Một vùng thơ ấu

VI THUỲ LINH |

Tháng 11 khi đã sang Đông, gần đến ngày Nhà giáo Việt Nam, chưa khi nào tôi nhớ thời đi học, nhớ bạn nhớ Thầy Cô nhiều đến thế. Nhớ cho cả phần con gái tôi, khi con khóc vì quá mong mỏi được đến trường.

Số phận cho mẹ con tôi được học cùng trường Tiểu học Dịch Vọng B, có thể tạm coi là "đồng môn", dù sát nghĩa thì phải học cùng Thầy. Nhưng có Cô giáo nào thời ấy còn đi dạy, khi con vào lớp 1 sau mẹ 35 mùa Thu?

1. Thế hệ tôi, chuyện mặc quần áo cũ, sửa từ đồ người lớn là bình thường, như học bộ sách cũ có lưu chiểu 5 năm vẫn "ngon guồng" vì cả nước chỉ có 1 NXB Giáo dục. Và vào lớp 1 mới bắt đầu cầm bút, cô nắn tay từng đứa tận tình. Cáu lên Cô vụt thước kẻ vào lòng tay, mu bàn tay, các khớp ngón... rất đau mà còn "thách": Cứ về mách bố mẹ! Việc vụt tay này kéo lên tận lớp 6. Ngày ấy, kém hay hư chịu ăn thước, úp mặt vào tường, đứng cuối lớp là bình thường. Không phụ huynh nào kiện, không Cô Thầy nào bị định chế khung phạt, nhưng trò chăm, lành hơn. Giờ trẻ con khôn hơn, đầy đủ hơn, tiếp xúc thiết bị công nghệ sớm, song học vất vả hơn, tuổi thơ kém sinh động, phong phú. Thường lớp chỉ 40 học sinh. Khi tôi lên lớp 6, học lớp 6G đã là lớp chót, khối chỉ 6 lớp là nhiều nhất. Nay Dịch Vọng B khối 1 tới 9 lớp, mà sĩ số luôn trên 53.

Trường Tiểu học Dịch Vọng B khang trang xây lên hơn 20 năm nay. Vốn là Trường Cấp 1 Dịch Vọng, năm 1974 tách ra thành Dịch Vọng A và B,  theo địa bàn cư trú mà phân bố học sinh. Tiểu học Dịch Vọng B nổi bật với  nề nếp  dạy - học tốt, hoạt động toàn diện, học sinh và giáo viên đoạt nhiều giải của Thủ đô và Quốc gia. Trường thường xuyên được lên  truyền hình như một điển hình tiêu biểu của giáo dục Hà Nội. Chương trình dạy học cho học sinh trên VTV7 có giáo viên của trường.

Tôi không biết Cô Chinh hiệu trưởng hồi ấy, nay sống ở đâu. Chỉ thỉnh thoảng gặp một, hai Cô giáo cũ cấp 1. Các Thầy Cô cấp hai về hưu gần hết. Còn Cô dạy nhạc, vì ngày ấy cô mới ra trường. Xưa tôi đi học chỉ toàn Cô. Nay tiểu học của con có Thầy Nguyễn Quyết Tổng phụ trách Đội TNTP, Thầy Phạm Phúc dạy Thể dục; học sinh lớp 1 đã được học Mĩ thuật, Âm nhạc, học Anh ngữ với giáo viên nước ngoài; lên lớp 3 được học Tin học với Thầy Lê Ánh. Các Cô giáo bây giờ mặc, trang điểm đẹp hơn, xe máy đẹp, một số cô lái ôtô. Các Cô giáo trên dưới 30 năm trước giản dị, xe đạp và đa số gày như số đông nhân dân. Xưng hô thời ấy: Mẫu giáo - Cháu thưa Cô. Đi học - Em thưa Cô/ Thầy. Nhiều lúc thấy xưng "Em" không ổn, dấu vết XHCN thời kì đầu từ thuở chiến tranh, những lớp học xóa mù chữ, bổ túc trò già hơn Thầy thì không sao. Chứ đáng tuổi con cháu mag cứ "Em" thì tính chất Tôn Sư có phần bất kính. Giờ thì từ mầm non đến tiểu học, Cô trò đều "Cô - Con" gần gũi, tình cảm hơn.

Số phận cho tôi may mắn học gần nhà, bán kính trên 2km là xa nhất - khi học cấp 3 Yên Hòa. Còn cấp 1, 2 Dịch Vọng đi bộ 9 năm. Đại học thì Học viện Báo chí - Tuyên truyền cách nhà chưa đầy 1km. Sự gần ấy không chỉ do tình cờ theo... hộ khẩu. Mà do quan điểm học gần tiện mọi bề, bảo đảm sức khỏe và tránh hiểm họa giao thông. Tôi yêu tuổi thơ tuy thiếu thốn mà đầy mơ mộng, yêu trường Dịch Vọng B nên quyết cho lịch sử cuộc đời tiếp nối, khi xin học cho con tại đây.

2. Cô giáo cũ 35 năm trước của tôi, tên Thu Hằng, nghĩa là Trăng Thu - trăng sáng và đẹp nhất năm. Một định mệnh khi Cô là nguồn sáng của chồng. Chú Kết chồng cô mắt cận nặng, nên chậm chạp. Cô lam lũ lo toan gia đình với 2 con nhỏ. Thỉnh thoảng, Cô đi chợ trong Khu nhà tôi, đôi lần có chồng vịn vai. Chú Kết về già mù hẳn. Con gái tôi học Cô chủ nhiệm đầu đời là Cô Quỳnh Anh, Cô giáo cứng nghề nhất khối 1, mắt cận và da trắng muốt. Cô ở làng Đông Ngạc, tự lái ôtô đi làm. Con vào lớp 1 bằng khai giảng rút gọn và nghỉ Tết kéo dài. Nghỉ lễ 30.4 ngờ đâu là mốc chia tay năm học đầu đời không trọn vẹn. Không được học đủ, không thi Học kì 2 mà bù vào tháng 8. Con gái tôi lên lớp 2 không có khai giảng truyền thống, vẫn được an ủi hơn các em lớp 1 liên khóa này. Cô hiệu phó Nguyễn Thị Đào, 30 năm trong nghề Sư phạm, chia sẻ: "Những lo toan, vất vả, thách thức chưa từng có tiền lệ". Không được tưng bừng ngày hội tựu trường, các Cô vẫn mặc áo dài, trò đồng phục chỉnh tề chào cờ qua màn ảnh tivi trực tiếp Đài Truyền hình Hà Nội. Con gái tôi hát Quốc ca có em trai 4 tuổi phụ họa. Cô chủ nhiệm lớp 2 của con cũng tên Anh - Kim Anh. Anh là trí tuệ, là ánh sáng. Ngày ngày các con được nhận ánh sáng kiến thức từ Cô, qua điện thoại, máy tính học trực tuyến. 2 tháng rưỡi mà Cô trò chưa gặp mặt nhau. 7 tháng nghỉ học chưa được đến trường, chưa biết ngày nào gặp lại. Cô Thầy, các bạn, con nhiều lần khóc.

Nhớ quá, hồi con lớp 1, tuần 5 ngày được đưa - đón con đi học. Thực đơn niêm yết công khai trên bảng tin gần cổng chính. Dịch Vọng B đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất: Lớp học có điều hòa, sân bóng đá, sân chơi, sân trường có khu vực cho bóng chuyền, đá cầu, bóng rổ, bể bơi, vườn rau của Cô trò chăm bón. Ba Cô trong Ban giám hiệu đều họ Nguyễn. Hai Cô Hiệu phó: Cô Nguyễn Thị Đào nghiên cứu lựa chọn thiết kế thực đơn từng tuần cho hơn 2.500 học sinh; Cô Nguyễn Huyền Châu quản lý việc học, kí trên giấy khen cho học trò. Cô Nguyễn Thanh Huyền hơn 30 năm kinh nghiệm dạy và quản lý trên địa bàn quận Cầu Giấy, về nhậm chức tại đây đầu năm 2021, năm đầu ở ngôi trường lâu năm và có tiếng nhất quận lại là năm bão táp nhất của chính Cô và các đồng nghiệp khi đối diện và vượt qua mọi trở ngại để tiến hành dạy và học. Hàng ngày, BGH vẫn theo sát các lớp, trao đổi thường xuyên với các giáo viên. Thương các con, các Cô cố gắng tối đa, dù không thể như khi đi học, triển khai các hoạt động. Vẽ tranh chủ đề phòng chống COVID. Làm clip phát trực tiếp đúng tối Trung thu, Trường công phu dựng kịch, hoạt cảnh, có Chị Hằng, Chú Cuội. Khi xem đoạn Cô Thanh Huyền tâm tình với các học trò, nhìn Cô đứng một mình trên sân cỏ lặng như tờ, tôi rơi nước mắt. Con tôi và triệu cháu nhỏ năm 2021 đã không có Trung thu phá cỗ rước đèn. Bao giờ thì áo trắng quần xanh, áo cam đồng phục tíu tíu đông vui?

Vào sáng thứ Bảy, 18.10.2021, con tôi - trong 11 học sinh hoàn cảnh khó khăn - đã được cả BGH, Thầy Tổng Phụ trách Đội và lãnh đạo Ban Phụ huynh Trường quan tâm, con được nhận quà lúc Hà Nội cách ly xã hội 2 tháng, vô cùng ý nghĩa. Tôi không sĩ diện giấu che, vì tôi trọng ân tình khi gian khó. Tiểu học Dịch Vọng B còn nổi tiếng vì nhân văn khi nhận học sinh tự kỉ ở cả 5 khối lớp và mọi học sinh khó khăn đều được các Cô giáo chủ nhiệm, BGH, Ban PHHS lớp và trường quan tâm sâu sát. Cơm áo không đùa với khách thơ, con tôi biết mẹ là nhà thơ không giàu, bộn bề lo âu vất vả. Con nhận quà Trung thu là 10 kg gạo, hộp bánh, 5 bộ đồng phục và 2 triệu đồng (Trường cho 1 triệu, 2 bác lãnh đạo Ban Phụ huynh cho 1 triệu). Trước ống kính máy ảnh, trước các bạn và người nhà các bạn đi lĩnh quà, con cười vui mà lòng tôi đau nhói. Đau vì con thiệt thòi vật chất, tinh thần; ấm áp vì tình người. Chiều 29.10, con tôi còn được nhận máy tính bảng Samsung trong chương trình "Máy tính cho em" để con có phương tiện học tập.

3. Với mọi xã hội, mọi thời đại, có hai nghề luôn được tôn kính: Thầy giáo và Thầy thuốc. Năm nay, ngày Nhà giáo Việt Nam có lẽ còn đặc biệt hơn cả những năm thời chiến. Vì trò không được hân hoan tỏ lòng yêu mến chúc mừng các Cô Thầy, cha mẹ học sinh cũng không được tỏ lòng biết ơn trực tiếp. Ngày tôn vinh nghề trồng người cao quý mà Trường của con tôi chỉ có mít tinh online như bao ngôi trường khác chưa được hoạt động dạy - học tại trường. Thương nhớ các Cô và xót xa cho các trò. Vì cuộc chiến 2 năm với loại virus quái đản chưa từng có.

Tôi vẫn bắc "cầu Kiều" giản dị và kì diệu cho con, trên cung đường quen mỗi ngày, dù qua trường của con vắng lặng, con và mẹ vẫn đi chậm, hướng vào. Có lúc con xin phép bác bảo vệ cho vào sân chơi, vào lớp học cũ ở tầng 1, hai mẹ con rưng rưng. Hoa vẫn nở rợp khuôn viên Dịch Vọng B. Xoài trĩu quả khắp các sân, quả chín vàng rụng, vắng tay người hái.

Tôi vẫn trở lại được tuổi thơ khi dạy con học, gặp lại những bài học cũ. Tiểu học Dịch Vọng B và không gian quanh nơi ở của chúng tôi là bối cảnh miền thơ ấu. Tôi vẫn nuôi cho các con niềm tin vào truyện cổ tích vì thực lòng tôi tin có phép nhiệm màu, có nhân quả từ nếp sống chân lương. Không có Ông Bụt, Bà Tiên, chỉ có các Cô giáo như thêm cho con những người mẹ có trái tim tuyệt vời đập nhịp hiến dâng từ lý tưởng Sư phạm - nhất là cấp học đầu tiên - ga khởi đầu của hành trình làm người có ích.

VI THUỲ LINH
TIN LIÊN QUAN

Tuyên dương các điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2021

Hải Anh |

Hà Nội - Nhân kỷ niệm 39 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11, Liên đoàn Lao động huyện Thường Tín phối hợp Phòng Giáo dục và Đào tạo tuyên dương khen thưởng các điển hình tiên tiến, Nhà giáo tiêu biểu năm 2021 theo hình thức trực tuyến.

Top 3 bộ phim Việt kinh điển tôn vinh nghề Nhà giáo Việt Nam

Tuấn Đạt |

3 bộ phim dưới đây là những tác phẩm tôn vinh nghề trồng Người cao quý thông qua hình ảnh, cuộc đời của những thầy, cô giáo tận tụy.

"Món quà lớn nhất Ngày Nhà giáo Việt Nam là nhìn các em đến trường bình an"

Thiều Trang |

Với nhiều giáo viên, mong mỏi lớn nhất trong Ngày Nhà giáo Việt Nam năm nay là nhìn thấy học sinh đến trường bình an với gương mặt rạng rỡ.

Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11: Dịch yên, thầy - trò sẽ trở lại mái trường

TƯỜNG VÂN - HUYÊN NGUYỄN |

Trong bối cảnh cả nước căng mình chống dịch COVID-19, học sinh tạm dừng đến trường, việc kỷ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam (20.11) năm nay diễn ra theo hình thức vô cùng đặc biệt: Trực tuyến. Dù không có hoa tươi, không gặp gỡ trực tiếp, nhưng việc tri ân vẫn đậm nghĩa thầy trò. Trong bối cảnh chung, ưu tiên đẩy lùi dịch bệnh vẫn phải đặt lên trên hết. Khi dịch yên, thầy trò sẽ có ngày trở lại với mái trường.

Bộ sưu tập gốm Nam Bộ xưa của nhà giáo trên đất lúa

Lục Tùng |

AN GIANG - Không sở hữu nhiều về số lượng, nhà giáo ở vùng đất lúa tỉnh An Giang có bộ sưu tập gốm Nam Bộ xưa đáng để nhiều người ngưỡng mộ.

Tạm giữ 2 nghi can liên quan vụ 4 tiếp viên hàng không xách hơn 11 kg ma túy

Anh Tú - Huân Cao |

TPHCM - Ngày  23.3, theo một nguồn tin xác nhận, hiện phía Công an TP Hồ Chí Minh đang tạm giữ 2 nghi can liên quan đến việc 4 nữ tiếp viên mang 11,28 kg ma túy từ Pháp về sân bay Tân Sơn Nhất hôm 16.3.

Năng lực an ninh mạng của Việt Nam cải thiện đáng kể trong 5 năm qua

NGUYỄN ĐĂNG |

Báo cáo mới nhất từ ​​công ty an ninh mạng toàn cầu cho thấy những chuyển biến tích cực trong tình hình an ninh mạng của Việt Nam, khi các mối đe dọa trực tuyến lẫn ngoại tuyến đều giảm mạnh.

Có nên lấy thời gian bảo hành để tính chu kỳ đăng kiểm?

Anh Tuấn |

Nhiều người đặt câu hỏi ôtô mới mua được bảo dưỡng tốt, bảo hành những 5 năm, vì sao không lấy thời gian bảo hành quy đổi thành quãng thời gian tính chu kỳ đăng kiểm lần đầu? Chuyên gia đã có giải đáp về vấn đề này.

Tuyên dương các điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2021

Hải Anh |

Hà Nội - Nhân kỷ niệm 39 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11, Liên đoàn Lao động huyện Thường Tín phối hợp Phòng Giáo dục và Đào tạo tuyên dương khen thưởng các điển hình tiên tiến, Nhà giáo tiêu biểu năm 2021 theo hình thức trực tuyến.

Top 3 bộ phim Việt kinh điển tôn vinh nghề Nhà giáo Việt Nam

Tuấn Đạt |

3 bộ phim dưới đây là những tác phẩm tôn vinh nghề trồng Người cao quý thông qua hình ảnh, cuộc đời của những thầy, cô giáo tận tụy.

"Món quà lớn nhất Ngày Nhà giáo Việt Nam là nhìn các em đến trường bình an"

Thiều Trang |

Với nhiều giáo viên, mong mỏi lớn nhất trong Ngày Nhà giáo Việt Nam năm nay là nhìn thấy học sinh đến trường bình an với gương mặt rạng rỡ.

Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11: Dịch yên, thầy - trò sẽ trở lại mái trường

TƯỜNG VÂN - HUYÊN NGUYỄN |

Trong bối cảnh cả nước căng mình chống dịch COVID-19, học sinh tạm dừng đến trường, việc kỷ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam (20.11) năm nay diễn ra theo hình thức vô cùng đặc biệt: Trực tuyến. Dù không có hoa tươi, không gặp gỡ trực tiếp, nhưng việc tri ân vẫn đậm nghĩa thầy trò. Trong bối cảnh chung, ưu tiên đẩy lùi dịch bệnh vẫn phải đặt lên trên hết. Khi dịch yên, thầy trò sẽ có ngày trở lại với mái trường.

Bộ sưu tập gốm Nam Bộ xưa của nhà giáo trên đất lúa

Lục Tùng |

AN GIANG - Không sở hữu nhiều về số lượng, nhà giáo ở vùng đất lúa tỉnh An Giang có bộ sưu tập gốm Nam Bộ xưa đáng để nhiều người ngưỡng mộ.