Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

Lời mời

PGS.TS. PHẠM VĂN TÌNH |

Được gia đình một người bạn cũ mời đến dự một bữa cơm thân mật tại gia nhân một sự kiện, tôi đã đến từ rất sớm. Chủ nhà chuẩn bị một bữa ăn đơn giản nhưng thịnh soạn.
Cơm dọn ra, chủ và khách ngồi chờ mãi hai "quý tử" của gia chủ mới lững thững từ tầng trên đi xuống. Khi hai cô cậu ngồi vào mâm, bưng bát chuẩn bị ăn, anh bạn tôi liền nhắc: - Các con mời bác với bố mẹ chưa đấy? Cậu con trai nhỏ nhanh nhảu, vừa gắp miếng chả rán cho vào miệng nhai nhồm nhoàm vừa lúng búng: - Thì mời... Mời bác, mời bố mẹ ăn cơm! Cô con gái cúi mặt, có vẻ miễn cưỡng khi được gọi xuống ăn và cũng miễn cưỡng khi bị bắt phải mời: - Mời cả nhà ăn cơm... Chị vợ lừ mắt, nhắc "Mấy đứa mời lại đi! Hương (cô con gái lớn) không mời trống không cả nhà như thế. Con phải nói: Cháu mời bác, con mời bố mẹ xơi cơm ạ!". Thế nhưng cả hai cô cậu chẳng đáp lời, cứ cúi mặt ăn... (Không biết vì ngượng hay là thấy không cần thiết). Thú thực là chứng kiến cảnh này, tôi cảm thấy thật ngao ngán. Mời hay mời chào là tỏ thái độ chào đón, mời mọc ai đó một cách lịch sự. Trong cuộc sống, nhiều khi ta phải có lời mời người khác và người khác mời lại ta. Đến một đám cưới, một cuộc họp, một gia đình... nào đó, chủ nhân ra đón tiếp phải có lời chào, sau đó là lời mời: Mời các anh chị vào phòng khách uống nước ạ! Kính mời các quý vị dự bữa cơm thân mật cùng gia đình! Mời bác đại diện cho gia đình nhà gái phát biểu! Hiện tại trong giao tiếp tiếng Việt, chưa có một sự "quy chuẩn" nào cho các lời mời. Nhưng mọi người cũng đều tự hiểu, tự điều chỉnh để lựa chọn một cách mời sao cho phải. Trước hết là phải chọn cách xưng hô hợp lý. Tiếp đó là thể hiện một lời mời sao cho nhẹ nhàng và lịch sự, bất luận người đó là ai, ngay cả với những người được mời ở vị thế thấp hơn hoặc ít tuổi hơn. Bởi sự trân trọng là yêu cầu cần thiết trong những bối cảnh như thế. Trở lại câu chuyện mời trong bữa cơm gia đình. Đây là thói quen, là nghi thức cần phải có đối với mọi dân tộc trên thế giới. Ngôn ngữ học xếp việc mời vào nhóm hành vi điều khiển (gồm khuyến lệnh, yêu cầu, mời mọc...). Khác với ra lệnh, yêu cầu, đề nghị (là bắt buộc), mời mọc thể hiện một thịnh tình, một thái độ... nên các biểu thức thể hiện lời mời thường thêm những lời lẽ lịch sự, nhã nhặn. Cũng là mời nhưng nghe những lời mời cộc lốc, vô hồn, như "đấm vào tai" thì ta còn gì hứng thú để tham dự nữa. Hay nhiều khi ta thấy người mời hờ hững, chiếu lệ, mời khách nhưng lại nhìn đi đâu. Ở mỗi gia đình, lời mời giữ một vai trò quan trọng trong nền nếp gia phong, cách ứng xử văn hóa. Mỗi thành viên phải có trách nhiệm biết, tuân thủ như một bổn phận không thể thiếu (con cháu mời cha mẹ, ông bà và ngược lại). Nhiều gia đình bây giờ, vì nhiều lý do, đã không còn duy trì được thói quen đó. Anh bạn (mà tôi vừa nói trong bài) là một doanh nghiệp. Cả hai vợ chồng bận tối ngày. Mọi việc trong nhà phó mặc toàn bộ cho người giúp việc. Từ chuyện trông nhà, đưa đón con đi học đến đi chợ, nấu ăn... Thường cứ tối muộn mới về. Thành ra không có những bữa cơm đầy đủ các thành viên để bố mẹ có điều kiện dạy con những hành vi cần thiết. Từ chuyện tự thu xếp công việc học hành, sinh hoạt đến việc phải ứng xử ra sao khi có khách đến nhà, trong bữa cơm chung. Chính vì vậy mà con cái nhiều nhà bây giờ mất hẳn thói quen mời người trên trước khi ăn (như bố mẹ, ông bà, người thân, khách khứa...). Chưa nói lời mời, hoặc chưa nói một lời mời cho phải lẽ, ta cảm thấy áy náy, như thiếu một cái gì. Dân gian có câu "Lời chào cao hơn mâm cỗ". Lời chào, lời mời chính là một nét văn hóa mang tính xã hội mà mỗi gia đình cần phải thấm nhuần và thực hiện.
PGS.TS. PHẠM VĂN TÌNH
TIN LIÊN QUAN

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.