Nghệ sĩ violon Bùi Công Duy: “Cảm ơn con vì đã đến thật đúng lúc!”

Nguyễn Lê |

Cậu trai “cổ đeo nơ”, có bờ má phụng phịu tỳ bên cây vỹ cầm năm xưa, giờ đã kịp làm bố sau 10 năm mong ngóng và trở thành vị PGĐ trẻ nhất trong lịch sử 60 năm của Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam.
“Năm tháng... bận bịu hơn, năm tháng ngọt ngào hơn”
Cả hai tin vui gần như đến cùng lúc khiến 2017 trở thành một cột mốc đặc biệt trong sự nghiệp và cuộc sống của cây vỹ cầm tài danh. Tròn 10 năm về nước, cũng là 10 năm chính thức từ giã đời độc thân, là 10 năm anh cùng người bạn đời của mình là nghệ sĩ piano Trinh Hương (con gái nhạc sĩ Phú Quang) “mơ về một ngôi nhà và những đứa trẻ”.
“Cũng từng có lúc sốt ruột, nhưng không đến nỗi là tuyệt vọng. Vì còn những đam mê khác kéo mình đi, hơn là bị mắc kẹt lại một chỗ vì những gì chưa đến hay chưa có. Và nói chung vợ chồng tôi cũng thuộc típ lạc quan, luôn tin rằng cái gì đến sẽ đến, không đến là không đến. Vì thế mà chưa bao giờ quá nôn nóng trước bất cứ điều gì. Muộn cũng có cái hay của nó, vì là lúc mình có thể lo cho con được tốt hơn...” - người vừa “lên chức bố” nhớ lại.
“Giờ đi đâu chỉ muốn nhanh nhanh, còn về nhà”, Duy bảo. Nhưng lại là những ngày tháng bận bịu hơn bao giờ, kể từ tháng 4 năm nay, khi anh được cất nhắc từ vị trí Trưởng khoa Đàn dây lên PGĐ Nhạc viện. Mấy tháng nay vì thế mà quay cuồng giữa 5 đầu việc, cũ - mới: Đi dạy, biểu diễn, tổ chức biểu diễn, quản lý và... đi học (về quản lý). Lại đang là thời điểm cấp tập chuẩn bị cho cuộc trở lại thường niên lần thứ 3 của “Music Festival Việt Nam Connection” do anh khởi xướng vào tháng 8 tới.
Năm nay, ngoài Hà Nội và TPHCM ra còn có thêm 1 đêm ở Huế và lần đầu tiên có thêm 2 đêm riêng dành cho các tài năng “nhí” và khán giả “nhí”, nâng tổng số đêm diễn tăng gấp đôi (10 đêm) so với năm ngoái, và nghệ sĩ nước ngoài tham dự cũng đông hơn... “24 giờ/ngày lúc này gần như không đủ cho tôi. Kể cũng hơi rối một tý nhưng cuộc sống vốn dĩ là một chuỗi nỗ lực thích nghi mà! Càng lúc căng thẳng bận bịu, lại càng cần được nghe tiếng cười con trẻ. Cảm ơn con vì đã đến thật đúng lúc” - Trải nghiệm làm bố của cây vỹ cầm.
“Điểm yếu của tôi là... chiều”
Còn nhớ, thời điểm Duy mới cùng vợ về nước và đầu quân cho Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, đã từng có lời gàn: “Dở hơi mới về “vùng trũng”, muốn lụi nghề à?”. Lại cũng có đồn đoán: Quyết định này hẳn chứa chấp cả tham vọng leo cao hơn nữa, với một cái tên “đường đường là một thương hiệu”. Khi mà tận 17 năm sau kể từ khi Bùi Công Duy ngoạn mục giành giải Nhất cuộc thi Tchaikovsky trẻ danh tiếng, Việt Nam đến giờ vẫn chưa có nổi cú ghi bàn tầm cỡ tiếp theo. “Mọi thứ mà dễ tính toán, sắp đặt đến thế thì đã chẳng ai buồn phấn đấu! Với tôi thì dù đứng vào vị trí nào thì nghiệp diễn vẫn là hồn cốt, máu thịt”.
“Trước giờ thì chưa bao giờ phải dùng thêm một cái gì khác ngoài nghệ danh của mình nhưng tất nhiên, có được một vị trí cao hơn thì có thể có thêm những thuận lợi nhất định. Song cũng không hẳn dễ như mình nghĩ, vì hành chính nhà nước có những khó khăn và ràng buộc riêng của nó...” - Tân PGĐ Nhạc viện nói. Chưa kể, theo anh, đây cũng là “điểm rơi” khó khăn nhất của Nhạc viện Hà Nội (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia VN), trong khoảng 10 năm trở lại đây: “Người thì ngày càng đông lên, tiền thì ngày càng ít đi, đời thường cơm áo cũng lại hối thúc người nghệ sỹ cần biết sống thực tế hơn, bớt “xả thân” hơn, và đó cũng là một cái khó cho nghệ thuật và người làm công tác quản lý, trong điều kiện làm nghề ở ta...”.
Ở cương vị quản lý, Duy tin rằng mình có khả năng tạo dựng hòa khí, gắn kết mọi người, không gây áp lực, xích mích, trong một môi trường có tính đặc thù. “Trong nghề này, thường thì người ta nghe anh vì nể về chuyên môn, chứ không phải vì anh có chức. Nên quát mắng, đe nẹt... thường không phải là một cách hay. Trước khi được đề bạt và lúc “tranh cử”, tôi cũng đã nói với mọi người rằng: Những gì tôi đã, đang và sẽ làm thì dù là ở vai trò nào, là quản lý hay “phó thường dân” thì tôi cũng sẽ làm hết khả năng và trách nhiệm của mình. Còn với một người không làm được việc thì chức danh nào cũng chẳng ăn thua” - Duy quan niệm.
Nhưng một mặt, anh cũng cho rằng, đấy cũng đồng thời là điểm yếu của anh, nếu như một lúc nào đấy cần đến “độ chì”, “độ lạnh”. “Cách của tôi thường là mềm mỏng, hơn là dùng các biện pháp mạnh. Thế nên chắc tôi chỉ hợp làm lãnh đạo ở “thời bình”, hơn là “thời loạn lạc”. Cả trong đời thường cũng vậy, điểm mạnh mà cũng là “điểm yếu” của tôi khi làm chồng, làm bố là... chiều. Hết chiều vợ đến chiều con, và giờ là chiều đồng nghiệp...” (cười).
Xác định năm đầu tiên trên cương vị mới sẽ là “năm học việc”, nhưng về lâu về dài, điều mà vị tân PGĐ Học viện Âm nhạc quốc gia trăn trở là làm sao tạo ra được một thói quen nghe nhạc cổ điển thường xuyên hơn ở khán giả “nhà mình”, bằng vào những buổi hòa nhạc định kỳ tại chính cái nôi đào tạo này. Thêm nữa, là mong muốn tháo gỡ được phần nào rào cản về cơ chế, trong chính sách tuyển dụng và đãi ngộ để có thể thu hút được người tài về cho nhạc viện. Đành rằng, trường hợp của Duy cũng là đặc biệt: Được bổ nhiệm “thần tốc” trong vòng 18 ngày, nhưng “dù sao đấy cũng chỉ là 1 trường hợp. Vấn đề ở đây là cần một sự đồng bộ. Tướng giỏi phải có quân giỏi, thì mới có được một bộ máy mạnh. Tóm lại, tôi muốn có một cơ chế mở hơn, thoáng hơn, để người tài (cũng như các Mạnh thường quân) cảm thấy mặn lòng hơn với nghệ thuật ...”, Duy kỳ vọng.
Nguyễn Lê
TIN LIÊN QUAN

Nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha mừng vì tìm được truyền nhân

M. K |

Mới đây, tại Nhà hát Lớn Hà Nội đã diễn ra chương trình ra mắt sách của nhà thơ, nhà báo, nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha. Hàng trăm người có mặt tại không gian sang trọng của thánh đường nghệ thuật để tham dự chương trình "13...", trong đó có nhiều cây đa, cây đề như nhạc sĩ Văn Ký 90 tuổi, nhạc sĩ Phạm Tuyên 89 tuổi, nhà thơ Hữu Thỉnh, Trung tướng Hữu Ước, nhạc sĩ Hồng Đăng và đạo diễn Đặng Nhật Minh...

Nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha ra mắt bộ sách về nhạc sĩ Việt Nam thế kỷ XX

M. K |

Vào ngày 15.6 tới đây, tại Nhà hát lớn Hà Nội, bộ sách 13 cuốn gồm chân dung, phê bình tiểu luận của nhà thơ, nhà nghiên cứu phê bình âm nhạc, nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha - "Những tài danh âm nhạc Việt Nam" sẽ được ra mắt.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Cổ động viên tuyển Việt Nam mang cúp vô địch mô hình sang Thái Lan

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Hàng ngàn cổ động viên Việt Nam đã đi quãng đường gần 1000km, mang cúp tới Thái Lan cổ vũ cho thầy trò huấn luyện viên Park Hang-seo ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha mừng vì tìm được truyền nhân

M. K |

Mới đây, tại Nhà hát Lớn Hà Nội đã diễn ra chương trình ra mắt sách của nhà thơ, nhà báo, nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha. Hàng trăm người có mặt tại không gian sang trọng của thánh đường nghệ thuật để tham dự chương trình "13...", trong đó có nhiều cây đa, cây đề như nhạc sĩ Văn Ký 90 tuổi, nhạc sĩ Phạm Tuyên 89 tuổi, nhà thơ Hữu Thỉnh, Trung tướng Hữu Ước, nhạc sĩ Hồng Đăng và đạo diễn Đặng Nhật Minh...

Nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha ra mắt bộ sách về nhạc sĩ Việt Nam thế kỷ XX

M. K |

Vào ngày 15.6 tới đây, tại Nhà hát lớn Hà Nội, bộ sách 13 cuốn gồm chân dung, phê bình tiểu luận của nhà thơ, nhà nghiên cứu phê bình âm nhạc, nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha - "Những tài danh âm nhạc Việt Nam" sẽ được ra mắt.