Mất 50.000 USD chỉ để học trực tuyến, liệu có đáng?

Gia Minh |

Chi phí cho một năm học tại trường Đại học Harvard ít nhất là 50.000 USD (gần 1,2 tỉ đồng). Song do đại dịch COVID-19 vẫn đang hoành hành tại Mỹ, nên dự kiến niên học 2020-2021 sẽ chỉ học trực tuyến (online). Dư luận có nhiều ý kiến khác nhau quanh mức phí "khủng" mà chỉ học hoàn toàn online này.

Những khác biệt so với năm học trước

Lucy Tu đang quen dần với việc học trực tuyến và các sự kiện ảo. Lucy kết thúc năm cuối cấp trung học phổ thông cũng như hoàn thành công việc biên tập viên cho tờ báo của trường qua hình thức nhóm chat và gọi video, tham dự một cuộc thi cấp quốc gia với hình thức gửi video và thậm chí có một bữa tiệc tốt nghiệp nhỏ trên phần mềm họp trực tuyến zoom. Và Lucy đã hoàn tất mọi việc.

Khi chuẩn bị bắt đầu cho năm thứ nhất tại Đại học Harvard vào mùa thu này, Lucy thực sự ước mình có thể tham dự các lớp học bình thường với những bạn đồng trang lứa như bao kỳ học nào khác thông thường trước đây.

"Tôi đã bỏ lỡ trong suốt năm cuối cấp của mình. Tôi biết mình đã mất mát điều gì khi không gặp gỡ trực tiếp. Tôi không thể tưởng tượng được việc nói xin chào với tất cả những người mà tôi muốn biết rõ hơn thay vì chỉ nhìn thấy họ trên màn hình" - Lucy nói.

Hồi đầu tháng này, trường Đại học Harvard công bố rằng, trường có kế hoạch tiếp tục việc học vào mùa thu hoàn toàn bằng hình thức trực tuyến (online). Harvard dự kiến sẽ luân chuyển sinh viên đại học nội và ngoại trú với số lượng nhỏ hơn, trong đó sinh viên năm nhất được đón tiếp vào mùa thu, còn sinh viên các năm lớn hơn vào mùa xuân, thì đồng nghĩa với việc nhiều sinh viên sẽ không được ở trong ký túc của trường nữa.

Lucy đã chuẩn bị tinh thần về việc sẽ có những khác biệt như vậy vào mùa thu này do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Song điều khiến Lucy ngạc nhiên là mức học phí 49.653 USD (không bao gồm chi phí sinh hoạt chung) cho năm học sắp tới. Đối với một tân sinh viên như Lucy, các kế hoạch của trường Harvard đưa ra 3 lựa chọn không lý tưởng: 1. Đóng tới 63.000 USD để sống tại ký túc của trường trong một học kỳ, hạn chế tiếp xúc với bạn cùng lớp và tham gia các lớp học trực tuyến. 2. Chỉ đóng 54.000 USD học phí cho việc tham gia các lớp học từ xa (tại nhà của Lucy ở tiểu bang Omaha, Nebraska, Mỹ). 3. Hoặc tạm bảo lưu 1 năm do việc hạn chế đi lại quốc tế và nội địa do dịch bệnh.

"Tôi đang vô cùng thất vọng và cố giữ tinh thần lạc quan. Nhưng khi chúng tôi quyết định sẽ đóng học phí đầy đủ, tôi mong sẽ nhận được toàn bộ tiện ích trong khuôn viên trường cùng với bạn bè. Các lớp học là một phần nhỏ trong số chi phí mà bạn phải bỏ ra" - Lucy chia sẻ.

Lựa chọn nào?

Những sinh viên vốn đã khó khăn trong việc chọn trường và mức học phí, thì giờ phải đối mặt với những lựa chọn thậm chí còn phức tạp và khó hiểu hơn: Họ nên tham gia vào lớp học online nào khi ở tại trường hay tại nhà? Chi phí đáng được tính ngay từ bây giờ chưa?

Đối với Lucy - người không có sự hỗ trợ tài chính nào cả mà chi phí học hành là từ học bổng, các khoản vay và bố mẹ cùng chi trả - thì nó đang đè nặng lên cô tân sinh viên rất nhiều. "Dù cha mẹ tôi chỉ chi trả một phần trong tổng số tiền, song câu hỏi là: Liệu nó có đáng không?" - Lucy nói.

Mẹ của Lucy - Libin Pan - mong muốn cắt giảm chi phí sinh hoạt chung và trông chờ việc con mình sẽ tham gia học các lớp học từ nhà trong năm học này. Mặc dù gia đình khá giả đủ để hỗ trợ Lucy học hành, song cũng chẳng quá xông xênh khi cả anh trai cô cũng đang học đại học. Ngoài ra, bà Pan - một kỹ sư máy tính - hiện bị giảm thu nhập do ảnh hưởng của COVID-19.

Ethan Shaotran.
Ethan Shaotran.

"Trong thời điểm khó khăn này, tôi thấy trường nên giảm một số chi phí để giảm gánh nặng cho phụ huynh. Đó là lý do vì sao chúng tôi muốn Lucy học tại nhà. Ít nhất chúng tôi không phải chi trả tiền ở nội trú" - bà Pan cho biết.

Song đối với Lucy, việc học ở nhà không hấp dẫn. "Nếu tôi trì hoãn 1 năm, tôi sẽ có cơ hội học năm thứ nhất như bình thường. Còn nếu đến trường vào mùa thu này, ít nhất tôi cũng được "nếm trải hương vị" sinh viên năm nhất chứ. Do đó, nếu học từ nhà, tôi sẽ từ bỏ tất cả. Bởi tôi không biết liệu rằng mình có duy trì động lực, hứng thú đủ để tiếp tục học hay không" - Lucy giãi bày.

Nhiều nghi ngại và thay đổi quyết định

Mark Kantrowitz - một chuyên gia hỗ trợ tài chính và cho sinh viên vay cũng là chủ trang Savingforcolribution.com - cho rằng, các gia đình và sinh viên sẽ cảm thấy nặng nề khi phải trả tiền đầy đủ cho các lớp học online. "Đó là nỗi lo về sức khỏe và sự an toàn của con bạn so với sự trì hoãn việc học trong một năm (gap year). Các gia đình phải quyết định xem chi phí đó có xứng đáng hay không?" - ông Kantrowitz cho hay.

Một số trường có điều chỉnh một chút, giảm nhẹ chi phí trong nhiều trường hợp. Ví dụ, Đại học Princeton công bố sẽ giảm 10% học phí của năm học này. Trường Đại học MIT tuyên bố không tăng học phí trong năm nay, giảm chi phí ăn uống và trợ cấp một lần cho sinh viên đại học. Trong khi đó, Đại học Harvard vẫn giữ nguyên mọi thứ, dù sẽ cung cấp khoản trợ cấp 5.000 USD cho mỗi sinh viên được nhận trợ cấp mà không sống trong ký túc xá để bù đắp cho chi phí duy trì môi trường học tập tại nhà.

Dẫu vậy, ngay cả khi không có những thay đổi do dịch COVID-19 tác động, thì các trường đại học vẫn phải đối mặt với vấn đề học phí vốn được coi là nhạy cảm, theo ông Kantrowitz. "Bạn có thể được học hành tốt tại một trường công lập mà học phí chỉ bằng 1/4 so với trường tư. Nhưng nhiều người vẫn nhận thức được rằng, việc theo học một trong các trường danh giá nhất nước Mỹ hay một học viện ưu tú sẽ mang lại giá trị gia tăng" - ông Kantrowitz cho hay.

Song nhiều sinh viên dường như bắt đầu trở nên hoài nghi. Trong số sinh viên chuẩn bị bước chân vào cánh cổng đại học, 21% đã thay đổi lựa chọn trường ưu tiên của mình vào mùa xuân này mà những lý do được đưa ra là vì chi phí và địa điểm, theo kết quả cuộc thăm dò mà McKinsey thực hiện đối với các học sinh trung học vào tháng 5 vừa qua. Xem xét khả năng tham dự các lớp học từ xa vào mùa thu này, chỉ 23% sinh viên tin rằng họ vẫn có thể được học tập một cách tốt nhất theo cách đó. Chỉ 19% tự tin mình có thể xây dựng các mối quan hệ khi học tập từ xa, báo cáo cho biết.

Cũng theo báo cáo của McKinsey, trong số gần một nửa sinh viên dự định thay đổi kế hoạch học đại học vì dịch COVID-19, 15% trong số đó cho hay họ có khả năng trì hoãn ít nhất một học kỳ. Ông Kantrowitz cho rằng, mặc dù việc bảo lưu 1 năm có thể là một lựa chọn hấp dẫn, song nó có thể là một rủi ro vì khả năng bất lợi cho việc nhận hỗ trợ tài chính.

Nếu bảo lưu việc học một năm và tham gia các lớp học tại một trường cao đẳng cộng đồng hay gần nhà hơn, bạn sẽ được vào trường với tư cách sinh viên chuyển trường. "Hỗ trợ tài chính đối với sinh viên chuyển trường ít hơn hàng nghìn USD so với tân sinh viên mới nhập học" - ông Kantrowitz nói.

Còn quyết định về việc có nên vào trường không hay ở nhà không phải là lựa chọn khó khăn đối với Anicia Miller - người đang hướng tới việc học kỹ thuật y sinh hoặc hóa sinh của trường Harvard từ xa (từ văn phòng hay nhà ở Chicago). Cô chỉ nhìn vào những rủi ro về sức khỏe, những rắc rối về hậu cần và những chi phí không cần thiết khi theo học tại trường.

"Tôi đã thất vọng vì không thể bắt đầu năm thứ nhất ở đó và gặp gỡ mọi người cũng như tham gia các câu lạc bộ. Song chúng ta đều đang trong đại dịch. Tôi không nhìn vào các rủi ro về sức khỏe đối với bản thân và gia đình. Tôi thấy rằng, không cần thiết phải gánh chịu chi phí sinh hoạt chung khi đến trường và phải chi trả tiền phí sinh hoạt chung mà chỉ để tham gia các lớp học trực tuyến" - Miller nói.

Tìm cách trải nghiệm gap year

Ethan Shaotran thì lại biết ơn trường Harvard vì đã cho sinh viên cơ hội gap year trong mùa thu này. Thay vì học trực tuyến, Shaotran (sống ở thành phố Palo Alto, bang California, Mỹ) dự định đi thực tập tại một công ty công nghệ và có thể sẽ viết một cuốn sách thứ ba về khoa học máy tính. Anh hy vọng rằng cùng với một số sinh viên cũng trì hoãn việc học khác, họ có thể học tập, làm việc và giao tiếp với nhau trong năm học tới. "Gap year tuyệt vời cho sự phát triển cá nhân để khám phá những gì tôi quan tâm. Tôi lạc quan tin rằng vào mùa thu năm 2021, mọi thứ có thể sẽ khác đi" - Shaotran nói.

Nhưng Anya Henry - người được nhận học bổng toàn phần của trường Đại học Harvard - dự tính vẫn vào trường ở vì không muốn mạo hiểm mất đi khoản hỗ trợ tài chính này. Cô dự định theo học ngành về chính phủ, kinh tế hoặc lịch sử người Mỹ gốc Phi vào mùa thu này. Vào mùa xuân, cô sẽ cùng với một nhóm sinh viên năm thứ nhất khác của trường Harvard học từ xa để vẫn có thể vác balo lên và đi vòng quanh Mỹ, thăm thú các công viên quốc gia. "Bằng cách đó, tôi có được trải nghiệm gap year trong khi vẫn học tập" - cô cho biết.

Gia Minh
TIN LIÊN QUAN

Vụ bỏ tù học sinh không hoàn thành kì học trực tuyến: Biểu tình rầm rộ ở Mỹ

Phương Linh |

Biểu tình rầm rộ đã nổ ra ở thành phố Detroit, Michigan hôm 16.7 để phản đối việc bắt giữ một học sinh không hoàn thành việc học từ xa trong học kỳ vừa qua.

Buộc sinh viên quốc tế về nước nếu học online: Bộ Ngoại giao Mỹ lên tiếng

Thanh Hà |

Bộ Ngoại giao Mỹ nêu trong thông cáo đăng ngày 7.7 rằng, sinh viên quốc tế được hoan nghênh ở Mỹ.

Sinh viên quốc tế rời Mỹ nếu học trực tuyến: Tổn thất lớn không ngờ

Thanh Hà |

Các trường đại học ở Mỹ dự kiến sẽ có tỉ lệ tuyển sinh quốc tế giảm mạnh vào mùa thu năm nay và điều này có thể ảnh hưởng lớn tới doanh thu cả các trường sau quyết định của liên bang với du học sinh quốc tế ngày 6.7, theo AP.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Vụ bỏ tù học sinh không hoàn thành kì học trực tuyến: Biểu tình rầm rộ ở Mỹ

Phương Linh |

Biểu tình rầm rộ đã nổ ra ở thành phố Detroit, Michigan hôm 16.7 để phản đối việc bắt giữ một học sinh không hoàn thành việc học từ xa trong học kỳ vừa qua.

Buộc sinh viên quốc tế về nước nếu học online: Bộ Ngoại giao Mỹ lên tiếng

Thanh Hà |

Bộ Ngoại giao Mỹ nêu trong thông cáo đăng ngày 7.7 rằng, sinh viên quốc tế được hoan nghênh ở Mỹ.

Sinh viên quốc tế rời Mỹ nếu học trực tuyến: Tổn thất lớn không ngờ

Thanh Hà |

Các trường đại học ở Mỹ dự kiến sẽ có tỉ lệ tuyển sinh quốc tế giảm mạnh vào mùa thu năm nay và điều này có thể ảnh hưởng lớn tới doanh thu cả các trường sau quyết định của liên bang với du học sinh quốc tế ngày 6.7, theo AP.