Nền tảng xây dựng hệ giá trị Quốc gia Việt Nam

TS. Phạm Minh Thế |

Trong quá trình lãnh đạo đổi mới đất nước, đặc biệt là khi chủ trương đưa đất nước chuyển sang giai đoạn phát triển mới, giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, Đảng Cộng sản Việt Nam đã luôn quan tâm, chú trọng đến vấn đề xây dựng hệ giá trị quốc gia.

Quá trình phát triển và xây dựng hệ giá trị quốc gia

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng năm 1996 lần đầu tiên manh nha đề cập đến vấn đề xây dựng Hệ giá trị quốc gia khi đặt ra yêu cầu: “Hình thành hệ giá trị và chuẩn mực xã hội mới phù hợp với truyền thống, bản sắc dân tộc và yêu cầu của thời đại”.

Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng tháng 1.2021, trong phần định hướng xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam đã yêu cầu: “Tập trung nghiên cứu, xác định và triển khai xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người gắn với giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới”.

Cho đến nay, có nhiều cách hiểu và định nghĩa khác nhau về hệ giá trị, giá trị quốc gia và hệ giá trị quốc gia. GS.TS. Từ Thị Loan trong kỷ yếu “Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ đổi mới” cho rằng: “Hệ giá trị là hệ thống các giá trị được liên kết lại với nhau theo một số nguyên tắc nhất định, thực hiện những chức năng đặc thù, có mối liên hệ mang tính lịch sử cụ thể”.

Và “Giá trị quốc gia là những giá trị cốt lõi, phản ánh khát vọng, mong cầu, mục tiêu chung của cả quốc gia. Đó là những giá trị được kết tinh từ quá khứ, phát huy vai trò trong hiện tại và có định hướng tương lai, làm nền tảng để điều tiết, dẫn dắt sự phát triển của đất nước...”.

Cũng trong cuốn kỷ yếu trên, GS.TS. Trần Văn Phòng lại cho rằng: “Giá trị quốc gia là tất cả những gì mang lại ý nghĩa nhất định cho quốc gia, được quốc gia thừa nhận, trở thành mục tiêu, chỗ dựa tinh thần để cả quốc gia khao khát, hướng tới và hành động”. Do đó: “Hệ giá trị quốc gia là tổng hợp các giá trị của quốc gia được sắp xếp, liên kết với nhau theo một logic nhất định và đảm nhiệm những chức năng xã hội nhất định. Chức năng xã hội của hệ giá trị quốc gia là nhận thức, định hướng và điều chỉnh”.

Như vậy, dù cách diễn giải khác nhau, nhưng có thể thấy điểm chung thống nhất trong cách hiểu về hệ giá trị quốc gia là: Tổng hợp các giá trị của quốc gia được sản sinh ra trong quá trình hình thành và phát triển. Hệ giá trị quốc gia có tính lịch sử, tính đương đại và tính định hướng tương lai cho một quốc gia dân tộc.

Nền tảng để hình thành của hệ giá trị quốc gia

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng viết rằng: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”.

Theo cách diễn giải này của Người thì có thể hiểu rằng, những giá trị văn hóa được sản sinh ra đó sẽ tạo lập nên hệ giá trị quốc gia dân tộc, là biểu tượng cho trí tuệ, bản lĩnh, sức sáng tạo của quốc gia dân tộc. Nhưng điều quan trọng hơn là hệ giá trị đó nó phải phù hợp với bối cảnh sinh tồn. Mà bối cảnh sinh tồn của mỗi cá nhân và cộng đồng, quốc gia dân tộc không phải là thứ gì bất biến, mà ngược lại, nó luôn luôn biến đổi. Do đó, hệ giá trị cũng sẽ có sự biến đổi theo để phù hợp và đáp ứng được nhu cầu của sự sinh tồn.

Song nói như thế không có nghĩa là không có giá trị nào là trường tồn. Các giá trị mới sản sinh ra sẽ làm phong phú, đa dạng cho hệ giá trị quốc gia, và đồng thời làm vững bền thêm cho những giá trị cũ, làm cho các giá trị cũ được phát triển lên một tầm cao mới, xán lạn hơn, thực tiễn hơn. Ví dụ như, tính cộng đồng và đoàn kết cộng đồng chẳng hạn.

GS.TS. Đặng Cảnh Khanh trong kỷ yếu “Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ đổi mới” nhận định: “Người Việt Nam sinh ra, lớn lên rồi mất đi trong môi trường cộng đồng, trong một cuộc sống gắn liền với những vui buồn hạnh phúc, đắng cay của cộng đồng theo cách “bán anh em xa mua láng giềng gần”, “hàng xóm láng giềng tối lửa tắt đèn có nhau”. Và việc duy trì mối liên kết cộng đồng cũng chính là sự duy trì cuộc sống của bản thân”.

Theo ông thì: “Qua bao thế hệ người Việt Nam, tinh thần quên thân vì nghĩa cả, tức là hy sinh thân mình vì tập thể cộng đồng, được duy trì và nuôi dưỡng, thấm vào máu của những người trẻ, tạo ra những giá trị không thay đổi về đạo đức và điều chỉnh các hành vi xã hội. Nhờ quan điểm sống ấy, tình cảm với quê hương, đất nước, đồng bào sâu sắc ấy mà dân tộc Việt Nam đã duy trì được sự hài hòa trong các quan hệ xã hội, là hạn chế phần nào những sự phát triển của tính vị kỷ, tạo ra được một sức mạnh chung để sinh tồn và chiến thắng giặc ngoại xâm”.

Ông cho rằng: “Tư tưởng cộng đồng, mặc dù trong suốt chiều dài lịch sử, có thể tạo ra nhiều hạn chế như tư tưởng bình quân, sự kém năng động trong tư duy kinh tế, tâm lý sản xuất tự cấp tự túc, thái độ coi thường công nghệ... nhưng lại chính là cơ sở quan trọng để duy trì sự thống nhất chung, là linh hồn cho sự đoàn kết toàn dân trong xây dựng và bảo vệ đất nước”.

Như vậy, tư tưởng cộng đồng, đoàn kết cộng đồng là một giá trị quan trọng mang tính cốt lõi trong hệ giá trị quốc gia. Bối cảnh để sản sinh ra tư tưởng cộng đồng và đoàn kết cộng đồng này chính là nền tảng kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước và thường xuyên phải đối chọi với xu thế xâm lấn của giặc ngoại xâm. Bối cảnh ấy dạy cho cộng đồng các dân tộc Việt Nam rằng: Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết.

Hệ giá trị Quốc gia, sức mạnh của dân tộc

Trên cơ sở nhận thức sức mạnh đại đoàn kết dân tộc thì đường lối chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, lâu dài và tự lực cánh sinh dựa vào sức mình là chính của Đảng cũng đã được hình thành. Đường lối này không chỉ được hình thành từ lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin mà còn xuất phát từ chính truyền thống, triết lý đánh giặc của ông cha trong quá trình dựng nước và giữ nước, từ tư tưởng đem sức ta mà tự giải phóng cho ta của Hồ Chí Minh.

Đường lối này đã đem lại những thắng lợi vẻ vang của quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng trong thời đại Hồ Chí Minh, giải thoát quốc gia dân tộc, kháng chiến thống nhất đất nước, non sông thu về một mối. Đó cũng là một giá trị quan trọng trong hệ giá trị quốc gia - ý thức về chủ quyền quốc gia dân tộc và trách nhiệm bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc, được hình thành từ trong quá trình dựng nước, giữ nước và phát huy đến đỉnh cao ở thời đại Hồ Chí Minh.

Nền tảng để hình thành hệ giá trị quốc gia ngày nay và tương lai có xuất phát điểm từ những giá trị mang tính bền vững của quốc gia dân tộc đã sản sinh ra trong lịch sử. Hệ giá trị quốc gia được sản sinh ra là để phục vụ, bảo đảm cho sự sinh tồn/ tồn vong của quốc gia dân tộc. Cho nên khi bối cảnh sinh tồn đã có sự thay đổi thì hệ giá trị quốc gia cũng sẽ có sự thay đổi để phù hợp, phục vụ cho nhu cầu sinh tồn của quốc gia dân tộc ở thời đại mới.

TS. Phạm Minh Thế
TIN LIÊN QUAN

Việt Nam - điểm sáng trong bức tranh kinh tế toàn cầu

Đức Mạnh thực hiện |

Trả lời phỏng vấn Báo Lao Động, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đánh giá, trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực biến động phức tạp, nền kinh tế nước ta đã vững vàng vượt qua khó khăn, thách thức, đạt được nhiều kết quả quan trọng; là điểm sáng trong bức tranh toàn cầu, được các tổ chức quốc tế, tổ chức xếp hạng tín nhiệm đánh giá cao.

Quảng bá hình ảnh đất nước bằng sức mạnh mềm - Việt Nam cần xây dựng hệ giá trị quốc gia

Việt văn - đăng huỳnh (thực hiện) |

Trong cuộc trò chuyện với Báo Lao Động, bà Nguyễn Phương Hòa - Cục trưởng Cục Hợp tác Quốc tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - cho rằng, muốn sử dụng “sức mạnh mềm” để quảng bá hình ảnh đất nước, Việt Nam cần xây dựng hệ giá trị quốc gia. Đó là nền tảng cốt lõi mà các quốc gia phát triển đã thành công.

Sự cần thiết xây dựng hệ giá trị quốc gia trong thời đại mới

Nguyễn Kim Sơn |

Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa và hệ giá trị gia đình - những khái niệm không mới trong lịch sử phát triển của mỗi quốc gia, nhưng trở nên quan trọng trong bối cảnh thế giới ngày càng hội nhập sâu rộng. Đối với Việt Nam, một quốc gia đang trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế, việc xây dựng và phát triển những hệ giá trị này trở thành một nhiệm vụ cấp bách, thiết yếu.

Lạng Sơn sẽ xây dựng công trình tưởng niệm tại Pháo đài Đồng Đăng

Cẩm Hà |

Tỉnh Lạng Sơn dự kiến sẽ xây dựng công trình tưởng niệm tại Pháo đài Đồng Đăng (huyện Cao Lộc), địa điểm gắn liền với cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc.

Công an xác minh thông tin hành khách phản ánh bị nhà xe Trung Lan nhồi nhét

QUANG ĐẠI |

Công an Nghệ An đang xác minh thông tin nhà xe Trung Lan (huyện Thanh Chương) bị phản ánh bắt khách hàng chờ quá lâu, nhồi nhét khách sai quy định.

Giao công an điều tra vụ 4 người tử vong trong vụ tai nạn trên cao tốc

Bảo Nguyên |

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai giao công an khẩn trương điều tra, xác minh, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai và xử lý nghiêm theo quy định.

Xe 7 chỗ gặp tai nạn, lao xuống vực sâu 20 mét trên đường Hồ Chí Minh

HƯNG THƠ |

Quảng Trị ​​​​- Lực lượng chức năng đang bảo vệ hiện trường nơi chiếc xe ôtô 7 chỗ gặp tai nạn trên đường Hồ Chí Minh nhánh Tây.

Giá vàng hôm nay 16.2: Ồ ạt tăng, nguy cơ thua lỗ khi mua vào

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 16.2 điều chỉnh tăng ở cả thị trường trong nước và thế giới. Chênh lệch mua - bán vàng cao khiến nhà đầu tư trong nước đối diện nguy cơ thua lỗ.

Việt Nam - điểm sáng trong bức tranh kinh tế toàn cầu

Đức Mạnh thực hiện |

Trả lời phỏng vấn Báo Lao Động, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đánh giá, trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực biến động phức tạp, nền kinh tế nước ta đã vững vàng vượt qua khó khăn, thách thức, đạt được nhiều kết quả quan trọng; là điểm sáng trong bức tranh toàn cầu, được các tổ chức quốc tế, tổ chức xếp hạng tín nhiệm đánh giá cao.

Quảng bá hình ảnh đất nước bằng sức mạnh mềm - Việt Nam cần xây dựng hệ giá trị quốc gia

Việt văn - đăng huỳnh (thực hiện) |

Trong cuộc trò chuyện với Báo Lao Động, bà Nguyễn Phương Hòa - Cục trưởng Cục Hợp tác Quốc tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - cho rằng, muốn sử dụng “sức mạnh mềm” để quảng bá hình ảnh đất nước, Việt Nam cần xây dựng hệ giá trị quốc gia. Đó là nền tảng cốt lõi mà các quốc gia phát triển đã thành công.

Sự cần thiết xây dựng hệ giá trị quốc gia trong thời đại mới

Nguyễn Kim Sơn |

Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa và hệ giá trị gia đình - những khái niệm không mới trong lịch sử phát triển của mỗi quốc gia, nhưng trở nên quan trọng trong bối cảnh thế giới ngày càng hội nhập sâu rộng. Đối với Việt Nam, một quốc gia đang trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế, việc xây dựng và phát triển những hệ giá trị này trở thành một nhiệm vụ cấp bách, thiết yếu.