Làm sao để ngăn chặn đại dịch diễn ra?

hương giang |

“Pandemic: How to Prevent an Outbreak” (tạm dịch: Làm sao để ngăn chặn một trận bùng dịch) là loạt phim tài liệu gồm 6 tập của trang Netflix. Bộ phim gây chú ý, bởi nó được công chiếu vào ngày 22.1.2020, ngay trước khi đại dịch COVID-19 gây họa trên toàn cầu.

Bộ phim, vì thế, giống như một cảnh báo sớm cho thấy thế giới đã được chuẩn bị ra sao để đối đầu với một chủng virus chết chóc mới.

Bộ phim mang tính dự báo tốt

“Pandemic” bắt đầu bằng việc nhìn ngược trở lại đại dịch cúm chết chóc của năm 1918, trước khi chuyển sang các cuộc chiến thời hiện đại chống virus MERS ở Trung Đông, Ebola ở Congo... Bộ phim được đánh giá là không dành cho người yếu đuối. Các cảnh quay trong phim sẽ khiến chúng ta phải đặt nhiều câu hỏi về thời đại mà mình đang sống. Đồng thời nó đưa tới các kết luận đã được cho thấy là đúng trong đại dịch COVID-19.

Trước tiên, “Pandemic” khẳng định một đại dịch lớn chắc chắn sẽ xảy ra. Phim dẫn lời Tiến sĩ Dennis Carroll, Giám đốc Đơn vị chống các mối đe dọa mới nổi của Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ (USAID) cho biết: “Khi nói về việc một đại dịch cúm sắp tới sẽ như thế nào, câu hỏi không phải liệu nó có xảy ra hay không, mà là khi nào sẽ xảy ra?”.

Tiến sĩ Syra Mudad, người chịu trách nhiệm chuẩn bị cho các bệnh viện địa phương ở New York chống bệnh dịch truyền nhiễm, nói thêm: “Điều khiến tôi lo lắng là chỉ cần một người để khiến dịch bùng ra. Chúng ta về cơ bản là những con người đang ủ bệnh. Chúng ta có thể đang nuôi nhiều mầm bệnh khác nhau trong cơ thể. Chỉ là vấn đề thời gian trước khi một đại dịch mới bắt đầu. Chúng tôi không biết khi nào, nhưng chắc chắn nó sẽ xảy ra”. Bà cũng đánh giá rằng sau khi xuất hiện, đại dịch mới có thể lan khắp nước Mỹ chỉ trong vòng một tháng và cũng chỉ mất 1 tháng để lan ra toàn thế giới.

Thứ hai, nhân viên y tế cần phải bảo vệ mình trước. Trong tập phim có tựa đề “It Hunts Us” (Nó săn lùng chúng tôi), nhân viên NYC Health & Hospitals, hệ thống chăm sóc y tế tại địa phương thuộc hàng lớn nhất Mỹ, đã tham gia một cuộc mô phỏng, được thiết kế để đánh giá sự sẵn sàng đối phó của họ khi một đại dịch cúm xảy ra. Cuộc mô phỏng này chủ yếu để xem xét mức độ bảo vệ mà các nhân viên y tế nhận được. Đây chính là lực lượng tuyến đầu quan trọng nhất, cần sự bảo vệ tốt nhất, bởi nếu bệnh dịch hạ gục họ, thì không còn ai để cứu bệnh nhân. Từng nhân viên y tế cũng cần phải nhận thức rõ điều này để tự bảo vệ họ.

Thứ ba là dịch bệnh mới sẽ khởi phát từ một loài động vật. Trong bộ phim của Netflix, Tiến sĩ Dennis Caroll đã đưa ra nhận định này. “Một dịch cúm có khả năng sẽ khởi phát từ một loài vật. Đó sẽ là chủng virus hoàn toàn mới mà chúng ta chưa từng thấy”, ông nói. Hình ảnh trong video sau đó được chuyển sang cảnh chiếu các con gà, lợn và dơi.

“Khi một chủng virus mới có khả năng gây dịch xuất hiện từ động vật, chúng ta sẽ không có miễn dịch tự nhiên chống lại nó. Hệ thống miễn dịch của chúng ta sẽ không có cách nào để chống lại sự xâm nhập. Điều này có nghĩa căn bệnh sẽ có khả năng trở nên rất chết choc”, ông nói thêm.

Tiến sĩ Caroll cũng nhắc tới dịch cúm gia cầm H7N9 ở Trung Quốc, nói rằng đó là dịch cúm lớn nhất vào thời điểm nó xuất hiện, đồng thời cũng có tác động nặng nề nhất bởi đã cướp đi sinh mạng của 60% người bị nhiễm. Ông nói thêm rằng vào thời điểm phim tài liệu của Netflix được ghi hình, virus cúm H7N9 chưa ra khỏi biên giới Trung Quốc, nhưng dự báo dịch bệnh sẽ sớm xé được bức rào biên giới. Những nhận định này khiến khán giả không khỏi kinh ngạc, về khả năng dự báo của phim.

Sản phẩm đáng xem trong mùa dịch

Bộ phim còn có nhiều nhận định đáng chú ý khác. Ví dụ như phim khẳng định tầm nghiêm trọng của một đại dịch, nếu nó xảy ra. Vào thời điểm năm 1918, dịch cúm khi ấy đã lây nhiễm cho hàng trăm triệu người và giết chết hàng chục triệu người, dù quy mô dân số toàn cầu mới chỉ khoảng 2 tỉ người. Nhưng ngày hôm nay, thế giới của chúng ta đã có gần 8 tỉ người.

“Thật đáng sợ bởi vào năm 1918, dịch bệnh đã khiến hơn 50 triệu người chết. Thời đó chúng ta còn chưa có máy bay, du lịch hàng không và những đoàn người đi từ châu Á tới Bắc Mỹ mỗi ngày”, một nhà nghiên cứu chia sẻ trong phim. “Chúng ta cũng không có các trang trại quy mô công nghiệp nuôi hàng ngàn con lợn và gà. Nhưng giờ chúng ta đã có tất cả những điều đó và nó có nghĩa nếu một đại dịch kế tiếp bùng phát, hàng trăm triệu người có thể mất mạng”.

Phim cũng nêu ra khả năng thu gom tích trữ trên góc độ y học. Cụ thể, các loại thuốc và vaccine chống dịch sẽ trở nên khan hiếm do nhiều nước tìm cách tích trữ để bảo vệ người dân của mình. Điều này đã được chứng minh là đúng trong dịch COVID-19 đang diễn ra.

Một cảnh trích ra từ bộ phim tài liệu “Pandemic”. Ảnh chụp màn hình
Một cảnh trích ra từ bộ phim tài liệu “Pandemic”. Ảnh chụp màn hình

Ngoài vấn đề này, dịch bệnh còn gây đứt gãy trong hoạt động phân phối nguồn lực, tạo áp lực khổng lồ lên cơ sở hạ tầng, điện nước và thực phẩm. Phim đặt ra khả năng người ta có thể chết vì các vấn đề như đói, do bệnh nặng, trước khi chết vì dịch bệnh mới.

Một yếu tố đáng chú ý cũng được phim đề cập tới là nỗi sợ hãi. Khi đại dịch xảy ra mà chưa có cách nào để chống đỡ hiệu quả, bản năng sẽ khiến con người ta cảm thấy sợ hãi. Điều này dẫn tới việc họ sẽ hành động dựa trên nỗi sợ, thay vì lý trí. Họ sẽ có phản ứng kỳ thị, xa lánh người mà bản thân nghi ngờ đang mang bệnh, bên cạnh vô số hành động tiêu cực khác.

Cuối cùng phim nêu vấn đề về những người chống lại việc tiêm vaccine. Đó có thể là những người theo chủ nghĩa thuận tự nhiên cực đoan, thích tự dạy con ở nhà thay vì sử dụng các chương trình giáo dục phổ thông và lựa chọn việc cho con sử dụng thảo dược tự chế để chữa bệnh thay vì vào viện hoặc tiêm vaccine. Đó có thể cũng là những người coi nhẹ bệnh dịch, cho rằng tiêm vaccine là không cần thiết và thậm chí có thể gây hại tới sức khỏe của họ. Cộng đồng này đang ngày càng đông ở nước Mỹ cũng như thế giới và là yếu tố được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xem là “mối đe dọa lớn nhất” đối với xã hội.

Là sản phẩm của Zero Point Zero Productions, công ty đứng sau các show truyền hình của đầu bếp quá cố nổi tiếng Anthony Bourdain, “Pandemic” đã nhận được nhiều lời khen sau khi ra mắt. Tờ Guardian đánh giá khán giả sẽ được khai mở nhiều điều, biết thêm về những nguy cơ và mối đe dọa liên quan tới một chủng virus nguy hiểm có khả năng lây lan nhanh và mạnh. Tờ báo cũng cho rằng “Pandemic” là một bộ phim khơi gợi cảm hứng, sử dụng hình ảnh thị giác đặc biệt ấn tượng cũng như có lối kể truyện cực kỳ lôi cuốn, là sản phẩm đáng để trải nghiệm trong mùa dịch bệnh.

hương giang
TIN LIÊN QUAN

Phim tài liệu Blackpink: Lisa bật khóc nức nở, kỉ niệm 5 năm của nhóm ùa về

DI PY |

Phim tài liệu kỉ niệm 5 năm thành lập nhóm của Blackpink vừa chính thức ra mắt trailer vào chiều nay (14.7). Trong đoạn video hơn 1 phút, phân cảnh Lisa bật khóc khiến người hâm mộ xúc động.

Blackpink công bố dự án phim tài liệu “Blackpink: The Movie”

Thanh Hương |

Nhóm nhạc nữ Hàn Quốc - Blackpink khởi động chiến dịch mới bằng bộ phim tài liệu có tên “Blackpink: The Movie”.

Phim tài liệu của Britney Spears nhận được sự ủng hộ của đồng nghiệp

Thái An |

“Framing Britney Spears” - phim tài liệu của nữ ca sĩ đình đám gây chú ý và nhận được sự ủng hộ từ đồng nghiệp.

Đạo diễn Phan Huyền Thư: Phim tài liệu không thể áp đặt, dạy dỗ ai

Anh Thư (thực hiện) |

Hàng năm, các giải thưởng, tặng thưởng dành cho phim tài liệu thường được xướng lên ở nhiều liên hoan phim trong nước và quốc tế, nhưng đưa được phim tài liệu ra rạp cũng là mong muốn của nhiều đạo diễn, nhà sản xuất. Thực tế đã có những bộ phim tài liệu ra rạp thương mại thành công, song đó vẫn là con đường nhiều khó khăn trở ngại. Đạo diễn Phan Huyền Thư - tác giả của những bộ phim tài liệu xuất sắc như “Cha mẹ xin lỗi con”, “Quyền được học”, “Cuộc đua”... đã có cuộc trò chuyện với LĐCT.

Phim tài liệu về nghệ sĩ: “Món lạ” không dễ thưởng thức

NGỌC DỦ |

Phim tài liệu về nghệ sĩ, đặc biệt là người nhiều năm hoạt động nghệ thuật, người nổi tiếng... có sức thu hút công chúng Việt cũng còn bởi họ chờ được xem những chuyện... “thâm cung bí sử” của thần tượng. Tuy nhiên, thể loại này liệu có chỗ đứng thật sự khi ra rạp?

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Phim tài liệu Blackpink: Lisa bật khóc nức nở, kỉ niệm 5 năm của nhóm ùa về

DI PY |

Phim tài liệu kỉ niệm 5 năm thành lập nhóm của Blackpink vừa chính thức ra mắt trailer vào chiều nay (14.7). Trong đoạn video hơn 1 phút, phân cảnh Lisa bật khóc khiến người hâm mộ xúc động.

Blackpink công bố dự án phim tài liệu “Blackpink: The Movie”

Thanh Hương |

Nhóm nhạc nữ Hàn Quốc - Blackpink khởi động chiến dịch mới bằng bộ phim tài liệu có tên “Blackpink: The Movie”.

Phim tài liệu của Britney Spears nhận được sự ủng hộ của đồng nghiệp

Thái An |

“Framing Britney Spears” - phim tài liệu của nữ ca sĩ đình đám gây chú ý và nhận được sự ủng hộ từ đồng nghiệp.

Đạo diễn Phan Huyền Thư: Phim tài liệu không thể áp đặt, dạy dỗ ai

Anh Thư (thực hiện) |

Hàng năm, các giải thưởng, tặng thưởng dành cho phim tài liệu thường được xướng lên ở nhiều liên hoan phim trong nước và quốc tế, nhưng đưa được phim tài liệu ra rạp cũng là mong muốn của nhiều đạo diễn, nhà sản xuất. Thực tế đã có những bộ phim tài liệu ra rạp thương mại thành công, song đó vẫn là con đường nhiều khó khăn trở ngại. Đạo diễn Phan Huyền Thư - tác giả của những bộ phim tài liệu xuất sắc như “Cha mẹ xin lỗi con”, “Quyền được học”, “Cuộc đua”... đã có cuộc trò chuyện với LĐCT.

Phim tài liệu về nghệ sĩ: “Món lạ” không dễ thưởng thức

NGỌC DỦ |

Phim tài liệu về nghệ sĩ, đặc biệt là người nhiều năm hoạt động nghệ thuật, người nổi tiếng... có sức thu hút công chúng Việt cũng còn bởi họ chờ được xem những chuyện... “thâm cung bí sử” của thần tượng. Tuy nhiên, thể loại này liệu có chỗ đứng thật sự khi ra rạp?