Năng lượng - Lịch sử nhân loại từ than củi tới hạt nhân

Huy Minh (tổng hợp) |

Cuốn “Năng lượng - Lịch sử nhân loại từ than củi tới hạt nhân” (Energy: A Human History), một trong những tác phẩm gây tiếng vang của Richard Rhodes - xuất bản năm 2018 và nay đã có mặt tại Việt Nam, vừa được NXB Thế giới và Omega Plus vừa ấn hành.

HIỂU RÕ LỊCH SỬ - ĐỊNH HƯỚNG ĐÚNG CHO TƯƠNG LAI

Richard Rhodes là sử gia, nhà báo, tác giả và biên tập viên người Mỹ với 26 đầu sách, trong đó “The Making of the Atomic Bomb” đã giành được giải thưởng Pulitzer ở thể loại sách phi hư cấu, giải thưởng Sách quốc gia và giải thưởng của Hội phê bình sách quốc gia; “Dark Sun: The Making of the Hydrogen Bomb” lọt vào danh sách rút gọn cho Giải thưởng Pulitzer về lịch sử...

Trong cuốn sách mới nhất của mình - “Năng lượng: Lịch sử nhân loại từ than củi tới hạt nhân”, Rhodes kể về hành trình chinh phục và khai thác các nguồn nguyên liệu để lấy năng lượng, phục vụ cho cuộc sống hướng tới xã hội tiến bộ ngày nay. Mục đích quan trọng của cuốn sách là khám phá lịch sử năng lượng; làm sáng tỏ thêm những lựa chọn mà chúng ta đang phải đối mặt trước thách thức của biến đổi khí hậu toàn cầu.

Theo Rhodes, con người hiện nay coi năng lượng là điều hiển nhiên, chỉ quan tâm đến nó khi đến cây xăng hoặc tìm ổ cắm. Nhưng khi biến đổi khí hậu trở thành vấn đề chính trị lớn, thách thức các ngành nghề, chúng ta ngày càng quan tâm, lo lắng và tìm hiểu về nó nhiều hơn.

Năng lượng phủ bóng lên nền văn minh nhân loại với sự u ám của mối đe dọa về ngày tận thế, giống như nỗi lo sợ hủy diệt hạt nhân trong những năm dài Chiến tranh Lạnh. Song, các tài liệu về biến đổi khí hậu ngày nay chủ yếu có tính kỹ thuật, các cuộc thảo luận chuyên môn thì bị giữ bí mật. Nó chỉ tập trung vào tình hình hiện tại mà rất ít tham khảo quá khứ nhân loại - hàng thế kỷ bài học xương máu. Và cuốn “Năng lượng” được Rhodes viết ra để góp phần lấp đầy khoảng trống đó.

Hành trình bắt đầu ở Anh với những rừng cây lấy gỗ và đóng thuyền. Khi nguồn gỗ cạn kiệt, con người chuyển sang than và tận dụng nhiều nguồn nhiên liệu khác trong tự nhiên như dầu thông, dầu cá voi, phân chim, khí đốt. Một bước tiến đột phá đã xuất hiện sau đó khi các nhà khoa học tìm ra quy luật của dòng điện, từ đó tạo ra pin tích điện và cuối cùng là sự lựa chọn giữa dòng điện một chiều hay xoay chiều.

Rất nhiều các phát minh qua nhiều thời kỳ được đề cập trong cuốn sách này, từ động cơ, đầu máy cho tới xe ôtô, đường ống dẫn khí, năng lượng hạt nhân... Bên cạnh đó, độc giả cũng được nhìn lại quá trình phát triển của 5 thế kỷ thông qua những nhân vật có ảnh hưởng như Nữ hoàng Elizabeth I, Vua James I, Benjamin Franklin, Herman Melville, John D. Rockefeller hay Henry Ford...

Cùng với sự tiến bộ cũng là vấn đề nan giải về ô nhiễm môi trường phát sinh khắp toàn cầu. Rhodes xem xét bối cảnh năng lượng hiện tại, tập trung vào cách năng lượng gió đang cạnh tranh để thống trị với các nguồn cung cấp than và khí đốt tự nhiên. Ông cũng đề cập đến bóng ma của sự nóng lên toàn cầu và dân số sẽ giảm xuống còn 10 tỉ người vào năm 2100.

Tác giả tin tưởng rằng, con người có thể chuyển dịch sang các dạng năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo vì một tương lai tốt đẹp hơn. Với văn phong gần gũi, dễ hiểu, “Năng lượng” đã góp phần khẳng định quan điểm của Rhodes ngay từ khi đặt bút viết cuốn sách: Hiểu rõ về lịch sử của chính mình sẽ giúp định hình hướng đi đúng đắn cho chúng ta trong tương lai.

Xin lược trích một phần trong cuốn sách của Rhodes viết về cá voi, loài động vật có vú hiền hòa lớn nhất thế giới đã cung cấp mỡ và dầu để thắp sáng trong nửa đầu thế kỷ 19 mà vì thế chúng đã bị săn lùng, tận diệt gần như hoàn toàn.

Cá nhà táng. Chiều dài: 15-18 mét (chiều dài của một toa tàu đường sắt); trọng lượng: 35-45 tấn. Nó có thể tự làm mát hoặc làm ấm thứ dầu quý giá trong nó, spermaceti, được lưu trữ tại một khoang trong đầu, từ đó làm tăng hoặc giảm tỉ trọng dầu này để duy trì sức nổi. Ảnh: Omega Plus cung cấp
Cá nhà táng. Chiều dài: 15-18 mét (chiều dài của một toa tàu đường sắt); trọng lượng: 35-45 tấn. Nó có thể tự làm mát hoặc làm ấm thứ dầu quý giá trong nó, spermaceti, được lưu trữ tại một khoang trong đầu, từ đó làm tăng hoặc giảm tỉ trọng dầu này để duy trì sức nổi. Ảnh: Omega Plus cung cấp

TRUY ĐUỔI THỦY QUÁI

(Thủy quái - nguyên văn: “Leviathan”, loài sinh vật biển thần thoại trong Kinh Thánh, được lấy cảm hứng từ cá voi).

Nantucket là một hòn đảo nhỏ hẹp, không có quân đội bảo vệ, cách bán đảo Cape Cod gần 50km về phía nam, là nơi neo đậu rất nhiều tàu săn cá voi. Đảo Nantucket là một trầm tích của cát băng và sỏi còn sót lại do sự tan chảy của dải băng lớn bao phủ nửa trên của Bắc Mỹ khoảng 13.000 năm trước. Đất đảo rất bạc màu (Thomas Jefferson ví nó như một “cồn cát khô”) và sự cô lập khiến nó gần như hoàn toàn phụ thuộc vào các nguồn cung yếu được vận chuyển từ đất liền. Đó là lý do tại sao hòn đảo từ sớm đã phát triển kinh tế biển.

Nantucket từng có một chủ sở hữu người Châu Âu: Một thương gia người Anh tên là Thomas Mayhew. Vua Charles I từng “sở hữu” đảo Nantucket hợp pháp theo luật khám phá Tân Thế giới - người Anh phát hiện ra đảo này đầu tiên. Nhà vua ban tặng đảo cho hai nhà quý tộc Anh, họ lần lượt bán nó cho Mayhew. Vào ngày 2.7.1659, Mayhew đã bán hòn đảo cho 9 người đàn ông, với giá 30 bảng “kèm theo hai chiếc mũ da hải ly một cho anh và một cho vợ anh”. Trước khi bán, Mayhew đã mua quyền sở hữu đối với một phần của hòn đảo từ hai tù trưởng bộ tộc Wampanoag ở Nantucket, họ còn được gọi là sachem, với giá 12 bảng. Năm 1662, ông tiếp tục mua thêm quyền sở hữu từ vị sachem tối cao, Wanackmamak, với số tiền 5 bảng “bằng hàng hóa của Anh”. 40 bảng khác được trả để mua phần còn lại của hòn đảo từ những người Wampanoag vào năm 1671. Thời đó, 57 bảng bằng khoảng 7.700 bảng ngày nay, tương đương 11.200 USD, là tổng số tiền trả cho cư dân bản địa trên đảo từ thời được truyền miệng là họ đi bộ ra đảo trên mặt sông băng vững chắc Thời kỳ Băng hà. Các bệnh dịch theo chân người Châu Âu đã triệt hạ dân số Wampanoag trên đảo, biến họ thành thiểu số, kể từ khi hòn đảo được khám phá vào năm 1602, lúc đó vẫn còn 3.000 dân Wampanoag. 100 năm sau, vào năm 1763, chỉ còn 358 người Wampanoag sống sót trên Nantucket. Trong năm tiếp theo, 222 người khác chết vì một dịch bệnh không xác định.

Những người định cư mới ở Nantucket học được cách đánh bắt cá voi theo từng giai đoạn. Thu hoạch xác cá voi chết hay sắp chết trôi dạt vào bờ sau bão là hành động tất yếu, chỉ cần các công cụ cần thiết để cắt một con vật khổng lồ và dạ dày thép để cưỡng lại mùi hôi thối. Đánh bắt cá voi gần bờ - chèo thuyền ra khơi để tấn công những con cá voi dọc bờ biển phát hiện từ các tháp quan sát ven biển - là một tập tục của người Wampanoag. Nó được phổ biến trong số những người định cư Châu Âu trên Cape Cod, Martha’s Vineyard và bờ biển New England.

Nhà sử học Alexander Starbuck báo cáo rằng, vào năm 1690, những người ở Nantucket, “nhận thấy những người từ Cape Cod thông thạo nghệ thuật đánh bắt cá voi hơn chính họ”, đã thuê một thủy thủ Cape Cod giàu kinh nghiệm tên là Ichabod Paddock để dạy họ cách săn cá voi. Người Châu Âu săn cá voi để lấy dầu chiếu sáng chứ không vì thịt. Đến thập niên thứ hai của thế kỷ 18, người Nantucket đã xác định cá nhà táng là nguồn dầu chất lượng cao nhất. Họ đã cải tiến từ đánh bắt cá trên bờ đến săn cá voi xa bờ vài ngày, kéo theo một xác cá voi mỗi khi họ bắt được một con để phục vụ sản xuất. Nhưng cá nhà táng là loài cá nước sâu, sống ở vùng biển trống; để săn chúng thì ngư dân phải đóng tàu lớn hơn và chuẩn bị cho các chuyến đi dài ngày. Chừng nào họ còn săn bắt ở Bắc Đại Tây Dương, họ có thể bảo quản các thớ mỡ cá voi chưa chế biến trong thùng trên tàu để xử lý khi về đất liền.

Khi họ bắt đầu săn bắt ở vùng khí hậu nóng hơn - vịnh quần đảo Verde ngoài khơi bờ biển phía tây Châu Phi, vùng Caribe và bờ sông Brazil - thì nhiệt độ cao làm hỏng dầu chưa chế biến. Người ta nhận ra cần phải chế biến dầu thành dầu tinh trong quá trình trung chuyển.

Phục vụ cho mục đích đó ngư dân gắn trên boong tàu lò nung bằng sắt và gạch, để trên đó hai hoặc nhiều nồi gang lớn, lửa ban đầu được đốt nhờ gỗ và sau đó nhờ phần dầu thừa. Với những con tàu có thể mang theo vài nghìn thùng dầu và có bếp trên boong để chế biến dầu trên biển, hạm đội Nantucket đã sẵn sàng đi khắp thế giới đại dương, bất cứ nơi nào có cá nhà táng.

Năm 1774, đội tàu săn cá voi của Nantucket bao gồm 150 tàu với “tải trọng” trung bình là 100 tấn. Đội tàu đem về khoảng 26.000 thùng dầu năm đó, sản phẩm từ khoảng 3.000 con cá nhà táng. Thêm 210 tàu từ các cảng khác của Mỹ cũng bắt đầu săn cá nhà táng vào năm 1774, đưa tổng số tàu lên 360 và tổng sản lượng lên ít nhất 45.000 thùng. Thứ dầu màu trắng đục, được lấy từ khoang đầu cá nhà táng, đông thành sáp trắng khi tiếp xúc với không khí. Phần mỡ thân có thể được chế biến thành một loại dầu có chất lượng thấp hơn và giá trị thấp hơn - được gọi là dầu cá voi (train oil - “train” bắt nguồn từ tiếng Hà Lan và Đức chỉ các chất được tiết ra, ví dụ như nước mắt và nhựa cây) - nhưng dầu đầu cá dùng cho thắp sáng mới là phần thưởng đắt giá.

Sau năm 1775, với sự đe dọa của chiến tranh, ngành công nghiệp xây dựng trên sự tàn bạo và khai thác tận diệt này sụp đổ. Trong mùa đông khó khăn năm 1780, bến cảng bị đóng băng, đầm lầy than bùn và cánh đồng trồng trọt ngập sâu trong tuyết, nhiều người đã bị cảm lạnh và chết đói. Năm 1784, công việc săn bắt cá voi đã bị hủy hoại và phải xây dựng lại từ đầu. Người Nantucket giờ là công dân Mỹ nên họ cũng là đối tượng của việc đánh thuế trừng phạt mà nước Anh áp đặt nhằm hỗ trợ riêng cho ngành đánh bắt cá voi nội địa. Khoản thuế này đã khiến sự trở lại của ngành đánh bắt cá voi Nantucket chuyển từ lãi sang lỗ gần 8 bảng mỗi tấn, đồng nghĩa với việc đóng cửa hoàn toàn thị trường chiếu sáng ở London giá trị khoảng 4.000 tấn dầu cá voi mỗi năm, tương đương 300.000 bảng (ngày nay là 34.5 triệu bảng, tương đương 49 triệu USD). Đó cũng là thời điểm William Rotch, người chịu thiệt hại lớn từ chiến tranh, đặc biệt là khoản lỗ từ tàu cá voi, với “khoảng 60.000 USD” (ngày nay là 715.000 bảng, tương đương 1,02 triệu USD), đã tới Anh để xem liệu ông có thể tái thiết nghề săn cá voi ở Nantucket hay không.

Rotch đi thuyền tới Anh cùng với người con trai hai mươi tuổi của mình, Benjamin, vào ngày 4.7.1785, cập bến vào cuối tháng đó. Chính phủ Anh khuyên Rotch rằng, họ đang bận tâm với các vấn đề trong nước và đề nghị ông đợi vài tháng trước khi trình lên đề xuất của mình. Cách người Anh cò kè từng đồng bạc đã làm cho Rotch bực tức, trong khi nghề săn cá voi của dân Nantucket đóng góp gần 150.000 bảng hằng năm cho kinh tế Anh. Ông đi sang Pháp để mời chào ngành đánh bắt cá voi ở đó. Người Pháp tiếp đón ông nồng hậu hơn. “Chính phủ Pháp không thể lạnh nhạt với viễn cảnh này”, Thomas Jefferson viết về vụ việc: “Họ thấy được hiểm họa khi để 4.000 hoặc 5.000 thủy thủ, dày dạn nhất trên thế giới, được gộp vào sức mạnh hải quân của một quốc gia khác, mang theo một thứ tài nghệ mà họ gần như độc quyền tuyệt đối”.

Chính phủ Pháp đã đưa ra các điều khoản béo bở cho các Giáo hữu Nantucket, bao gồm quyền tự do tôn giáo và miễn đi lính, nếu họ chọn định cư ở Dunkirk trên bờ biển Channel của Pháp. Vậy nhưng các điều khoản đó vẫn chưa đủ hấp dẫn để lôi kéo người Nantucket khỏi hòn đảo nhỏ ở Đại Tây Dương. Chỉ có chín gia đình với tổng cộng 33 người chuyển đến Dunkirk.

Jefferson đã vẽ một viễn cảnh gây nản lòng về nền kinh tế săn bắt cá voi cho chính phủ. Bởi vì dầu cá voi thông thường phải cạnh tranh với dầu thực vật rẻ hơn, ông viết vào năm 1789, “ngành săn cá voi là ngành nghèo nhất mà một thương gia hoặc thủy thủ có thể đâm đầu vào”. Tuy nhiên, ông đánh giá các sản phẩm đặc thù từ cá nhà táng có chất lượng vượt trội. Dầu cá nhà táng “sáng chói”, Jefferson giải thích, “chống đông” đến 5°C, “không hề có mùi khó chịu. Do đó nó được sử dụng trong nhà để thắp sáng cửa hàng, cả cho tiền phòng, cầu thang, hành lang của những ngôi nhà giàu có nhất... Tại thị trường London, dầu cá nhà táng có giá gấp ba dầu cá voi thông thường. Điều này cho phép người đầu cơ (nhà cung cấp) nộp thuế (cho Anh) 18 bảng 5 silinh mỗi tấn mà vẫn có lợi nhuận cao”. Ngoài dầu, Jefferson nói thêm, đầu cá nhà táng “mang lại ba hoặc bốn thùng chất nhờn, từ đó cung cấp sáp cá nhà táng thể rắn dùng làm thuốc và nến. Nguyên liệu đó được bán theo pound với giá gấp đôi giá dầu”.

Đây là tương lai của việc săn bắt cá voi ở Mỹ, mặc dù Jefferson rất bi quan về lợi nhuận của nó một khi các đối thủ cạnh tranh và các khoản phí và trợ cấp của chính phủ lại xuất hiện. Sau Cách mạng Mỹ, những người giàu có chuyển từ nến mỡ động vật sang sáp cá nhà táng và người nghèo chuyển sang dầu cá voi, thứ rẻ hơn các loại dầu thực vật. Tàu săn cá voi ở New England mở rộng việc săn lùng đến Quần đảo Falkland và Patagonia ở cuối cực nam Nam Mỹ. Cuộc mở rộng lãnh thổ lớn nhất của nghề săn cá voi Mỹ nổ ra vào năm 1791, khi một tàu săn cá voi Nantucket tên Beaver vòng qua Cape Horn và săn bắt 17 tháng ở vùng biển Thái Bình Dương, chiếc tàu đầu tiên của hạm đội Mỹ làm như vậy. (Một tàu đánh cá Anh, Amelia, đã vượt qua Cape Horn để tiến vào Thái Bình Dương vào năm 1789). Ngành dầu cá voi tiếp tục phục hồi khi bước sang thế kỷ 19. Đến năm 1807, hạm đội Nantucket đã có 46 tàu; New Bedford có 40 tàu. Đi vòng qua Cape Horn, các tàu Mỹ tìm được khu vực tập trung cá nhà táng đông đảo gần bờ biển Chile: Những khu vực gần đất liền.

Nhưng Anh vẫn chưa để yên cho thuộc địa cũ này. Tiếp tục gây chiến với Napoléon vào tháng 5.1803 trong khi dân số nhỏ hơn nhiều so với Pháp, Anh cần nhân lực cho hải quân. Vương quốc Anh bắt đầu giao chiến với tàu Mỹ và bắt giữ thủy thủ, tổng cộng khoảng một vạn người từ năm 1800 đến năm 1815, những người mà Anh tuyên bố là đào ngũ từ Anh. Trong thực tế, chỉ có khoảng một nghìn thủy thủ đúng là người đào ngũ.

Tổng thống Thomas Jefferson đã đáp trả việc cưỡng bách tuyển quân này bằng cách đề xuất cấm vận xuất khẩu sản phẩm từ việc đánh bắt cá voi của Mỹ, được Quốc hội thông qua vào ngày 21.12.1807. Việc săn bắt cá voi có thể tiếp tục - ở một mức độ nào đó - nhưng thị trường trong nước cho dầu và các sản phẩm cá voi khác rất hạn chế. Luật cấm vận này trở thành một thảm họa kinh tế đến nỗi Jefferson yêu cầu Quốc hội sửa đổi nó thành một đạo luật cấm giao thương, đưa tất cả các quốc gia trừ Anh và Pháp khỏi danh sách cấm vận và không cho phép tàu của hai quốc gia này tiến vào lãnh hải Mỹ. Ông đã ký đạo luật sửa đổi vào ngày 1.3.1809, ba ngày trước khi kết thúc nhiệm kỳ tổng thống.

Chiến tranh năm 1812 đưa Mỹ và Anh xung đột vũ trang trở lại. Lúc này, hầu hết đội tàu Nantucket đang ở Thái Bình Dương; khi nghe tin chiến tranh họ liền vội quay về Nantucket và cập cảng tại đây. Người Anh bắt được 14 tàu cá Nantucket. Đội tàu Peru tuyên bố là đồng minh của người Anh cũng tấn công đội tàu Thái Bình Dương này. Khi kết thúc cuộc chiến vô nghĩa đó vào năm 1815, Nantucket đã mất một nửa số tàu...

Bếp nấu dầu cá voi trên tầu săn rong ruổi khắp các đại dương. Ảnh: Omega Plus cung cấp.
Bếp nấu dầu cá voi trên tầu săn rong ruổi khắp các đại dương. Ảnh: Omega Plus cung cấp.

ĐẮT ĐỎ SO VỚI NHỮNG LỰA CHỌN THAY THẾ

Người Nantucket đã có dịp hồi phục. “Ngay lập tức tất cả trở nên vội vàng và nhộn nhịp” - Starbuck nhận xét. “Các cầu tàu, mới đây vốn vắng vẻ, nay tràn đầy sức sống; những con tàu, mới đây còn bị bỏ bê, nay được trang hoàng; khuôn mặt của mọi người, mới đây ngập tràn bất mãn, nay rạng rỡ hi vọng”. Vào tháng 5, hai tàu đã ra khơi; vào tháng 6, bảy tàu nữa. Năm 1816, hơn 30 tàu săn cá voi một lần nữa rong ruổi ở miền Bắc và Nam Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

Năm năm sau, Nantucket sở hữu 72 tàu săn cá voi. Đội tàu này tiếp tục tăng lên trong suốt thập niên đó. Số lượng cá voi suy giảm tương ứng trên các khu vực bị săn bắt ráo riết, buộc các tàu phải ra khơi xa hơn. Vào năm 1818, tàu Globe của Nantucket đã phát hiện ra một khu vực mới ở vùng biển rộng phía tây Nam Mỹ: 5.800km kéo dài dọc theo đường xích đạo từ Peru ra trung tâm Thái Bình Dương. Vào giữa những năm 1820, hơn 50 tàu đã chen chúc săn lùng trong khu vực này vào mùa cá voi.

Kỷ nguyên săn bắt cá voi mở ra sau Cuộc chiến 1812, từ khoảng năm 1817 đến giữa những năm 1850, được gọi là thời hoàng kim của đánh bắt cá voi. Nhiều rắc rối đã bủa vây Nantucket trong những năm 1840 và 1850: Một vụ hỏa hoạn thảm khốc năm 1846 thiêu trụi khu vực ven bờ và trung tâm thị trấn; cơn sốt vàng California từ năm 1848 đến năm 1855 đã lấy đi của hòn đảo 800 thủy thủ trẻ tuổi mạnh khỏe háo hức với giấc mơ vàng. Nhiều người đã vội vàng theo đuổi cơn sốt vàng để có cơ hội miễn phí đến California. Nhiều thủy thủ đoàn đến từ các cảng cá voi Mỹ đã bỏ sang tàu khác ở Bờ Tây trong những năm đó, bao gồm cả nhiều sĩ quan.

Đến thập niên 1850, để tránh xa những thợ săn Lilliputian dai dẳng, những người thường đâm cá voi bằng lao và cắt chúng đến chết bằng những lưỡi mai sắc nhọn, đàn cá voi đã dần rút về vùng biển phía đông bắc Nhật Bản hoặc lên tận Bắc Băng Dương. Giống như nạn khan hiếm củi đốt ở nước Anh thời Elizabeth, khoảng cách gia tăng từ bãi săn đến thị trường làm đội giá chi phí, và dầu cá voi cũng trở nên đắt đỏ hơn so với các lựa chọn thay thế, hầu hết chúng ít được biết đến ngày nay. Vậy những lựa chọn thay thế này là gì? Và điều gì đã xảy ra với chúng?

Huy Minh (tổng hợp)
TIN LIÊN QUAN

Bạc Liêu: Điện năng lượng mặt trời chạy đua với thời gian

NHẬT HỒ |

Hàng loạt dự án điện mặt trời, điện lắp mái nhà được Bạc Liêu gấp rút triển khai. Theo các nhà đầu tư, thời gian phải hoàn thành các dự án là trong năm 2020 bởi qua năm sau, giá điện sẽ ưu đãi ít hơn.

Ba tỉnh ĐBSCL quyết tâm trở thành Trung tâm năng lượng Quốc gia

NHẬT HỒ |

Đó không phải là lời nói suông mà trong Nghị quyết trình Đại hội đại biểu Đảng bộ các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đều chọn phát triển năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng khí là bước đột phá để phát triển trong 5 năm tới.

Khẩn trương khai thác năng lượng từ rác: Không quyết liệt tháo gỡ vướng mắc, rác thải tiếp tục đe dọa môi trường

PHẠM ĐÔNG |

Xử lý rác thải là vấn đề nhức nhối của Hà Nội từ nhiều năm nay. Không chỉ gặp vướng mắc trong việc triển khai mô hình xử lý rác thải, nhất là rác thải sinh hoạt, các bãi chôn lấp đã kín, ô nhiễm môi trường, nhà máy quá tải. Từ câu chuyện cụ thể của Hà Nội, chuyên gia môi trường cho rằng, nếu không quyết liệt tháo gỡ vướng mắc, rác thải sẽ tiếp tục là một nguy cơ lớn đe dọa môi trường và cả sự phát triển bền vững của đô thị.

Nên đầu tư các lò đốt thu hồi năng lượng

Phạm Đông |

Sau khi người dân hai xã Hồng Kỳ và Nam Sơn (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) tái lập chốt chặn xe chở rác vào Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn từ đêm 23.10, các đơn vị chức năng của TP.Hà Nội đã khẩn cấp lên phương án lưu trữ rác tạm thời, phân luồng rác để không ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Tuy nhiên cần giải quyết dứt điểm vấn đề bãi rác Nam Sơn để không lặp lại tình trạng chặn xe chở rác.

Đánh thức nguồn năng lượng sạch

KỲ QUAN- LỤC TÙNG |

Với vị trí địa lý đặc thù, mỗi năm Đồng bằng sông Cửu Long nhận từ 2.200-2.500 giờ nắng. Đây là nguồn năng lượng vô tận để Đồng bằng sông Cửu Long khai thác điện mặt trời phục vụ nhu cầu phát triển bền vững cho hôm nay và mai sau...

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Bạc Liêu: Điện năng lượng mặt trời chạy đua với thời gian

NHẬT HỒ |

Hàng loạt dự án điện mặt trời, điện lắp mái nhà được Bạc Liêu gấp rút triển khai. Theo các nhà đầu tư, thời gian phải hoàn thành các dự án là trong năm 2020 bởi qua năm sau, giá điện sẽ ưu đãi ít hơn.

Ba tỉnh ĐBSCL quyết tâm trở thành Trung tâm năng lượng Quốc gia

NHẬT HỒ |

Đó không phải là lời nói suông mà trong Nghị quyết trình Đại hội đại biểu Đảng bộ các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đều chọn phát triển năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng khí là bước đột phá để phát triển trong 5 năm tới.

Khẩn trương khai thác năng lượng từ rác: Không quyết liệt tháo gỡ vướng mắc, rác thải tiếp tục đe dọa môi trường

PHẠM ĐÔNG |

Xử lý rác thải là vấn đề nhức nhối của Hà Nội từ nhiều năm nay. Không chỉ gặp vướng mắc trong việc triển khai mô hình xử lý rác thải, nhất là rác thải sinh hoạt, các bãi chôn lấp đã kín, ô nhiễm môi trường, nhà máy quá tải. Từ câu chuyện cụ thể của Hà Nội, chuyên gia môi trường cho rằng, nếu không quyết liệt tháo gỡ vướng mắc, rác thải sẽ tiếp tục là một nguy cơ lớn đe dọa môi trường và cả sự phát triển bền vững của đô thị.

Nên đầu tư các lò đốt thu hồi năng lượng

Phạm Đông |

Sau khi người dân hai xã Hồng Kỳ và Nam Sơn (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) tái lập chốt chặn xe chở rác vào Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn từ đêm 23.10, các đơn vị chức năng của TP.Hà Nội đã khẩn cấp lên phương án lưu trữ rác tạm thời, phân luồng rác để không ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Tuy nhiên cần giải quyết dứt điểm vấn đề bãi rác Nam Sơn để không lặp lại tình trạng chặn xe chở rác.

Đánh thức nguồn năng lượng sạch

KỲ QUAN- LỤC TÙNG |

Với vị trí địa lý đặc thù, mỗi năm Đồng bằng sông Cửu Long nhận từ 2.200-2.500 giờ nắng. Đây là nguồn năng lượng vô tận để Đồng bằng sông Cửu Long khai thác điện mặt trời phục vụ nhu cầu phát triển bền vững cho hôm nay và mai sau...