Lược sử đại dịch và những bài học cho COVID-19

Nguyễn Trọng Tuấn - Trần Nhân Nghĩa (Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Thủ Đức) |

Vào năm 1972, trong thời kỳ mà tiêm chủng và sự ra đời của các thuốc kháng sinh mới đang là những vấn đề y tế nổi bật thì hai nhà vi sinh vật học Macfarlane Burnet và David White đã tiên đoán: “Hầu hết mọi dự báo trong tương lai về các bệnh lí truyền nhiễm sẽ rất mơ hồ". Họ cho rằng sẽ luôn luôn tiềm tàng một yếu tố nguy cơ nào đó về “sự xuất hiện đột ngột một bệnh lí truyền nhiễm mới nguy hiểm, nhưng hầu như không có một đại dịch nào đáng kế trong vòng 50 năm trở lại đây.

Nhưng mọi thứ đã thay đổi theo thời gian, từ bệnh nhiễm trùng do Legionnnaire và Herpes vào những thập niên 1970, cho đến bệnh AIDS, Ebola, hội chứng nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính (SARS) và bây giờ là COVID-19 - những bệnh lý truyền nhiễm tiếp tục là mối đe dọa và gây ra nhiều xáo trộn cho thế giới. Những nhà dịch tễ học khi giải thích về các dịch bệnh trong quá khứ, thường xem xét đặt chúng trong bối cảnh chung và để hiểu những gì thực sự đang diễn ra như thế nào và tại sao như vậy thì chúng ta cần phải bắt đầu bằng những tình huống cụ thể. Ở một khía cạnh khác, các nhà dịch tễ học luôn mong muốn nhận biết những phương cách thật sự mà xã hội đối mặt và giải quyết một bệnh lí truyền nhiễm trên bình diện toàn thế giới.

Ba bước của một thảm họa dịch bệnh

Theo Charles Rosenberg, tác giả của sách Albert Camus’s La Peste và là cha đẻ của mô hình tiên đoán bùng phát dịch bệnh truyền thống, đã cho rằng một thảm họa dịch bệnh xảy ra thường bao gồm ba phần. Đầu tiên là những dấu hiệu sớm nhất rất khó để nhận ra, thường bị ảnh hưởng bởi sự tự an ủi, chủ quan của cộng đồng hoặc vì để  bảo vệ lợi ích kinh tế mà người dân đã phớt lờ những dấu hiệu cảnh báo. Cho đến khi tình trạng dịch bệnh và số lượng tử vong tăng lên nhanh chóng thì lúc đó cộng đồng mới bắt đầu công nhận một cách miễn cưỡng. Khi thừa nhận dịch bệnh và nhu cầu được giải thích rõ ràng về cơ chế lây lan cũng như các khuyến cáo, cộng đồng đã thay đổi nhận thức, tác động ngược trở lại tạo nên một phản ứng chung của toàn thể cộng đồng đối với dịch bệnh. Và điều này cuối cùng đã dẫn đến những rối loạn và biến động của xã hội như chính căn bệnh truyền nhiễm gây ra.

Dịch bệnh sau cùng cũng sẽ được giải quyết, khi cộng đồng có những hành động đủ mạnh để ứng phó và song song là số người phơi nhiễm ít dần đi. Giống như Rosenberg đã nói: “Dịch bệnh bắt đầu tại một thời điểm, diễn tiến trong một giai đoạn có giới hạn về không gian và thời gian, trải qua thời kì căng thẳng cao độ dẫn đến sự khủng hoảng của các cá nhân và tập thể, cuối cùng là sự kết thúc". Điều này cũng chính là thảm kịch đang diễn ra với dịch COVID-19 hiện nay. Rosenberg còn lưu ý rằng dịch bệnh luôn luôn tạo ra một áp lực đủ mạnh lên xã hội, nơi mà nó xuất hiện.

Một khía cạnh kịch tính khác của phản ứng cộng đồng đối với dịch bệnh đó chính là thái độ đổ lỗi. Từ người Do Thái ở Châu Âu thời Trung cổ đến những người bán thịt ở các khu chợ tại Trung Quốc, ai cũng đổ lỗi cho nhau. Những hình thức đỗ lỗi này thường đan xen với các mâu thuẫn tôn giáo, chủng tộc, sắc tộc, giai cấp và sự phân biệt giới tính vốn đã có sẵn trong xã hội và nó gây chia rẽ xã hội. Tiếp ngay sau đó, các chính phủ thường có động thái triển khai các biện pháp dập dịch bằng việc kiểm dịch, cách li hoặc chế tạo vaccin. Nhìn chung, điều này thường tạo ra những xung đột xã hội khi bắt đầu có những áp đặt, ràng buộc đối với từng cá nhân trong cộng đồng.

Mọi nỗ lực y tế thất bại

Một đặc điểm thường gặp khác trong khi phân tích, đánh giá các dịch bệnh trong quá khứ, chính là mọi nỗ lực can thiệp y tế và tác động lên sức khỏe cộng đồng thường bị thất bại. Phát triển kỹ thuật công nghệ là cần thiết để giúp loại trừ bệnh đậu mùa bằng sự ra đời của vaccin, tuy đã được mô tả năm 1798, nhưng mãi đến gần 180 năm sau nó mới thành công. Vào năm 1900, các cơ sở chăm sóc sức khỏe ở thành phố San Francisco thuộc Hoa Kỳ, đã thực hiện việc kết nối khép kín lại với nhau bao quanh khu phố Trung Quốc (Chinatown) với nỗ lực kiềm chế sự bùng nổ của bệnh dịch hạch; duy nhất chỉ người da trắng mới được cho phép ra vào các khu vực lân cận. Sự can thiệp này đã không có một hiệu quả như mong đợi.

Bệnh giang mai - một trong những tai họa lớn nhất vào đầu thế kỉ 20, có thể đã chấm dứt theo lí thuyết, nhờ vào việc mọi người đã tuân thủ chế độ kiêng cữ hoặc một vợ một chồng. Nhưng khi đó vào năm 1943, một cơ sở y tế quân đội Mỹ đã phàn nàn về việc “hoạt động tình dục không thể bị giới hạn”. Khi kháng sinh penicillin ra đời, bệnh giang mai có lẽ đã được loại trừ dễ dàng hơn, nhưng một vài bác sĩ đã thận trọng chống lại việc sử dụng loại kháng sinh này vì sợ rằng việc điều trị thành công sẽ làm mất hình phạt cho sự không chung thuỷ. Theo lí thuyết, HIV đã có thể đã được kềm chế vào thập niên 1980 tuy nhiên mãi cho đến  năm 1996 - cùng với liệu trình điều trị thuốc ART có hiệu quả - thì tỉ lệ tử vong do AIDS mới bắt đầu giảm, nhưng vẫn không xóa bỏ được hoàn toàn căn bệnh này. Điểm khác biệt nổi bật trong việc duy trì kết quả phòng chống AIDS hiện nay là nhờ duy trì việc theo dõi chặt chẽ các chỉ số quen thuộc về chủng tộc, giai cấp và giới tính.

Việc phân tích những thông tin mà các nhà dịch tễ đã tổng kết qua các dịch bệnh trước đây để cho thấy tình huống hiện tại là thật sự khó khăn. Vi rút Corona đặc biệt này có lẽ mới, nhưng chúng ta đã từng thấy nó trước đây rồi. Và mức độ can thiệp lần này có lẽ là chưa từng có.

Vào năm 1918, khi vi rút cúm tấn công nước Mỹ, mỗi tiểu bang khác nhau đã có những hành động khác nhau. Một vài điều có thể học được từ bài học kinh nghiệm của họ là việc đánh chặn dịch bệnh từ xa: Đóng cửa trường học, cấm tụ tập động người và áp dụng nhiều hình thức cô lập và cách li khác nhau, đã giúp làm chậm diễn tiến dịch của bệnh và giảm tổng số tỉ lệ tử vong. Phản ứng mạnh mẽ của Trung Quốc trong dịch COVID- 19 này có thể cũng đã giúp trì hoãn sự lây lan toàn cầu của đợt bùng phát hiện nay.

Sự kỳ thị của cộng đồng

là nguyên nhân

Người ta nhận thấy có hai đặc điểm chủ yếu làm thất bại trong việc đối phó một loại dịch bệnh. Trước tiên, chính là sự kì thị của cộng đồng đối với việc theo dõi chặt chẽ các mầm bệnh. Thái độ phản đối Trung Quốc là vấn đề thường gặp, cho dù bệnh dịch hạch ở San Francisco năm 1990, SARS năm 2003, hoặc COVID-19 ngày nay. Điều thứ hai, khi dịch bệnh xảy ra chúng ta luôn cần có sự sẵn sàng và đầy đủ về nhân lực nhân viên y tế. Nhiều bác sĩ lâm sàng đã tử vong trong suốt thời gian bệnh dịch hạch bùng nổ ở Châu Âu thời Trung cổ, sốt vàng ở Philadelphia (năm 1793), đại dịch Ebola (năm 2014) và ngay bây giờ tại Trung Quốc. Tỉ lệ tử vong như trên phản ánh sự hi sinh và tình nguyện của nhân viên y tế khi đưa bản thân mình tiếp xúc trực tiếp với các nguy cơ trong lúc thực hiện công việc chăm sóc sức khoẻ cho người khác.

Những nhà dịch tễ học khi đưa ra các đặc điểm về dịch bệnh trong quá khứ thì đồng thời cũng đã có những tiên đoán về tình hình hiện nay. Vậy chúng ta nên lo lắng như thế nào về COVID-19? Một vài chuyên gia cảnh báo rằng 50% dân số thế giới sẽ bị nhiễm vào thời điểm những năm cuối cùng của đại dịch, hậu quả con số có thể nhiều hơn 100 triệu cái chết. Lịch sử về các dịch bệnh như là bệnh dịch hạch, bệnh đậu mùa, sởi, dịch tả, dịch cúm, bệnh Marburg (gây ra do một loại vi rút mang tên Marburg truyền từ khỉ sang người) và hội chứng hô hấp vùng Trung Đông đã cho những thông tin khá đầy đủ về mô hình tiên đoán sự bùng phát của dịch bệnh.

Nhưng nên nhớ rằng các đại dịch thảm khốc giết chết hàng triệu người đã xuất hiện và lan rộng một cách bất thường kì lạ và chỉ một số ít xảy ra trong thiên niên kỉ qua. Phải chăng chúng ta đang ở trong một thời điểm hiếm hoi ấy, chúng ta đang đối mặt với một mầm bệnh rất phức tạp về độc lực và sự lan truyền? Sự khủng hoảng tâm lý khi xã hội có diễn ra khi bắt đầu có tình trạng rối loạn, mất cân bằng do dịch bệnh mang lại? Việc đưa ra các thông tin cảnh báo về các đại dịch thảm khốc dựa trên các bằng chứng dịch tễ học, kiểu như “một cơn bão hoàn toàn như vậy không thể xảy ra”, nhưng nếu nó xảy ra thật thì sao, chúng ta sẽ phải hối hận vì điều đó hoàn toàn có thể.

Tất cả những điều trên cũng đã làm dấy lên một câu hỏi quan trọng cuối cùng về lịch sử và chính trị của dịch bệnh. Vào năm 1976, nỗi sợ “cúm heo” đã đánh gục nước Mỹ vào giữa chiến dịch tranh cử tổng thống. Gerald Ford đã có động thái tích cực và thực hiện tiêm chủng hàng loạt. Không may mắn sau khi tiêm vaccin, mọi người đều đã bị bệnh hoặc tệ hơn là tử vong, và nỗi sợ đại dịch không được giải quyết. Chính vì thế, kế hoạch của Ford đã phản tác dụng và có lẽ đã góp phần vào sự thất bại tranh cử của ông ấy vào tháng 11. Vào năm 1981 khi đại dịch AIDS tấn công, Ronald Reagan đã phớt lờ dịch bệnh trong suốt nhiệm kì đầu tiên của ông ấy. Tuy nhiên, ông đã tái tranh cử thành công nhờ vào một trận sạt lở đất. Những động thái phản ứng đầu tiên của chính phủ Mỹ là rất đa dạng.

Tóm lại các dịch bệnh trong quá khứ đã đưa ra cho chúng ta những bài học lớn lao, nhưng chỉ có ý nghĩa khi chúng ta biết rõ về chúng và hành động một cách khôn ngoan.

Nguyễn Trọng Tuấn - Trần Nhân Nghĩa (Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Thủ Đức)
TIN LIÊN QUAN

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Khổ luyện để trở thành kỳ nữ Mai hoa thung

Tạ Quang |

Để có thể biểu diễn Mai hoa thung, các vận động viên phải khổ luyện, thành thạo múa lân truyền thống và bắt buộc là phải biết võ thuật. Những chú lân bay nhảy trên dàn cọc sắt, cao từ 1m đến 3m, kết hợp với các động tác tung hứng mạo hiểm, tạo nên những pha thót tim.

Giải cứu thành công người đàn ông ở dưới giếng sâu 25m trong 4 ngày

BẢO TRUNG |

Ngày 18.1, Công an huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk thông tin, đã phối hợp với phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh giải cứu thành công một người đàn ông sau 4 ngày rơi xuống giếng sâu 25m trong rẫy vắng.

Cựu Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội nhận 10.000 USD cảm ơn

Việt Dũng |

Ngoài chỉ đạo cấp dưới thương thảo, đàm phán nhà thầu "hỗ trợ" 2-5% giá trị gói thầu, cựu Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn còn nhận "cảm ơn".