Muôn màu thời chống dịch COVID-19

hà lê |

Bác sĩ (BS) phải tự cách ly, ba cùng tại bệnh viện... thậm chí trở thành tư vấn viên, điện thoại nóng máy 24/24. Nhiều câu chuyện sinh động diễn ra suốt hơn 2 tháng dịch bệnh COVID-19 đem lại.

Khẩn trương đối phó ngay từ ngày xuất hiện dịch

ThS.BS Nguyễn Trung Cấp - Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương - là một trong những bác sĩ “đối mặt” với dịch COVID-19 từ những ngày đầu.

Ngay từ đầu năm khi Trung Quốc thông báo về một căn nguyên viêm phổi mới ở Vũ Hán, các bác sĩ nơi BS Cấp làm việc bắt đầu thành lập những nhóm theo dõi sát các thông tin về diễn biến dịch bệnh và báo cáo tại các cuộc họp giao ban hàng ngày. Sau khi đã khẳng định được dịch có nguy cơ lan rộng và lây lan sang Việt Nam, các bác sĩ tập trung vào tìm hiểu các nghiên cứu về dịch bệnh mới này của các đồng nghiệp Trung Quốc và thông tin của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Những ngày đầu năm mới, khi nhà nhà đang sum vầy bên gia đình, khai xuân với những lời chúc đầu năm thì BS Cấp đón Tết trong bệnh viện và khai bút bằng bài viết về virus SARS-CoV-2.

Cũng trong những ngày đầu năm, khi có bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2 đầu tiên nhập viện, ThS.BS Nguyễn Trung Cấp quyết định cùng đồng nghiệp tự “cách ly” tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Kim Chung (Đông Anh, Hà Nội), cùng chiến đấu vì sức khỏe người bệnh.

Bên cạnh việc điều trị cho người bệnh, bác sĩ kiêm luôn tổng đài viên. ThS.BS Nguyễn Trung Cấp kể: "Dịch COVID-19 xảy ra đúng dịp Tết. Thời điểm đó, Bộ Y tế chưa thể bố trí được đường dây nóng miễn phí nên quyết định lấy đường dây dịch vụ tư vấn của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương để làm đường dây nóng, giao cho các bác sĩ trưởng ca trực giữ để giải quyết các sự vụ nóng của vụ dịch.

Ngay sau khi Bộ Y tế công bố, đường dây nóng sôi sục đến nỗi bác sĩ trực đường dây không chịu nổi, đến 22h đêm phi xe đến bệnh viện mếu máo trao trả tôi. Tôi tiếp nhận đường dây từ 22h đêm đến 8h sáng hôm sau phải nhận rất nhiều cuộc gọi trong khi tôi vẫn phải trực và điều trị gần 200 bệnh nhân. Nhiều cuộc gọi đến giữa lúc tôi đang cấp cứu bệnh nhân. Đường dây sinh ra để giải quyết các tình huống nóng của bệnh nhân và các bệnh viện tuyến dưới nhưng điều đáng buồn là hầu hết cuộc gọi đến đều nhằm mục đích thử đường dây hoặc yêu cầu giải đáp các tò mò thắc mắc kiểu “Bệnh này là gì”, “Virus này có lây qua đường tình dục không”, thậm chí trêu chọc... Trong 1 đêm với gần trăm cuộc gọi chỉ có 3 cuộc gọi thực sự nóng xin tư vấn tình huống dịch của 2 bệnh viện tuyến dưới và của 1 khách sạn. Đến ngày làm việc đầu tiên của năm mới, chúng tôi mới được "giải phóng" khỏi các cuộc gọi đến đường dây nóng. Nhưng quá đủ thời gian để các BS của chúng tôi kiệt sức với đường dây này".

BS Thân Mạnh Hùng - Phó Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương - cũng chung hoàn cảnh. Cả tháng trời, BS Hùng xa gia đình, ba cùng tại bệnh viện. Mỗi lần gặp ai, BS Hùng đều nói: “Dịch bệnh thế này, thôi không bắt tay nhé”. Cả Tết vừa qua, BS Hùng tạt về thăm vợ con trong chốc lát rồi lại xách vali đi “chiến trường”.

May mắn, BS Hùng có ông bà hỗ trợ để yên tâm ra “tiền tuyến”. Nhiều đồng nghiệp của bác sĩ còn thương hơn. Nhiều lúc đang họp, thảo luận chuyên môn khẩn cấp, có BS nhận được tin nhắn: “Bố ơi, đường nước vỡ rồi, nước chảy nhiều lắm. Làm thế nào bây giờ ạ?”. Lại có BS ban ngày điều trị cho bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2, bận tới nỗi các con gọi đến không dám nghe, chỉ khi ông bà gọi tới vì sợ có việc gì. Mẹ chỉ được gặp con qua màn hình Zalo, Facetime. Lại có nam BS vừa cưới vợ chưa kịp hưởng tuần trăng mật thì có dịch, đành gác lại. Có nhân viên của bệnh viện sau ca trực trở về nhà bị chủ nhà trọ gây khó dễ, doạ đuổi vì sợ lây bệnh. Thậm chí, có người thuộc bệnh viện nhưng khi ra gội đầu còn không dám nói là nhân viên của bệnh viện.

Ở đây, nhân viên y tế kiếm luôn nhiệm vụ phục vụ, bê cơm đến tận phòng bệnh, thu gom quần áo của người bệnh đi giặt nhưng vẫn bị gọi vào đường dây nóng báo là “bỏ đói bệnh nhân”. Thậm chí, khi mọi người đang vui mừng thông báo: “Chúc mừng anh, kết quả xét nghiệm đã âm tính” thì BS nhận được lời nói phũ luôn vào mặt: “BS kiểu gì mà không chẩn đoán được luôn, giờ mới biết âm tính?"...

ThS.BS Trần Hải Ninh - Trưởng khoa Nội Tổng hợp, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương - ngậm ngùi kể: "Con tôi mỗi lần thấy mẹ ra cửa lại nói: “Mẹ lại đi ạ? Hôm nào mẹ về với chị em con”? Những câu hỏi như thế lặp đi lặp lại nhiều lần nhưng lần nào cũng khiến tôi thấy nhói trong tim. Những chuyến “công tác” đột xuất, không hẹn chính xác ngày về của mẹ đã trở nên quen thuộc với 2 con nhỏ của tôi".

Một ca làm việc trong thời dịch COVID-19 có 1 BS và 2 điều dưỡng, kéo dài 4 tiếng nhưng không dễ dàng gì với họ. Khoác lên mình bộ quần áo phòng hộ chuyên dụng vừa nặng vừa khó dịch chuyển, khẩu trang N95 che kín nửa khuôn mặt cùng chiếc kính phòng hộ to bản úp lấy nửa khuôn mặt còn lại, khiến mọi hoạt động của các nhân viên y tế khó khăn và thiếu linh hoạt so với bình thường. Đó cũng là khoảng thời gian họ trực tiếp chăm sóc, điều trị cho các bệnh nhân nghi ngờ nhiễm.

Kết thúc ca trực, BS Ninh trút bỏ bộ đồ bảo hộ theo đúng quy định một cách cẩn trọng. Bởi chỉ sai sót nhỏ cũng khiến virus bám trên bề mặt quần áo dính vào cơ thể. “Mặc trang phục phòng hộ trong khu vực cách ly 4 tiếng, không ăn uống không đi vệ sinh, không nghe điện thoại, rất nóng, toát mồ hôi ướt người nhưng không thể làm gì được vì đã mặc rồi không thể thay ra khi chưa hết ca làm việc. Trang phục này không có nhiều nên chúng tôi phải tiết kiệm tối đa” - BS Ninh giải thích rất cặn kẽ.

Chống dịch thời 4.0

Không thể phủ nhận đóng góp to lớn của internet trong việc giúp cập nhật, tuyên truyền kịp thời các thông tin về dịch bệnh COVID-19 đến với cộng đồng. Tuy nhiên, đa người dân vẫn còn quá dễ dãi trong việc tiếp nhận thông tin. Trong khi tin giả lại đang được kẻ xấu đăng tải tràn lan vì mục đích vụ lợi thì những tác động tiêu cực mà không gian mạng gây ra là không hề nhỏ.

BS Thân Mạnh Hùng kể, mạng xã hội phát triển khiến những thông tin thất thiệt về dịch bệnh tràn lan. “Tôi vẫn đọc tin tức trên mạng hàng ngày để nắm thông tin nhưng không khỏi bất ngờ. Có hôm tôi vừa mặc đồ bảo hộ vào khám, trò chuyện với bệnh nhân dương tính với virus SARS-CoV-2 xong, ra khỏi buồng cách ly đã thấy có người nhắn tin rất gay gắt: "Bệnh nhân tử vong rồi à? Mạng đồn ầm lên rồi. Chữa kiểu gì đấy”. Lúc đó, tôi và các đồng nghiệp buồn lắm. Giữa lúc dịch bệnh, nhiều người thừa cơ bóp méo sự thật để phục vụ mục đích cá nhân. Lại có kẻ lợi dụng tình hình dịch bệnh nhảy vào phá đám, đe doạ, thậm chí đòi xử các BS.

Còn BS Nguyễn Trung Cấp ngán ngẩm với hàng loạt các mẹo phòng chống dịch bệnh phản khoa học mà mình đã đọc thấy trên mạng xã hội: “Tôi cảm tưởng đặc tính chung của nhiều người Việt là lúc nào cũng luôn luôn hy vọng có một phép màu, rằng có một cái gì đó rất đơn giản, rất thần diệu mà thế giới không hề nghĩ ra, trong khi mình lại tài năng đến mức độ có thể nghĩ ra được”.

Nhiều lúc quá mệt mỏi với các câu hỏi vu vơ, ThS.BS Nguyễn Trung Cấp phải viết lên trang cá nhân của mình: “Ngày hôm nay, tôi nhận được khoảng 30 cuộc gọi tò mò về tình trạng bệnh của 1 bệnh nhân. Điều 9 trong 10 lời thề Hypocrates: "Vào nhà ai, mắt tôi không tò mò soi mói, miệng tôi không tiết lộ những điều thầm kín người bệnh trao phó cho tôi". Khoản 2, điều 3 Luật Khám chữa bệnh quy định: “Tôn trọng quyền của người bệnh; giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 8, khoản 1 Điều 11 và khoản 4 Điều 59 của Luật này”. Bởi vậy, nếu người bệnh không ủy quyền, tôi sẽ không trả lời câu hỏi về tình trạng bệnh tật của bệnh nhân tôi đang điều trị. Xin các bạn thông cảm và tạo điều kiện cho tôi làm việc”.

Thời buổi mà người người, nhà nhà đều có thể đăng tải thông tin trên mạng, bên cạnh những thông tin chính thống tại các trang báo uy tín, các nguồn của Bộ Y tế, WHO... thì vẫn có đầy rẫy những thông tin bóp méo sự thật hay chưa kiểm chứng đã được chia sẻ. Không biết bao câu chuyện cười ra nước mắt từ thông tin lan truyền trên mạng.

hà lê
TIN LIÊN QUAN

Diễn biến mới từ điểm nóng COVID-19 lớn thứ 2 ở Châu Âu

Thanh Hà |

Tây Ban Nha xác nhận thêm 1.500 ca mới nhiễm virus SARS-CoV-2 từ ngày 13.3 tới ngày 14.3, nâng tổng số ca mắc COVID-19 ở nước này lên 5.753 ca, cao thứ 2 ở Châu Âu sau Italia.

Dịch COVID-19 khiến bóng đá Châu Âu lao đao

Thắng Cường |

Dịch COVID-19 đã và đang ảnh hưởng sâu hơn đến các hoạt động bóng đá trên thế giới, đặc biệt là ở Châu Âu, khi hàng loạt trận đấu phải diễn ra trong sân không khán giả, thậm chí các giải đấu phải tạm hoãn.

Còn quá sớm để ước tính mức độ tồi tệ của COVID-19

Bs Bình Nguyên |

Đó là lời của GS John Ioannidis, chuyên ngành nghiên cứu Y khoa và ngăn chặn dịch bệnh, Đại học Stanford, Mỹ.

Nghệ An: Vì sao thu ngân sách hơn 20 nghìn tỉ nhưng không đủ chi?

QUANG ĐẠI |

Tính đến hết năm 2022, thu ngân sách của tỉnh Nghệ An đạt 21.152 tỉ đồng, tăng 40,9% so với dự toán HĐND tỉnh giao.

Hà Nội: Cận Tết, giá pháo hoa Z121 vẫn ở mức cao

HỮU CHÁNH |

Càng cận Tết Nguyên đán 2023, nhiều dân buôn tích trữ pháo hoa Z121 ồ ạt xả hàng với mức giá rẻ hơn so với tháng trước. Còn pháo hoa ở một số đại lý của Nhà máy Z121 vẫn được bán ở mức giá cao so với niêm yết.

Ông Putin ký luật về cổ đông của các nước "không thân thiện"

Khánh Minh |

Các công ty liên doanh Nga có quyền ra quyết định mà không cần lá phiếu của cổ đông các nước "không thân thiện" - theo sắc lệnh mới của Tổng thống Vladimir Putin.

Sau 772 ngày, Messi và Ronaldo sẽ gặp nhau?

Văn An |

Trong chương cuối sự nghiệp, Messi và Ronaldo sẽ có cơ hội gặp nhau… 

Vợ chồng trẻ đau đầu chuyện biếu Tết nội, ngoại

Phương Trang |

Biếu quà Tết nhà nội, nhà ngoại bao nhiêu là đủ, biếu quà làm sao để không làm mất lòng ai,... luôn là nỗi niềm đau đáu của các gia đình mỗi dịp Tết đến, Xuân về.

Diễn biến mới từ điểm nóng COVID-19 lớn thứ 2 ở Châu Âu

Thanh Hà |

Tây Ban Nha xác nhận thêm 1.500 ca mới nhiễm virus SARS-CoV-2 từ ngày 13.3 tới ngày 14.3, nâng tổng số ca mắc COVID-19 ở nước này lên 5.753 ca, cao thứ 2 ở Châu Âu sau Italia.

Dịch COVID-19 khiến bóng đá Châu Âu lao đao

Thắng Cường |

Dịch COVID-19 đã và đang ảnh hưởng sâu hơn đến các hoạt động bóng đá trên thế giới, đặc biệt là ở Châu Âu, khi hàng loạt trận đấu phải diễn ra trong sân không khán giả, thậm chí các giải đấu phải tạm hoãn.

Còn quá sớm để ước tính mức độ tồi tệ của COVID-19

Bs Bình Nguyên |

Đó là lời của GS John Ioannidis, chuyên ngành nghiên cứu Y khoa và ngăn chặn dịch bệnh, Đại học Stanford, Mỹ.