Ngày 10.10.1954 - dấu mốc kỷ nguyên mới của Thủ đô

nguyễn năng lực |

Năm 1954, Hà Nội chỉ vẻn vẹn có diện tích 152,2km2, dân số 436.624 người. Sau khi được giải phóng, Hà Nội có nhiều tiềm năng để phát triển. Đến nay, Hà Nội đã mở rộng với diện tích 3.358,6km2, dân số 8,4 triệu người (tháng 7.2021, theo World Population Review), ngày càng xứng đáng là Thủ đô, trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của cả nước.

1. Trong lịch sử thế giới, rất ít thủ đô của một quốc gia được giải phóng khỏi quân chiếm đóng mà không phải trải qua những trận chiến đẫm máu với những tổn thất khủng khiếp cả về người và vật chất. Tháng 4.1945, để tiêu diệt Đế chế phát xít Đức tại sào huyệt cuối cùng, Hồng quân Liên Xô huy động 2,5 triệu quân, 41.600 súng cối và đại bác, 3.255 dàn pháo binh phản lực Kachiusa, 6.250 xe tăng và pháo tự hành, 7.500 máy bay. Các nước Đồng minh cũng huy động hàng triệu binh sỹ, sử dụng hàng vạn tấn đạn bom. Quân Đức có 48 sư đoàn bộ binh, 6 sư đoàn xe tăng và 9 sư đoàn cơ giới cùng các đơn vị độc lập khác tổng cộng 700.000 quân. Cuộc chiến dữ dội biến Berlin thành bình địa. Hàng chục thủ đô, thành phố lớn ở các nước Châu Âu như Warsaw, Prague, Paris... cũng trong cảnh tương tự.

Trong lịch sử 1.000 năm, Thăng Long - Hà Nội đã trải qua 10 cuộc chiến tranh và một cuộc tổng khởi nghĩa chống ngoại xâm, hầu hết đều gây tổn thất nặng nề về người và của, khiến Thủ đô chìm trong “khói lửa ngút trời”, "sắc phong vân phải đổi", "bóng nhật nguyệt phải mờ".

Cuộc giải phóng Thủ đô Hà Nội ngày 10.10.1954 được thực hiện theo hình thức tiếp quản, không nổ súng, không có máu đổ. Để có được ngày đoàn quân chiến thắng trở về trong tiếng hoan ca, trong nụ cười, ánh mắt tươi vui đón chào của người Hà Nội, nhân dân Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Việt Minh, đã phải trải qua cuộc kháng chiến 9 năm trường kỳ gian khổ, từ thời kỳ phòng ngự qua thời kỳ cầm cự, tiến tới tổng phản công trên khắp các chiến trường, từ bưng biền Đồng Tháp đến Chiến khu Việt Bắc, từ chiến dịch Thu Đông 1947, Biên giới 1950, Đông Xuân 1953-1954 với sự phối hợp của chiến trường Liên khu V, miền Đông Nam bộ và cả nước, để cuối cùng chói lòa Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, bẻ gẫy ý chí xâm lược và tham vọng thống trị xứ sở Đông Dương của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ.

Những người sinh sống ở Hà Nội vào năm 1954 mãi đến sau này vẫn quen gọi ngày 10.10.1954 là ngày tiếp quản Thủ đô, ngày Bộ đội Cụ Hồ về tiếp quản Thủ đô.

Chủ tịch Trần Duy Hưng vẫy chào nhân dân Hà Nội chào đón bộ đội về tiếp quảng Thủ đô. Ảnh tư liệu
Chủ tịch Trần Duy Hưng vẫy chào nhân dân Hà Nội chào đón bộ đội về tiếp quảng Thủ đô. Ảnh tư liệu

2. Theo nghĩa từ nguyên, “tiếp quản” là từ ghép Hán Việt, có hai thành tố, “tiếp” là tiếp nhận, và “quản” là quản lý. Ngày 10.10.1954, bộ đội Đại đoàn 308 Quân Tiên Phong từ 3 hướng tiến vào Hà Nội tiếp nhận để quản lý chính quyền do người Pháp bàn giao. Trước đó, ngày 2.10.1954, một đoàn cán bộ hành chính của ta đã vào Hà Nội ký nhận bàn giao mọi mặt với đại diện Bộ Chỉ huy Quân đội Pháp. Tiếp đó, một số phân đội của Đại đoàn 308 được lệnh vào trước để cùng với binh lính Pháp canh gác tại các địa điểm trọng yếu. Bộ đội ta đội mũ nan, buộc quần ống túm, khoác tiểu liên Xì ten trước ngực tiến đến vọng gác, chào đáp lễ rồi đứng vào thay thế vị trí của người lính Pháp. Cảnh tượng rất hòa bình, thân thiện.

Giải phóng Thủ đô năm 1954 trong hòa bình theo hình thức tiếp quản là một thắng lợi của đường lối quân sự, ngoại giao có tính chất nhân văn của chúng ta. Trong kháng chiến chống Pháp, rất ít công trình kiến trúc, văn hóa của Hà Nội bị phá hủy do những hoạt động của quân kháng chiến. Suốt 60 ngày đêm chiến đấu trong lòng Liên khu I, bộ đội Trung đoàn Thủ đô và nhân dân cũng chỉ đục tường thông các nhà phố cổ làm đường giao thông. Năm 1947, Chùa Một Cột bị phá hủy là do người Pháp. Thử tưởng tượng nếu tháng 10.1954, bộ đội Việt Minh mở cuộc tiến công tổng lực để giải phóng Hà Nội theo kiểu “công phá Bá Linh”, Hà Nội sẽ còn gì để lại cho mai sau? Nhưng điều đó đã không xảy ra, Hà Nội vẫn còn đó Hoàng thành Thăng Long để năm 2010 được UNESCO vinh danh là Di sản Văn hóa thế giới; vẫn còn đó Viện Viễn Đông Bác Cổ (Bảo tàng Lịch sử) với kiến trúc hài hòa kết hợp phong cách Đông Tây; vẫn còn đó quần thể Đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, Đình Trấn Ba và Tháp Rùa lung linh soi bóng nước Hồ Gươm... cho con cháu nối đời chiêm ngưỡng, tự hào.

Nhân dân Hà Nội chào đón bộ đội vào tiếp quản Thủ đô. Ảnh tư liệu
Nhân dân Hà Nội chào đón bộ đội vào tiếp quản Thủ đô. Ảnh tư liệu
Nhân dân Hà Nội chào đón bộ đội vào tiếp quản Thủ đô. Ảnh tư liệu

3. Ngày 10.10.1954, bộ đội về tiếp quản Thủ đô, đó là cách nói về phương thức hành động, nhưng về bản chất, đây thực sự là một cuộc giải phóng. Thủ đô Hà Nội được giải phóng khỏi sự chiếm đóng của đội quân nước ngoài và chính quyền tay sai, từ một thành phố tiêu thụ trở thành trung tâm kinh tế, chính trị của cả nước. Những tiềm năng phát triển được giải phóng, Thủ đô bước vào vận hội mới, ngày càng "đàng hoàng hơn, to đẹp hơn". Người Hà Nội thông minh, tài hoa được giải phóng khỏi thân phận nô lệ, trở thành người chủ mới của Thủ đô ngàn năm văn hiến. 67 năm qua là quá trình Thủ đô Hà Nội cùng cả nước thực hiện các nhiệm vụ chiến lược của từng thời kỳ cách mạng: Đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước; Khôi phục kinh tế sau chiến tranh, xây dựng đất nước giàu mạnh trên phạm vi cả nước; Thực hiện công cuộc đổi mới, phát triển đất nước; Xây dựng, chăm lo, phát triển con người, hướng tới mục tiêu xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, ấm no và hạnh phúc; Quy hoạch Thủ đô hướng tới đô thị xanh, bền vững, hiện đại.

Hai năm nay, mặc dù còn nhiều khó khăn, vấp váp, nhưng Hà Nội vững vàng, từng bước kiềm chế đại dịch thế kỷ, giữ vững ổn định xã hội để từng bước thiết lập trạng thái bình thường mới. Mặc dù chịu ảnh hưởng do tác động của đại dịch COVID-19 nhưng kinh tế Hà Nội vẫn duy trì tăng trưởng. Tính chung 6 tháng đầu năm 2021, GRDP của Hà Nội ước tăng 5,91%, cao hơn 6 tháng đầu năm 2020 (3,39%) nhưng thấp hơn 6 tháng đầu năm 2019 (7,21%). Những thành tựu đạt được đã đem lại hiệu quả tích cực, không chỉ hướng đến giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp, xây dựng một Thủ đô văn minh, hiện đại mà còn góp phần xây dựng, hình thành những chuẩn mực văn hoá cho người dân Thủ đô, cốt cách tâm hồn người Hà Nội thanh lịch, văn minh, để mãi xứng đáng là Thành phố vì Hòa bình, Thủ đô Anh hùng, Trái tim của cả nước.

nguyễn năng lực
TIN LIÊN QUAN

Người Hà Nội đổ về phố đi bộ hồ Gươm mừng ngày giải phóng Thủ đô

VĂN THẮNG - HOÀI ANH |

Sáng 10.10, nhân kỉ niệm 66 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, 1010 năm Thăng Long - Hà Nội, rất nhiều người dân lựa chọn phố đi bộ hồ Gươm làm điểm đến cho gia đình và người thân để vui chơi và thư giãn.

Kỷ niệm 1010 năm Thăng Long-Hà Nội: Hình ảnh quý về Ngày Giải phóng Thủ đô

V.HOA |

Ngày này cách đây 66 năm, ngày 10.10.1954 người dân Hà Nội cờ hoa vẫy chào đón đoàn quân giải phóng tiếp quản Thủ đô. Những năm tháng hào hùng và khó quên ấy được tái hiện trong bộ ảnh quý, lưu giữ tại Bảo tàng Hà Nội. Báo Lao Động xin giới thiệu cùng bạn đọc.

Triển lãm Mỹ thuật chào mừng ngày Giải phóng thủ đô: Chưa nhiều tác phẩm “ám ảnh” người xem

Việt Văn |

Là hoạt động chào mừng 66 năm Ngày giải phóng Thủ đô, triển lãm Mỹ thuật Thủ đô 2020 do Liên hiệp Văn học Nghệ thuật và Hội Mỹ thuật Hà Nội tổ chức đang diễn ra tại Trung tâm triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam (2 Hoa Lư, Hà Nội) và kết thúc vào ngày 11.10. Đây là sự kiện được giới mỹ thuật quan tâm và trông đợi nhất trong năm.

Thông xe cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long vào ngày giải phóng thủ đô

Minh Hạnh |

Theo Ban Quản lý dự án Thăng Long, hiện dự án xây dựng cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long đã hoàn thành thi công, đảm bảo các điều kiện để thông xe vào ngày 10.10.2020.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Người Hà Nội đổ về phố đi bộ hồ Gươm mừng ngày giải phóng Thủ đô

VĂN THẮNG - HOÀI ANH |

Sáng 10.10, nhân kỉ niệm 66 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, 1010 năm Thăng Long - Hà Nội, rất nhiều người dân lựa chọn phố đi bộ hồ Gươm làm điểm đến cho gia đình và người thân để vui chơi và thư giãn.

Kỷ niệm 1010 năm Thăng Long-Hà Nội: Hình ảnh quý về Ngày Giải phóng Thủ đô

V.HOA |

Ngày này cách đây 66 năm, ngày 10.10.1954 người dân Hà Nội cờ hoa vẫy chào đón đoàn quân giải phóng tiếp quản Thủ đô. Những năm tháng hào hùng và khó quên ấy được tái hiện trong bộ ảnh quý, lưu giữ tại Bảo tàng Hà Nội. Báo Lao Động xin giới thiệu cùng bạn đọc.

Triển lãm Mỹ thuật chào mừng ngày Giải phóng thủ đô: Chưa nhiều tác phẩm “ám ảnh” người xem

Việt Văn |

Là hoạt động chào mừng 66 năm Ngày giải phóng Thủ đô, triển lãm Mỹ thuật Thủ đô 2020 do Liên hiệp Văn học Nghệ thuật và Hội Mỹ thuật Hà Nội tổ chức đang diễn ra tại Trung tâm triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam (2 Hoa Lư, Hà Nội) và kết thúc vào ngày 11.10. Đây là sự kiện được giới mỹ thuật quan tâm và trông đợi nhất trong năm.

Thông xe cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long vào ngày giải phóng thủ đô

Minh Hạnh |

Theo Ban Quản lý dự án Thăng Long, hiện dự án xây dựng cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long đã hoàn thành thi công, đảm bảo các điều kiện để thông xe vào ngày 10.10.2020.