Làng nghề có hàng trăm tỉ phú

HẢI NGUYỄN - VÔ ƯU |

Làng nghề Tống Xá (thị trấn Lâm, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định) là một trong những cái nôi lớn của nghề đúc đồng truyền thống với lịch sử phát triển hơn 900 năm. Tinh hoa của nghề được đúc kết qua thời gian, truyền từ đời này sang đời khác để tạo nên những sản phẩm tinh xảo, đa dạng phục vụ nhu cầu ngày càng phát triển của xã hội.

Thuở sơ khai, sản phẩm của làng nghề đúc Tống Xá là nông cụ, đồ thờ cúng, nồi, gang... các công đoạn đều làm thủ công, dựa vào sức lao động của người thợ. Trải qua nhiều năm phát triển, nghề đúc làng Tống Xá phát triển vượt bậc. Công nghệ hiện đại dần thay thế những công đoạn thủ công truyền thống như máy cắt CNC hiện đại thay thế cho công đoạn tạo mẫu, máy phân tích quang phổ chuyên dụng phân tích thành phần hóa học của vật liệu tạo nên những sản phẩm đa dạng cho làng nghề với giá trị thương mại cao, có tính thẩm mỹ phục vụ các công trình sản xuất công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ khai thác... Sản phẩm của làng nghề đúc Tống Xá có mặt khắp cả nước và xuất khẩu sang Lào, Campuchia.

Những sản phẩm làm nên tên tuổi nghề đúc Tống Xá phải kể đến tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ cao 16,2m nặng 220 tấn; tượng 14 vị vua thời Trần đặt tại quần thể Di tích lịch sử - văn hóa Đền Trần (tỉnh Nam Định); tượng Tam thế Phật tổ Như Lai ở Chùa Bái Đính nặng 50 tấn (tỉnh Ninh Bình); tượng đài Bác Hồ tại nhà lưu niệm huyện Định Hóa (tỉnh Thái Nguyên); kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội với tượng đúc Lý Thái Tổ, cao 10,1m nặng 45 tấn...

Ông Nguyễn Văn Khanh - một nghệ nhân ở làng Tống Xá với truyền thống ba đời làm nghề - cho biết, có 7 công đoạn chính để tạo ra một sản phẩm làm bằng đồng. Đó là tạo mẫu, tạo khuôn, nấu chảy nguyên liệu, rót khuôn, hoàn thiện sản phẩm, cuối cùng là đánh bóng. Công đoạn hoàn thiện sản phẩm mang yếu tố quyết định phần “hồn” của mỗi sản phẩm đúc. “Công đoạn này phụ thuộc hoàn toàn vào bàn tay nghệ nhân từ những chạm trổ tạo nên đường nét của vật phẩm, thật sự thổi hồn cho mỗi bức tượng”.

Làng Tống Xá ngày nay đang thể hiện rõ sức mạnh của làng nghề truyền thống tiểu thủ công nghiệp. Mỗi người dân dù lao động trực tiếp hay gián tiếp thì vẫn luôn phấn đấu nâng cao tay nghề, đưa công nghệ đúc kim loại ngày một hiện đại hơn, từng bước hướng ra bạn bè quốc tế. “Làng nghề đúc Tống Xá với 4.000 nhân khẩu với hơn 170 doanh nghiệp, cơ sở đúc; doanh thu hằng năm đều tăng so với năm trước. 6 tháng đầu năm 2020, mặc dù bị ảnh hưởng một phần do đại dịch COVID-19 nhưng doanh thu của làng nghề đạt vẫn 1.300 tỉ đồng, bộ mặt nông thôn ngày càng phát triển, giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho người dân” - ông Dương Doãn Nhưỡng, Chủ tịch UBND thị trấn Lâm, cho hay.

Bàn tay và khối óc của các nghệ nhân đang làm cho nghề đúc ở làng Tống Xá ngày càng phát triển, công nghiệp huyện Ý Yên ngày càng mở rộng. “Là người con mảnh đất Tống Xá, sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống nghề đúc đồng, tôi đang cố gắng phát triển nghề theo hướng hiện đại hóa, áp dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm như trang bị máy phân tích quang phổ trị giá gần 2 tỉ đồng; hệ thống gas công nghiệp thay thế các sản phẩm than đá... Doanh thu của công ty hiện tại tăng gấp 5 lần so với cha tôi làm trước kia” - ông Nguyễn Quang Đạt, Giám đốc Công ty Cơ khí đúc Tiến Đạt, chia sẻ.

HẢI NGUYỄN - VÔ ƯU
TIN LIÊN QUAN

Cây lục bình không còn “trôi sông”, nuôi sống làng nghề

NGUYÊN ANH - THANH BỒNG |

Lục bình là một trong những loài thủy sinh mọc hoang khắp vùng kênh rạch miền Tây. Trước đây người dân chỉ dùng để làm phân bón hoặc làm thức ăn cho vật nuôi. Giờ đây lục bình đã “lên bờ” và là loại cây đem lại nguồn kinh tế ổn định cho chính làng nghề mang tên nó.

Hà Tĩnh: Cụ bà 90 tuổi miệt mài “giữ lửa” làng nghề nón lá Phù Việt

TRẦN TUYÊN |

Cụ bà 90 tuổi vẫn miệt mài, kiên trì “giữ lửa” nghề làm nón lá truyền thống Phù Việt (Hà Tĩnh) trước thách thức của cơn lốc thị trường.

Làng nghề nước mắm Nam Ô chính thức đón nhận bằng di sản quốc gia

THUỲ TRANG |

Sáng 4.7, UBND quận Liên Chiểu, Đà Nẵng đã tổ chức lễ đón nhận bằng di sản quốc gia cho Làng nghề nước mắm Nam Ô, đồng thời công bố đề án phát triển du lịch cộng đồng tại chính địa phương này.

Không khí tất bật làm bánh trạng đón Tết Đoan Ngọ ở làng nghề trăm tuổi

NGUYÊN ANH |

Những ngày đầu tháng 5 âm lịch, không khí nhộn nhịp của làng nghề làm bánh trạng “Trao Tráo” trước thềm Tết Đoan Ngọ khiến ai cũng nôn nao. Nghề bà truyền cháu, cứ thế tồn tại và phát triển hơn trăm năm qua ở ấp Trao Tráo, xã Thạnh Hòa, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang.

Người gìn giữ kỷ vật làng nghề nhiếp ảnh

Vũ Quỳnh |

Hơn 3 năm qua, ông Nguyễn Văn Thắng - Giám đốc Bảo tàng Nhiếp ảnh Lai Xá (bảo tàng đầu tiên do cộng đồng đầu tư xây dựng) vẫn cống hiến hết lòng mà không nhận về bất kỳ khoản lương nào.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Cây lục bình không còn “trôi sông”, nuôi sống làng nghề

NGUYÊN ANH - THANH BỒNG |

Lục bình là một trong những loài thủy sinh mọc hoang khắp vùng kênh rạch miền Tây. Trước đây người dân chỉ dùng để làm phân bón hoặc làm thức ăn cho vật nuôi. Giờ đây lục bình đã “lên bờ” và là loại cây đem lại nguồn kinh tế ổn định cho chính làng nghề mang tên nó.

Hà Tĩnh: Cụ bà 90 tuổi miệt mài “giữ lửa” làng nghề nón lá Phù Việt

TRẦN TUYÊN |

Cụ bà 90 tuổi vẫn miệt mài, kiên trì “giữ lửa” nghề làm nón lá truyền thống Phù Việt (Hà Tĩnh) trước thách thức của cơn lốc thị trường.

Làng nghề nước mắm Nam Ô chính thức đón nhận bằng di sản quốc gia

THUỲ TRANG |

Sáng 4.7, UBND quận Liên Chiểu, Đà Nẵng đã tổ chức lễ đón nhận bằng di sản quốc gia cho Làng nghề nước mắm Nam Ô, đồng thời công bố đề án phát triển du lịch cộng đồng tại chính địa phương này.

Không khí tất bật làm bánh trạng đón Tết Đoan Ngọ ở làng nghề trăm tuổi

NGUYÊN ANH |

Những ngày đầu tháng 5 âm lịch, không khí nhộn nhịp của làng nghề làm bánh trạng “Trao Tráo” trước thềm Tết Đoan Ngọ khiến ai cũng nôn nao. Nghề bà truyền cháu, cứ thế tồn tại và phát triển hơn trăm năm qua ở ấp Trao Tráo, xã Thạnh Hòa, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang.

Người gìn giữ kỷ vật làng nghề nhiếp ảnh

Vũ Quỳnh |

Hơn 3 năm qua, ông Nguyễn Văn Thắng - Giám đốc Bảo tàng Nhiếp ảnh Lai Xá (bảo tàng đầu tiên do cộng đồng đầu tư xây dựng) vẫn cống hiến hết lòng mà không nhận về bất kỳ khoản lương nào.