệ thuật ở Đại học nông nghiệp và kỹ thuật bang North Carolina.

Nhưng nhờ NFT, gần đây Boykins đã bán lại những tác phẩm nghệ thuật kể trên với giá hàng ngàn USD mỗi bức tranh. “Đầu tiên tôi không biết cách kiếm tiền này có đáng tin hay hợp pháp không”, Boykins, người có nghệ danh “BLACKSNEAKERS”, cho biết. Trong 6 tháng qua, cô đã bán lượng tác phẩm nghệ thuật NFT trị giá hơn 60.000 USD. “Việc chứng kiến tác phẩm nghệ thuật số được mua với mức giá đó khiến tôi rất ấn tượng. Nó khiến tôi có thêm can đảm để tiếp tục sáng tác”, cô nói.

Sự tưởng thưởng cho công sức sáng tạo

Nghệ thuật số lâu nay bị đánh giá thấp, chủ yếu bởi chúng quá dễ tiếp cận và khán giả gần như không phải trả một xu nào khi thụ hưởng chúng. Để giúp các nghệ sĩ tăng giá trị tài chính cho tác phẩm số của mình, NFT đã thêm vào một gia vị cực kỳ quan trọng: “Tính hiếm có”.

Với một số nhà sưu tầm, nếu biết phiên bản gốc của tác phẩm nghệ thuật nằm ở đâu, họ thường sẽ tìm cách sở hữu chúng - dù là với giá nào. Đặc tính hiếm có là lý do để một số nhà sưu tầm sẵn lòng trả tới 3,12 triệu USD để mua một tấm bìa carton nhỏ xíu in hình Honus Wagner, cầu thủ bóng chày huyền thoại của CLB Pittsburgh Pirate, chỉ bởi nó là một trong ba tầm bìa duy nhất còn tồn tại ở điều kiện tốt. Đây cũng là lý do vì sao người ta thèm khát các đôi giày phiên bản “limited” (hạn chế số lượng) mà các hàng Nike và Adidas tung ra. Cùng một lý do vì sao bản sao duy nhất đĩa CD “Once Upon a Time in Shaolin” của Wu-Tang Clan được mua với giá 2 triệu USD hồi năm 2015.

Nhưng tấm bìa carton, các đôi giày và đĩa CD đều là vật thể tồn tại ngoài đời, nên nếu ai đó bỏ tiền tấn ra sở hữu chúng cũng là điều dễ hiểu. Điều khiến người ta khó chấp nhận hơn là việc các tác phẩm kỹ thuật số, chỉ tồn tại dưới dạng tập tin máy tính, cũng đạt giá cao tương tự.

Một số nhà sưu tầm đã lý giải rằng tiền họ bỏ ra sở hữu tác phẩm không chỉ nên được tính trên từng điểm ánh của tác phẩm, mà phải tính vào công sức mà nghệ sĩ đã dồn vào để tạo ra tác phẩm. “Tôi muốn bạn ngắm nhìn bộ sưu tầm của tôi, sau đó sẽ thốt lên rằng: Ồ tất cả những tác phẩm này đều độc đáo. Người nghệ sĩ hẳn đã dồn nhiều tâm sức vào tác phẩm nên chúng được bán với giá đó cũng xứng đáng”, Shaylin Wallace, một nghệ sĩ NFT 22 tuổi, người đồng thời cũng là một nhà sưu tầm, cho biết.

Có một thực tế là xu thế NFT thành hình bởi từ năm ngoái nhiều người trong chúng ta đã dành nhiều thời gian trên mạng do tác động vì dịch COVID-19. Nếu gần như toàn bộ thế giới của bạn là ở trên không gian ảo thì việc tiêu tiền lên đồ ảo sẽ dần trở nên có lý.

Nền tảng cho cơn sốt nghệ thuật số bùng nổ như hiện nay dường như đã bắt đầu từ năm 2017 với sự ra đời của CryptoKitties - một trò chơi nuôi mèo ảo dựa trên nền tảng blockchain của Canada. Fan của trò chơi đã tiêu tổng cộng 32 triệu USD vào các hoạt động sưu tập, mua bán, nuôi và cho mèo ảo sinh đẻ.

Cùng lúc đó nhiều game thủ cũng đổ tiền để nâng cấp ngoại hình và tính năng cho nhân vật họ yêu thích. Đơn cử như mỗi game thủ của trò Fortnite đã chi tiêu trung bình 82 USD vào các nội dung của trò này trong năm 2019. Chính những hoạt động như thế đã giúp thúc đẩy ý niệm của việc tiêu tiền thực lên hàng hóa số.

Cần phải nhắc tới một thực tế rằng trong quãng thời gian nêu trên, các loại tiền ảo đã tăng mạnh về giá trị sau khi nhiều người nổi tiếng như Elon Musk và Mark Cuban tham gia thị trường. Ví dụ đồng bitcoin đã tăng hơn 1.000% giá trị trong vòng một năm. Cơn sốt tiền ảo khiến cho những thứ có liên quan tới công nghệ blockchain, như NFT, cũng thu hút nhiều sự quan tâm hơn của công chúng.

Đánh hơi thấy cơ hội, hai anh em doanh nhân chuyên kinh doanh trên mảng công nghệ là Duncan và Griffin Cock Foster đã triển khai một khu chợ kinh doanh sản phẩm NFT có tên Nifty Gateway từ tháng 3.2020. Khi đó, tác phẩm nghệ thuật NFT mới chỉ gây chú ý với một nhóm nhỏ dân trong nghề. Người ngoài cuộc vẫn rất khó mua, bán tác phẩm NFT. Tuy nhiên trong năm đầu hoạt động, Nifty Gateway vẫn giúp thực hiện các vụ mua bán NFT trị giá tới 100 triệu USD. Một loạt nền tảng chợ NFT tương tự gồm SuperRare, OpenSea và MakersPlace cũng chứng kiến sự tăng trưởng giống như thế.

Hàng loạt các câu chuyện về doanh thu liên quan tới NFT khiến người ta không khỏi lóa mắt. Ví dụ ngôi sao bóng rổ Rob Gronkowski đã bán nhiều tác phẩm NFT liên quan tới giải Super Bowl và thu về 1,6 triệu USD. Ban nhạc rock Kings of Leon kiếm hơn 2 triệu USD nhờ bán nhạc NFT. Sáng lập viên Twitter Jack Dorsey bán đoạn tin tweet đầu tiên dưới dạng NFT và đang kỳ vọng sẽ thu về ít nhất 2,5 triệu USD.

Theo dữ liệu từ trang NonFungible.com, các nhà sưu tầm và đầu tư đã chi hơn 200 triệu USD để mua hàng loạt tác phẩm nghệ thuật, ảnh chế, ảnh động dựa vào NFT chỉ riêng trong tháng 2 năm nay. Đây là con số khổng lồ nếu biết rằng trong toàn bộ năm 2020, tổng lượng giao dịch tác phẩm nghệ thuật NFT chỉ đạt mức 250 triệu USD.

Và những thông tin của NonFungible được đưa ra trước khi Beeple bán một bức tranh để thu về 69 triệu USD như đã nói ở trên. Thương vụ khiến Beeple chỉ đứng sau các nghệ sĩ lớn khác là Jeff Koons và David Hockney.

Liệu có phải là bong bóng?

Nhìn thoáng qua, toàn bộ những ồn ào xung quanh NFT dường như đang quá lố: Các nhà sưu tập với tiền đầy túi sẵn sàng trả các khoản tiền từ 6 tới 8 con số cho những tác phẩm nghệ thuật có thể được xem và chia sẻ miễn phí trên mạng. Giới phê bình đã chỉ trích cơn sốt NFT chỉ là một thứ “bong bóng đầu cơ” mới, giống cơn điên “lên đỉnh rồi sụp” đổ của mã chứng khoán thuộc công ty GameStop hồi đầu năm.

Theo phóng viên tờ Time, giới đầu tư “cá voi” hiện là lực lượng đang đứng sau những thương vụ mua bán lớn nhất trong thế giới NFT. Và họ có ý đồ khi làm điều đó. “Nếu anh em nhà Winklevoss chi tới 700.000 USD cho một tác phẩm của Beeple hoặc thứ gì tương tự, khoản tiền thực ra chính là phí quảng bá cho ý tưởng mà họ đã đầu tư rất nhiều vào”, nghệ sĩ Mat Dryhurst nhận xét, có nhắc tới Tyler và Cameron Winklevoss, hai thương gia lừng danh vì tích tụ nhiều tiền ảo. Chính họ đã mua bỏ tiền mua chợ điện tử Nifty Gateway hồi cuối năm 2019 trong một thương vụ bí mật.

Một con “cá voi” khác phải kể tới là Daniel Maegaard. Đây là một tay buôn tiền ảo người Australia đã tuyên bố kiếm được tới 15 triệu USD khi bitcoin bùng nổ giá trị hồi năm 2017. Maegaard đã mua và bán lượng tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật dựa trên NFT trị giá hàng triệu đô la. Ví dụ ông ta bỏ ra 1,5 triệu USD để mua một mảnh đất trong vũ trụ ảo Axie Infinity.

Dù ban đầu Maegaard nói rằng NFT chỉ là một cách để tạo thêm của cải, dần dần ông ta đã trở thành người hâm mộ loại hình mới này. Maegaard thường xuyên khoe các tác phẩm mới, cũng như các thương vụ NFT lớn mà ông ta vừa hoàn thành, với đội ngũ người hâm mộ đông đảo.

Nhưng cho dù cơn sốt NFT có là bong bóng hay không, một thực tế không thể chối cãi là nó giúp mang lại nguồn thu nhập mới không hề nhỏ cho rất nhiều nghệ sĩ. Andrew Benson là một chuyên gia video ở Los Angeles chuyên đứng sau các sản phẩm video chớp giật trông khá điên loạn vẫn thường phải làm thuê cho các nghệ sĩ trong giới âm nhạc như M.I.A. và Aphex Twin để có thu nhập nuôi thân. Từ tháng 1 năm nay, Benson đã bán hàng loạt tác phẩm NFT dựa trên các đoạn video chớp giật trước kia và bỏ túi một khoản tiền đáng kể. Giờ Benson đang nghĩ tới một sự nghiệp lâu dài, trong đó anh có thể sống khỏe bằng cách bán tác phẩm nghệ thuật của chính mình thay vì đi làm thuê như trước kia.

Và Benson không phải nghệ sĩ duy nhất được hưởng lợi từ xu hướng mới. Nhiều nghệ sĩ làm việc trong các lĩnh vực mới mẻ, thậm chí gây tranh cãi, cũng nhận được sự quan tâm chưa từng thấy từ giới sưu tầm NFT. Ví dụ các tác phẩm nghệ thuật tạo thành từ phương thức tổng hợp hình 3D hay tranh sử dụng các mảng màu lạ, hiếm thấy ngoài đời đang gây chú ý.

Trong một số trường hợp, các nhà đầu tư cá voi cùng các nhà đầu tư nhỏ lẻ lại cộng sinh với nhau. Ví dụ người bỏ 69 triệu USD để mua tranh của Beeple hóa ra lại là nhóm sưu tập mang tên Metapurse. Đây là hai nhà đầu tư giấu danh sống tại Singapore đã liên tục thử nghiệm các mô hình đồng sở hữu dựa trên công nghệ.

Hồi tháng 1 năm nay, cả hai đã mua 20 bức tranh của Beeple, sau đó đặt chúng vào một bảo tàng ảo mà người ta có thể ghé qua xem miễn phí. Tiếp đó, họ chia quyền sở hữu bảo tàng này thành các token nhỏ hơn và bán chúng cho các nhà đầu tư khác. Hiện kho tranh Beeple nêu trên đã được cả hai chia sẻ quyền sở hữu với 5.400 người. Và tính tới ngày 16.3, giá trị của cả lô đã tăng thêm 6 lần!

Và NFT không chỉ mang lại lợi ích trên mỗi khía cạnh kinh tế. Các nghệ sĩ thuộc đủ các lĩnh vực sáng tạo nội dung, từ nhà văn tới nhạc sĩ, nhà làm phim, đã mường tượng ra một tương lai trong đó NFT không chỉ thay đổi cả quy trình sáng tạo của họ, mà còn cả cách thức thế giới đánh giá tác phẩm nghệ thuật. “Bạn sẽ chứng kiến rất nhiều người, thuộc nhiều tầng lớp và thể loại nghệ thuật khác nhau, tới chia sẻ tác phẩm của họ, kết nối với người khác và thậm chí có thể xây dựng cả sự nghiệp riêng (dựa trên NFT)”, Boykins nói.

Quy trình bán tác phẩm nghệ thuật NFT

Về cơ bản, nghệ sĩ muốn bán tác phẩm của họ dưới định dạng NFT phải đăng ký tham gia một “khu chợ” ảo, sau đó bắt đầu sản xuất NFT của họ thông qua việc tải lên tác phẩm và kê khai thông tin trên chuỗi khối. Toàn bộ quy trình này sẽ có chi phí dao động từ 40 tới 200 USD. Sau khi hoàn tất, họ có thể niêm yết tác phẩm NFT lên một sàn bán đấu giá điện tử giống như Ebay.

Tường Linh (Tổng hợp)
TIN LIÊN QUAN

Ấn tượng với bộ sưu tập khoảng 300 chiếc máy Kohler xưa ở Cần Thơ

Vi Cúc |

Thời đại ngày càng phát triển, cứ ngỡ những món đồ xưa sẽ dần đi vào quên lãng. Nhưng tại Cần Thơ lại có một nơi mang dấu ấn hoài niệm xưa, nét mộc mạc, chân quê được tái hiện lại, góp phần kết nối giữa quá khứ và hiện tại. Nơi được gọi với cái tên thân thuộc là "Quê mình".

Bộ sưu tập hơn 500 xe mô tô biển số “độc nhất vô nhị”

Lục Tùng |

Một người dân ở An Giang đã sở hữu bộ sưu tập xe mô tô biển số đẹp, lạ và “độc nhất vô nhị”.

Khám phá bộ sưu tập tem 12 con Giáp độc đáo ở Đà Nẵng

Hữu Long |

Bà Nguyễn Thị Kim Thanh (TP. Đà Nẵng) sở hữu gần 100.000 con tem bưu chính với nhiều chủ đề về 12 con giáp, vẻ đẹp về thiên nhiên. Với bà Thanh, sưu tầm tem không chỉ có niềm đam mê mà qua đó giúp bà khám phá nhiều điều mới mẻ của những vùng đất, nền văn hóa mà các con tem chứa đựng..

Ngôi nhà ché - Bộ sưu tập cổ vật gốm độc đáo ở đại ngàn Tây Nguyên

Bảo Trung |

Suốt hơn 7 năm, bỏ ra nhiều thời gian, công sức lẫn tiền của, anh Võ Minh Luân ở Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đã có cho mình một bộ sưu tập cổ vật cực kỳ độc đáo. Hơn ngàn hiện vật thời Đông sơn, Lý, Trần, Lê... và đặc biệt là những chiếc ché với hình dáng, hoa văn hoặc công năng liên quan đến Tây Nguyên...

Ngắm bộ sưu tập hiện vật cổ của Bảo tàng tư nhân đầu tiên ở Hà Tĩnh

TRẦN TUẤN |

Tại Hà Tĩnh một bảo tàng tư nhân đầu tiên mang tên Bảo tàng Hoa Cương vừa được cấp phép đi vào hoạt động, trưng bày hơn 4000 hiện vật quý hiếm.

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu cán bộ không đi lễ hội trong giờ hành chính

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính; không sử dụng xe công đi lễ hội, trừ trường hợp thực thi nhiệm vụ.

3 lý do khiến VN-Index giảm sốc đầu tuần, nhóm bất động sản sàn la liệt

Đức Mạnh |

Nhóm bất động sản hôm nay diễn biến kém khả quan, kéo VN-Index lùi sâu dưới tham chiếu. Toàn thị trường ghi nhận số mã giảm gấp hơn 3 lần số mã tăng, 75 cổ phiếu bám sàn.

Không khí lạnh gây mưa giảm nhiệt sâu từ đêm nay

AN AN |

Do tác động của không khí lạnh, từ đêm nay 13.2 Bắc Bộ, Thanh Hoá - Nghệ An trời chuyển rét kèm mưa rào và dông.

Ấn tượng với bộ sưu tập khoảng 300 chiếc máy Kohler xưa ở Cần Thơ

Vi Cúc |

Thời đại ngày càng phát triển, cứ ngỡ những món đồ xưa sẽ dần đi vào quên lãng. Nhưng tại Cần Thơ lại có một nơi mang dấu ấn hoài niệm xưa, nét mộc mạc, chân quê được tái hiện lại, góp phần kết nối giữa quá khứ và hiện tại. Nơi được gọi với cái tên thân thuộc là "Quê mình".

Bộ sưu tập hơn 500 xe mô tô biển số “độc nhất vô nhị”

Lục Tùng |

Một người dân ở An Giang đã sở hữu bộ sưu tập xe mô tô biển số đẹp, lạ và “độc nhất vô nhị”.

Khám phá bộ sưu tập tem 12 con Giáp độc đáo ở Đà Nẵng

Hữu Long |

Bà Nguyễn Thị Kim Thanh (TP. Đà Nẵng) sở hữu gần 100.000 con tem bưu chính với nhiều chủ đề về 12 con giáp, vẻ đẹp về thiên nhiên. Với bà Thanh, sưu tầm tem không chỉ có niềm đam mê mà qua đó giúp bà khám phá nhiều điều mới mẻ của những vùng đất, nền văn hóa mà các con tem chứa đựng..

Ngôi nhà ché - Bộ sưu tập cổ vật gốm độc đáo ở đại ngàn Tây Nguyên

Bảo Trung |

Suốt hơn 7 năm, bỏ ra nhiều thời gian, công sức lẫn tiền của, anh Võ Minh Luân ở Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đã có cho mình một bộ sưu tập cổ vật cực kỳ độc đáo. Hơn ngàn hiện vật thời Đông sơn, Lý, Trần, Lê... và đặc biệt là những chiếc ché với hình dáng, hoa văn hoặc công năng liên quan đến Tây Nguyên...

Ngắm bộ sưu tập hiện vật cổ của Bảo tàng tư nhân đầu tiên ở Hà Tĩnh

TRẦN TUẤN |

Tại Hà Tĩnh một bảo tàng tư nhân đầu tiên mang tên Bảo tàng Hoa Cương vừa được cấp phép đi vào hoạt động, trưng bày hơn 4000 hiện vật quý hiếm.