Lãng phí thực phẩm: Đường nhanh đến đói nghèo

LÊ QUANG VINH |

Trên thế giới, hiện đói nghèo thường được cho rằng do thiếu thực phẩm. Nhưng bên cạnh vấn đề này, thực trạng thất thoát và lãng phí thực phẩm đang vô hình, bằng nhiều nguyên nhân, đã đẩy sự đói nghèo nhanh đến với mọi người dân. Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ, nên rất cần những giải pháp cải thiện nhanh chóng.

Thất thoát và lãng phí thực phẩm trên toàn cầu

Khoảng 1/3 tổng số thực phẩm được sản xuất phục vụ nhu cầu của con người bị thất thoát hoặc lãng phí trong quá trình từ nông trại đến bàn ăn. Trong đó, một phần thực phẩm bị người tiêu dùng vứt bỏ sau khi mua và số còn lại bị thất thoát trong quá trình thu hoạch, chế biến và vận chuyển. Thất thoát và lãng phí thực phẩm gây ra thiệt hại kinh tế khoảng 1.200 tỉ USD/năm. Theo dự báo của một tổ chức quốc tế, tính đến năm 2030, khoảng 2,1 tỉ tấn thực phẩm (trị giá tương đương 1.500 tỉ USD/năm) sẽ bị thất thoát- nghĩa là mỗi giây trên thế giới có khoảng 66 tấn thực phẩm bị vứt bỏ. Điều này khiến cho tình trạng mất an ninh lương thực, an toàn thực phẩm, môi trường sinh thái và suy dinh dưỡng trên toàn cầu ngày càng thêm trầm trọng.

Khảo sát của CEL Consulting - công ty hàng đầu về cung cấp các giải pháp tư vấn, kỹ thuật, công nghệ và đào tạo trong lĩnh vực chuỗi cung ứng và vận hành thực hiện tại các vùng nông nghiệp lớn của Việt Nam - cho thấy, trung bình trong quý I/2018, 1/4 lượng thực phẩm sản xuất bị thất thoát trước khi thực sự đến được các nhà máy chế biến hoặc trung tâm phân phối. Tổng thiệt hại ước tính khoảng 8,8 triệu tấn - tương đương 3,9 tỉ USD (2% GDP Việt Nam hoặc 12% GDP ngành Nông nghiệp Việt Nam). Trong đó, tỉ lệ thất thoát ở nhóm rau quả là cao nhất - khoảng 32% sản lượng, tương đương mỗi năm có khoảng 7,3 triệu tấn rau quả bị thất thoát. Đối với ngành thịt, tỉ lệ thất thoát lên tới 14% - tương đương khoảng 694.000 tấn/năm. Nhóm cá và thủy sản có tỉ lệ thất thoát khoảng 12% sản lượng - tương đương 804.000 tấn/năm.

Thực trạng thất thoát và lãng phí thực phẩm gây ra thiệt hại không chỉ với kinh tế mà còn ảnh hưởng tới môi trường trên toàn cầu đã cho thấy do nhiều nguyên nhân: Ở khâu sản xuất, chế biến thực phẩm (đối với các nước đang phát triển) và ở khâu phân phối của các nhà bán lẻ và người tiêu dùng ''quá tay’’ trong việc mua thực phẩm hoặc thực phẩm không đáp ứng các tiêu chuẩn về hình thức (đối với các nước phát triển). Còn tại Việt Nam, nguyên nhân tổn thất thực phẩm đã được Ths Dương Thu Hằng (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) chỉ rõ, là do: Sản xuất nông nghiệp manh mún thành các trang trại siêu nhỏ; Hệ thống hậu cần kém hiệu quả; Thiếu cơ sở hạ tầng bảo quản và thiếu máy móc cho chế biến bảo quản và thiếu máy móc cho chế biến sâu; Các biện pháp đóng gói và xử lý sau thu hoạch trong chuỗi cung ứng chưa đáp ứng được nhu cầu; Hệ thống logistic còn hạn chế...

Việt Nam với mục tiêu phát triển bền vững

Năm 2015, Liên Hợp Quốc và các nước thành viên đã nhất trí về việc đưa ra 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) với mục đích trở thành một "kế hoạch chi tiết xây dựng và thiết lập một tương lai tốt đẹp và bền vững hơn cho tất cả mọi người’’. Các mục tiêu này được cụ thể hóa thành 169 mục tiêu chi tiết và 232 chỉ số để đo lường mức độ tiến bộ của các nước thành viên Liên Hợp Quốc trong việc đạt được các mục tiêu. Trong số này, SDS 12 là "Đảm bảo các mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững". Mục tiêu chi tiết 12.3 cho kế hoạch này là "Đến năm 2030, giảm một nửa lãng phí thực phẩm bình quân đầu người trên toàn cầu ở cấp độ bán lẻ và người tiêu dùng, đồng thời giảm thất thoát thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, bao gồm cả thất thoát sau thu hoạch".

Vào năm 2018, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về “Không còn nạn đói ở Việt Nam đến năm 2025”. Một trong những mục tiêu của kế hoạch quốc gia là đến năm 2025 là “lương thực không bị thất thoát, lãng phí”. Theo số liệu thống kê của Văn phòng Ban Chỉ đạo quốc gia ''Không còn nạn đói ở Việt Nam’’, hiện Việt Nam đã đạt tỉ lệ đói nghèo giảm từ 60% (1990) xuống còn 8% (2018); Sản xuất lương thực 50 triệu tấn và xuất khẩu 7 triệu tấn gạo/năm; Xuất khẩu nông sản đứng thứ 15 với 40 tỉ USD (2018). Nhưng thực tế cho thấy ở nhiều địa phương, vẫn còn nhiều hộ nghèo, phải chịu cảnh đói triền miên.

Sự chung tay của các tổ chức quốc tế

Thời gian qua, Việt Nam đã đạt được một số kết quả trong xóa đói, giảm nghèo và an ninh lương thực, trong đó có sự chung tay hỗ trợ của nhiều tổ chức quốc tế, trong đó có Đan Mạch. Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao (1971) đến nay, Việt Nam vẫn là đối tác quan trọng của chính phủ Đan Mạch trong các lĩnh vực như: Tăng trưởng xanh, năng lượng, nước, y tế, giáo dục, an toàn thực phẩm, văn hóa và thương mại.

Mới đây, hưởng ứng ''Ngày Quốc tế nhận thức về thất thoát và lãng phí thực phẩm’’, Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam đã phối hợp cùng các cơ quan chức năng của Việt Nam phát động chiến dịch ''Hành động để giảm thiểu thất thoát và lãng phí thực phẩm’’ với việc khai mạc triển lãm ảnh dành cho công chúng tại phố đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội) cùng một số hội thảo và gặp gỡ các chuyên gia, doanh nhân Việt Nam và Đan Mạch tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh.

Nhằm lan tỏa trong cộng đồng về ý nghĩa nhận thức tránh thất thoát, lãng phí thực phẩm, triển lãm tại khu vực phố đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm góp phần khuyến khích người dân thay đổi hành vi, thói quen theo hướng tiêu dùng thực phẩm có trách nhiệm. Những người tham dự triển lãm đã có cơ hội tìm hiểu nhiều ý tưởng và sáng kiến ​​sáng tạo về giảm thất thoát và lãng phí thực phẩm ở quy mô hộ gia đình cũng như ​​cách tiết kiệm nguyên liệu thực phẩm trong quá trình chế biến thông qua các mô hình trình diễn tại chỗ của các khách sạn, nhà hàng và bếp ăn trường đại học tại triển lãm này.

Việc cần làm ngay ở Việt Nam hiện nay để giảm thiểu thất thoát hoặc lãng phí thực phẩm là phải nhanh chóng cải thiện hạ tầng cơ sở bằng việc đẩy mạnh nghiên cứu và xây dựng các nhà xưởng, kho lạnh bảo quản tại các vùng sản xuất tập trung nhằm tránh tổn thất sau thu hoạch; Hệ thống các cơ sở sơ chế, đóng gói hoa quả tươi; chuyển giao công nghệ chế biến hiện đại, các tiến bộ kỹ thuật về vật liệu, chế phẩm bảo quản vào sản xuất rau quả có giá trị cao; Phát triển các dịch vụ logistic để giảm chi phí vận chuyển, lưu thông rau quả. Những điều nói trên sẽ góp phần đảm bảo chất lượng và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, phù hợp với các quy chuẩn quốc tế đã quy định.

''Thất thoát và lãng phí thực phẩm là một vấn đề nghiêm trọng trên toàn cầu, đặc biệt trong thời điểm hiện tại với đại dịch COVID-19. Kết quả nghiên cứu cho thấy, 1/3 lượng thực phẩm được sản xuất phục vụ nhu cầu của con người trên toàn cầu bị thất thoát hoặc lãng phí. Đây là một tổn thất to lớn và khủng khiếp trong bối cảnh số người phải đối mặt với tình trạng đói ăn nghiêm trọng có thể tăng gấp đôi trong năm nay lên 265 triệu do COVID-19, theo Chương trình Lương thực Thế giới của Liên Hợp Quốc.

Để sản xuất lượng thực phẩm bị thất thoát và lãng phí này, chúng ta phải sử dụng khoảng 1/4 tổng lượng nước dùng cho nông nghiệp toàn cầu, canh tác trên một diện tích đất rộng bằng diện tích Trung Quốc và gây ra 8% lượng khí thải nhà kính toàn cầu. Tất cả nguồn lực tự nhiên này đã bị lãng phí một cách không thể chấp nhận được, gây các áp lực không cần thiết lên trái đất của chúng ta. Đối với Đan Mạch, ngăn ngừa thất thoát và lãng phí thực phẩm đã trở thành ưu tiên quốc gia kể từ năm 2010.

Các chuyên gia Đan Mạch sẵn sàng chia sẻ những ý tưởng sáng tạo và công nghệ tiên tiến đã đạt được trong 10 năm qua để truyền cảm hứng không chỉ cho các nhà sản xuất và chế biến thực phẩm ở Việt Nam mà còn cho người tiêu dùng trong nước. Tôi hy vọng rằng, qua đó, sẽ giúp nâng cao nhận thức và làm nổi bật tầm quan trọng sống còn của việc sản xuất và tiêu thụ thực phẩm có trách nhiệm trong việc hướng tới xây dựng một thế giới bền vững và thịnh vượng cho tất cả mọi người” - ông Kim Hojlund Christensen, Đại sứ Vương quốc Đan Mạch tại Việt Nam, chia sẻ.

LÊ QUANG VINH
TIN LIÊN QUAN

Hàng trăm hộ nghèo ở Đắk Nông viết đơn xin... thoát nghèo

BẢO LÂM |

Mặc dù là huyện nghèo thuộc diện 30A, nhưng hàng trăm hộ nghèo ở xã Quảng Khê, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông vẫn tự nguyện viết đơn xin thoát nghèo. Hành động của họ đã lan tỏa về nhân cách, tinh thần tự lực vươn lên, san sẻ cho người khó khăn hơn.

Hộ có thu nhập bình quân dưới 2 triệu đồng/người/tháng sẽ là hộ nghèo

ANH THƯ |

Giai đoạn 2021 - 2025, hộ nghèo ở khu vực thành thị sẽ là hộ có thu nhập bình quân dưới 2 triệu đồng/người/tháng.

Hộ nghèo tỉnh Vĩnh Phúc được hỗ trợ như thế nào khi tham gia BHXH tự nguyện?

Bảo Hân |

Hội đồng Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc khóa XVI vừa thông qua Nghị quyết Quy định chính sách hỗ trợ người bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020-2025.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Hàng trăm hộ nghèo ở Đắk Nông viết đơn xin... thoát nghèo

BẢO LÂM |

Mặc dù là huyện nghèo thuộc diện 30A, nhưng hàng trăm hộ nghèo ở xã Quảng Khê, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông vẫn tự nguyện viết đơn xin thoát nghèo. Hành động của họ đã lan tỏa về nhân cách, tinh thần tự lực vươn lên, san sẻ cho người khó khăn hơn.

Hộ có thu nhập bình quân dưới 2 triệu đồng/người/tháng sẽ là hộ nghèo

ANH THƯ |

Giai đoạn 2021 - 2025, hộ nghèo ở khu vực thành thị sẽ là hộ có thu nhập bình quân dưới 2 triệu đồng/người/tháng.

Hộ nghèo tỉnh Vĩnh Phúc được hỗ trợ như thế nào khi tham gia BHXH tự nguyện?

Bảo Hân |

Hội đồng Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc khóa XVI vừa thông qua Nghị quyết Quy định chính sách hỗ trợ người bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020-2025.