Mạn đàm về tích đức, phúc phận, việc thiện, việc lành

Cố Giáo Sư Vũ Ngọc Khánh |

Có hai vấn đề liên quan đến cái phúc của một gia đình, đó là vấn đề bình an, khang thái trong ngày đang sống, và vấn đề thịnh vượng, tốt đẹp trong tương lai. Chọn lành, tránh dữ, mừng phúc, kỵ họa, thích sống, ghét chết là tâm lý chung, là thiên tính của loài người. Cá nhân nào, gia đình nào cũng đều có mơ ước đó.

Không biết kết quả về sau sẽ như thế nào, nhưng  phải chuẩn bị, phải tạo điều kiện cho điều tốt lành sẽ đến. Muốn thế, người ta nghĩ ra được những yêu cầu thỏa mãn, cần thực hiện, để đảm bảo cho kết quả.

1. Lấy vợ, lấy chồng phải khảo sát kỹ ngày sinh tháng đẻ, ngũ hành phối hợp, tránh những điều xung khắc. Không đủ các chi tiết, thần linh không giúp đỡ, không được hưởng phúc ấm tổ tiên. Hỏi thầy trong việc này để thỏa mãn tâm lý mong đợi, còn như việc đó có công hiệu hay không, thì chỉ cần tin, cần hy vọng một cách khẳng định. Thế là đủ. Làm nhà cũng vậy. Phải tích góp được bao nhiêu công mới có được cái nhà, cầu cho bền vững và thịnh vượng. Bất cứ một khả năng ảnh hưởng không tốt nào đều phải tránh. Do đó, từ việc động thổ, xây móng đến dọn nhà mới đều phải chọn giờ chọn hướng. Có những điều rõ ra trước mắt liên quan đến môi trường, đến hoàn cảnh thì ai cũng dễ thấy: Nhà ở hướng nam mát mẻ, nhà hướng bắc “người chưa rét mình đã rét”... Nhưng còn bao nhiêu chuyện khác: Dựng vào ngày thiên hỏa sẽ gặp hỏa tai, dựng vào ngày nguyệt kiến dễ bị nghèo túng... có đúng hay không? Chưa biết. Nhưng nếu có khả năng vậy cần tránh trước là hơn. Những người chuyên môn có thể giải thích được điều này, sẽ rất khó hiểu với đại chúng, mà đại chúng cần tin mà tránh, chẳng phải hỏi han làm gì. Việc tang ma cũng vậy, chọn đất, chọn giờ không thể thiếu được trong việc tang lễ. Chọn đất và tìm được đất tốt cho người chết được yên nghỉ, sẽ tạo nên cảm ứng với người, bảo vệ và giúp đỡ người sống.

Ở Trung Quốc rất thịnh hành quan niệm và phong tục này, Việt Nam cũng đã xuất hiện khoa địa lý Tả Ao. Đã từ lâu, người dân ta rất tin vào khoa học huyền bí này, đặc biệt là giới nho sĩ. Hầu hết chuyện trong những sách Đăng khoa lục, khoa bảng tiêu kỳ... đều nói đến chuyện nhờ mồ mả táng như thế nào, mà con cháu có thể đỗ đạt, được học bổng... Nhân dân cũng rất tin là có những ngôi mộ vì không yên nên ảnh hưởng đến cuộc sống con người ở trong gia đình (khá nhiều trường hợp này đều được minh chứng là đúng).

Gần đây nữa, cũng thấy nhiều thông tin về việc đi tìm kiếm mộ các liệt sĩ bị thất lạc hàng mấy chục năm qua (và cũng nhiều ngôi mộ đã tìm được với những phương pháp ít nhiều huyền bí). Phong thủy có thể thành một môn khoa học được không? Đó là điều tương lai sẽ giải đáp. Nhưng qua quá trình lịch sử, nếu vấn đề không bị lợi dụng, xuyên tạc, thì cũng chưa hẳn là cùng một dạng với mê tín dị đoan. Trong phạm vi chuyên môn, những ông thầy địa lý chân chính phải có học thực sự, vừa có kiến thức sách vở, kiến thức triết học, huyền học, mà phải có cả thực tế điều tra đất đai sông núi nữa. Bài Đại đạo diễn ca nói là của Tả Ao có thể cho ta một khái niệm qua loa về vấn đề không đơn giản này:

“... Mạch có mạch âm mạch dương

Mạch nhược, mạch cường, mạch tử, mạch sinh.

Sơn cước mạch đi rành rành

Bình dương mạch lẩn, nhân tình không thông...”.

Tìm được đất, có thể hy vọng cho con cháu ngày sau phát đạt bằng con đường khoa cử:

“... Bút lập là bút trạng nguyên,

Bút thích giác điền là bút thám hoa”.

Hoặc có thể phát về chức tước:

“... Muốn cho con cháu nên quan

Thì tìm tiên mã phương nam đứng chầu...”

Và cũng đề phòng những nơi táng vào, sau sẽ có kết quả tai hại:

“... Nước chảy tụ đường kể chi

Kiếm ăn cũng khá, xong thì lại không

Con trai thì ở bất trung

Con gái bất hiếu, chẳng dùng cả hai...

2. Ta không tìm kiếm lời giải đáp xem những lý thuyết hay những kinh nghiệm trên đây là đúng hay sai, là khoa học hay phản khoa học. Cũng cần khẳng định điều chúng ta không chấp nhận là đầu óc mê tín đối với chuyện động mồ động mả hoặc những trò bày vẽ của bọn thầy bói, thầy cúng lừa dối người dân. Ta chỉ chú ý đây là xu hướng tâm lý - rất chân thành - của người dân tin vào quan niệm phúc đức. Phải để phúc cho con cháu không những bằng sự nỗ lực âm thầm: Tự tu dưỡng nêu gương, mà phải dựa cả vào môi trường, vào kinh nghiệm sống. Chuyện cát hung trong đời là có căn cứ triết học âm dương, người dân không có trình độ, không thể quan tâm, nhưng người ta đã hiểu thành vấn đề họa, phúc.

Tôi thành thực nghĩ rằng, có thể trong thời đại nay, khi dựng vợ gả chồng, xây dựng gia đình, làm nhà cửa... người ta không nghĩ nhiều lắm đến vấn đề tích đức, vấn đề phúc phận. Phải chăng như thế là ta chưa thực quan niệm đúng thế nào là văn hóa. Một số chỉ dẫn gần đây trong việc xây dựng gia đình văn hóa, thường cũng không mấy khi được phép liên hệ đến vấn đề, mà chỉ chú trọng đến các việc như thi hành đầy đủ chính sách của nhà nước, sinh đẻ có kế hoạch, tổ chức sản xuất tốt, ăn ở thuận hòa... mà thôi. Thực hiện  được những điều ấy cũng không phải là dễ dàng, nhưng thực ra cũng là việc chấp hành kỷ luật, chưa làm nổi bật được sự tự giác của con người, một sự tự giác từ bề sâu, dễ lầm tưởng là chuyện tâm linh, xong thực sự là không phải. Phấn đấu để tạo được cái phúc cho gia đình và cho bản thân, chỉ là vấn đề chăm chú vào việc thiện - và đó là cử chỉ văn hóa cao nhất, đẹp nhất mà thôi. Vì việc thiện mà làm, và biết chắc sẽ có kết quả về lâu dài, chứ không nhất thiết cầu cái lợi trước mắt. Chấp hành chính sách là tốt, không chấp hành thì có thể bị phê bình, bị kỷ luật hoặc ít nhất cũng bị mất điểm thi đua. Rõ ràng là có tự nguyện, nhưng cũng có phần phải khuôn vào phép tắc. Làm việc thiện, để phúc cho đời sau, không phải là một kỷ luật nào bắt buộc cả. Chắc chắn là có cái lợi về sau, người ta có nghĩ như thế, nhưng thực tế là hoàn toàn không vụ lợi. Đó mới thực là tự giác. Không vụ lợi, và lại rất tự nguyện, rất vui vẻ, làm được điều lành là sung sướng, thỏa mãn vô cùng, ngẩng lên không thẹn với trời, cúi không thẹn với đất. Hoàn toàn là một tinh thần lạc quan, vô úy, vị tha. Thế chẳng phải là văn hóa hay sao?

Còn phải nói thêm rằng, đừng nên nghĩ cái quan niệm phúc đức của gia đình này là từ ảnh hưởng các đạo Nho, đạo Phật  mà ra. Có ảnh hưởng của những thuyết thiên mệnh hay nghiệp báo gì đó thật, nhưng đó là ảnh hưởng đến sau. Người dân ta muốn cái phúc, cái đức này. Các học giả đời sau mới tô điểm thêm để biến nó thành ra kết quả của Nho học, Phật học. Chữ nghĩa có thể là của các lý thuyết gia nhưng tinh thần, gốc gác là ở dân chúng.

Cũng xin được mạnh dạn tiếp tục đà suy nghĩ. Lâu nay chúng ta thường hay phàn nàn với nhau về sự xuống cấp của đạo đức trong các thế hệ hôm nay. Chúng ta cũng đã cố gắng đi tìm nguyên nhân và cũng đã có nhiều giải pháp, xong hình như chưa có một giải pháp nào thật là hiệu nghiệm. Duy có điều ít người nghĩ  đến là nên chăng giải quyết vấn đề ở sự tự giác tự nguyện, đặc biệt là giác ngộ về sự  phúc đức chứ không phải chỉ ở những hướng dẫn thực hiện các điều lệ, các qui ước mà thôi. Tìm đến niềm tin vào cái phúc, đến làm điều thiện không vụ lợi (mặc dù rất hy vọng vào cái lợi), mới thực sự là đi vào bề sâu, và mới giải quyết được vấn đề đạo đức. Không nên quan niệm đây là chuyện tâm linh không có cơ sở khoa học. Phải thực sự nhìn theo giác độ văn hóa thì mới thấy đây vẫn là chuyện thiết thực, chuyện đời thường.

Chắc chắn rằng trong tương lai, dù chúng ta có bị cuốn theo những làn sóng gì đi nữa, chúng ta cũng vẫn cứ là con người, vẫn có những yêu cầu rất người chung cho nhiều thế hệ.

Cố Giáo Sư Vũ Ngọc Khánh
TIN LIÊN QUAN

Chủ nhà trọ nghĩa tình

Nam Dương |

Từ hơn một tháng qua, trong khi nhiều người lao động (NLĐ) phải loay hoay với việc lo mua khẩu trang y tế, nước rửa tay sát khuẩn để phòng chống dịch COVID-19, thì hơn 100 công nhân (CN) ở trong khu nhà trọ của gia đình bà Phù Nhật Phượng (khu phố 2, phường Tân Tạo A, quận Bình Tân, TP.Hồ Chí Minh) lại đỡ vất vả hơn. Bởi ngay từ khi những thông tin chính thức về mức độ nguy hiểm của dịch bệnh được thông báo, bà Phượng đã có những biện pháp giúp họ phòng chống dịch.

Người phụ nữ có tấm lòng Bồ Tát đam mê làm việc thiện

Tuấn Quỳnh |

Cuộc sống không dư dả nhưng chị Thái Thị Khanh (55 tuổi) trú tại xóm Minh Thọ, huyện Đô Lương (Nghệ An), lại giàu lòng thương người nghèo và những hoàn cảnh kém may mắn trong xã hội.

Người phụ nữ lặng thầm làm việc thiện

Trần Kiều |

30 năm nay, bà Nguyễn Thị Gái, 75 tuổi, ở phố Bùi Ngọc Dương (Hai Bà Trưng, Hà Nội) vẫn đều đặn giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.

Sập cửa hàng tiện lợi ở TPHCM, nghi có người mắc kẹt bên trong

Chân Phúc |

TPHCM - Cửa hàng tiện lợi nằm trên đường Vĩnh Hội (quận 4) bất ngờ bị sập, hiện lực lượng chức năng đang tích cực triển khai các biện pháp cứu nạn cứu hộ.

Lì xì mùa Tết hết cả tháng lương

Phương Minh |

"Để chuẩn bị tiền lì xì một mùa Tết đi tong cả tháng lương của tôi, thậm chí phải hơn khi tiền lì xì cũng leo thang theo giá cả" - chị Phạm Ngọc Anh (quận Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ khi được hỏi về việc lì xì đầu năm.

Hàng nghìn người lỉnh kỉnh đồ đạc xuống Ga Thanh Hóa để về quê đón Tết

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Những ngày cận Tết Nguyên đán Quý Mão - 2023, tại nhà Ga Thanh Hóa đã đón hàng nghìn người về quê ăn Tết. Tại đây, nhiều người lỉnh kỉnh đồ đạc, “tay xách nách mang” hối hả ra xe người thân chờ sẵn để về đón Tết đoàn viên cùng gia đình.

Người dân chen chân trong siêu thị ngày cận Tết mua hàng giảm giá, bình ổn

THUỲ TRANG |

Đà Nẵng - Với nhiều chương trình bình ổn giá, khuyến mãi, giảm giá, các siêu thị đang thu hút lượng lớn người dân đến tham quan, mua sắm Tết.

Ông Kissinger đổi lập trường, nêu kế hoạch Ukraina mới nhất

Song Minh |

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger thay đổi lập trường, ủng hộ Ukraina gia nhập NATO.

Chủ nhà trọ nghĩa tình

Nam Dương |

Từ hơn một tháng qua, trong khi nhiều người lao động (NLĐ) phải loay hoay với việc lo mua khẩu trang y tế, nước rửa tay sát khuẩn để phòng chống dịch COVID-19, thì hơn 100 công nhân (CN) ở trong khu nhà trọ của gia đình bà Phù Nhật Phượng (khu phố 2, phường Tân Tạo A, quận Bình Tân, TP.Hồ Chí Minh) lại đỡ vất vả hơn. Bởi ngay từ khi những thông tin chính thức về mức độ nguy hiểm của dịch bệnh được thông báo, bà Phượng đã có những biện pháp giúp họ phòng chống dịch.

Người phụ nữ có tấm lòng Bồ Tát đam mê làm việc thiện

Tuấn Quỳnh |

Cuộc sống không dư dả nhưng chị Thái Thị Khanh (55 tuổi) trú tại xóm Minh Thọ, huyện Đô Lương (Nghệ An), lại giàu lòng thương người nghèo và những hoàn cảnh kém may mắn trong xã hội.

Người phụ nữ lặng thầm làm việc thiện

Trần Kiều |

30 năm nay, bà Nguyễn Thị Gái, 75 tuổi, ở phố Bùi Ngọc Dương (Hai Bà Trưng, Hà Nội) vẫn đều đặn giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.