Làm phim chiến tranh cách mạng: Cần bản lĩnh, tài năng

Anh Thư (thực hiện) |

Khởi đầu của điện ảnh Việt Nam, chúng ta đã có những bộ phim về chiến tranh cách mạng xuất sắc, góp phần làm nên thương hiệu của điện ảnh nước nhà. Khoảng 10 năm trở lại đây, lượng phim về đề tài này chỉ đếm trên đầu ngón tay. Phải chăng, dòng phim chiến tranh đã không còn phù hợp, trở nên lỗi thời trước những bộ phim thương mại, những hiện tượng phòng vé? Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với nhà biên kịch Đinh Thiên Phúc về vấn đề này.

Thưa nhà biên kịch Đinh Thiên Phúc, bộ phim về đề tài chiến tranh cách mạng mà ông xem gần đây nhất, đó là bộ phim gì?

- Gần đây nhất tôi có xem “Truyền thuyết về quán Tiên” của đạo diễn trẻ Đinh Tuấn Vũ. Vũ gần như là cháu tôi. Tôi cũng chơi thân với bố mẹ Đinh Tuấn Vũ mà. Về hình ảnh và âm thanh, âm nhạc trong phim rất tốt, tiệm cận được với những bộ phim của khu vực. Nhân vật chính thì có ba cô nữ thanh niên xung phong (Mùi, Phượng, Tuyết Lan) cũng rất tuyệt vời, đặc biệt diễn viên trẻ Minh Khuê lần đầu đóng phim, vào vai cô Phượng rất tốt, hơn cả đàn chị Thúy Hằng. Ở truyện ngắn “Truyền thuyết về Quán Tiên” của nhà văn Xuân Thiều có cái táo bạo và ám ảnh, phê phán chiến tranh tiêu diệt bản năng sinh tồn của con người. Bản năng đó ở động vật cũng có, cũng cần yêu thương. Ý văn học của truyện rất sâu sắc. Nhưng từ ý tứ lên hình ảnh mà hình ảnh, kỹ xảo làm không tới, đem lại cảm giác phản cảm cho người xem. Nếu như tôi là biên kịch hoặc đạo diễn thì tôi sẽ bỏ con vượn đi, tôi chỉ tập trung vào số phận của ba cô gái ở trong hang làm nhiệm vụ tiếp tế cho các đoàn quân đi qua. Tôi sẽ khai thác những ám ảnh, những khao khát hạnh phúc tình yêu tình dục của ba cô gái một cách mạnh mẽ hơn, bùng nổ hơn. Có thể vì là phim đầu tay nên Đinh Tuấn Vũ còn hơi rón rén, tiết chế.

“Truyền thuyết về Quán Tiên” nhận nhiều lời khen của báo chí và giới làm phim. Cách “Truyền thuyết về Quán Tiên” xa hơn một chút thì bộ phim “Người trở về” của đạo diễn Đặng Thái Huyền cũng được đánh giá rất cao. Ông có xem bộ phim này không?

- Thực ra đề tài chiến tranh cũng là đề tài lịch sử, là lịch sử cận đại, khoảng đầu thế kỷ 20 đổ về. Muốn làm hay, người viết kịch bản và người thực hiện phải có vốn sống. Vốn sống đó được cụ thể qua hình tượng nhân vật. Mà như thế thì đòi hỏi tài năng của người sáng tạo. Phim “Người trở về” mặc dù nhận rất nhiều lời khen, nhưng tôi cảm thấy chưa được. Thứ nhất là câu chuyện cũ. Thứ hai là cách thể hiện chưa tới. Nếu mà người trong nghề xem, có cảm giác là Huyền chưa đủ đẳng cấp để làm phim điện ảnh. Huyền chỉ đủ đẳng cấp làm phim truyện video thôi. Ví dụ ngày trước tôi xem “Mười ba bến nước” của bạn ấy, dự thi Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 16, được rất nhiều giải, và phim xứng đáng. Nhưng giữa phim truyện video (nói nôm na là phim truyện truyền hình ngắn tập) và phim điện ảnh là hai đẳng cấp khác nhau. Đẳng cấp đó giống như bóng đá sân nhỏ khác bóng đá sân rộng, bóng đá sáu người khác bóng đá mười một người.

Những bộ phim về đề tài chiến tranh cách mạng như “Người trở về”, truyền thuyết về Quán Tiên”, xa hơn nữa như “Mùi cỏ cháy” (Đạo diễn NSND Hữu Mười), “Sống cùng lịch sử” (Đạo diễn NSND Thanh Vân) được đánh giá cao ở các liên hoan phim trong nước, khi đưa ra rạp thương mại thì doanh thu không được như mong đợi.

- Nếu xét ở góc độ phim là một sản phẩm công nghiệp điện ảnh thì nó cần có doanh thu. Nhưng doanh thu không đồng nhất với chất lượng nghệ thuật của bộ phim, càng không đánh giá sự trường tồn của bộ phim. Với những phim đề tài chiến tranh cách mạng thuộc dòng phim Nhà nước đặt hàng, trong chừng mực nào đó Nhà nước đã hình dung độ khó của doanh thu. Cái khó này không chỉ riêng Việt Nam. Thế giới cũng thế thôi. Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc... khi họ làm phim chiến tranh lịch sử, có những phim doanh thu rất tốt nhưng cũng có phim kén khán giả mặc dù phim có thể đạt hết giải này giải nọ. Kể cả bây giờ mình mang phim đoạt giải Cannes, giải Oscar về, nhiều phim cũng vắng khách tới rạp. Cho nên tiêu chí lấy doanh thu để đánh giá một bộ phim hay dở hoặc thế nào đó thì còn tùy quan niệm của từng người, tùy quan niệm của từng tầng lớp khán giả.

Tuy nhiên vẫn có những bộ phim đạt được cả hai tiêu chí: Nghệ thuật và doanh thu?

- Đạt được cả hai tiêu chí đó thì thực sự rất đáng khâm phục. Và cái đó đã có rồi. Ví dụ như phim “Đại thủy chiến” của Hàn Quốc, hay phim “Giải cứu binh nhì Ryan” của Mỹ, đạt doanh thu rất lớn. Chiến tranh hiện ra cực kỳ khốc liệt với những thông điệp thấm đẫm chất nhân văn. Thời đổi mới, ta có phim “Cô gái trên sông” của đạo diễn NSND Đặng Nhật Minh. Đó là bộ phim tạo hiệu ứng xã hội và hiệu ứng phòng vé cực tốt. Nếu tôi nhớ không nhầm, tại liên hoan phim Việt Nam lần thứ 8 diễn ra ở thành phố Đà Nẵng, doanh thu của bộ phim đủ trang trải toàn bộ liên hoan phim. Thì đó. Vấn đề nằm ở cách khai thác. Cần khai thác như thế nào để kéo được các tầng lớp khán giả đến rạp. Đây thực sự là một thử thách đối với điện ảnh Việt Nam hiện nay.

Một trong những nguyên nhân khiến phim truyện đề tài chiến tranh cách mạng của chúng ta làm chưa tới, đó là thiếu đi những đại cảnh lớn và thiếu tiền để thực hiện kĩ xảo. Ý kiến của ông về điều này?

- Thiếu tiền là một chuyện. Nhưng để dàn những đại cảnh lớn, hoành tráng và hiệu quả đòi hỏi người làm phải có tài năng và chừng mực nào đó có cái thiên bẩm, tức là anh có thể làm phim tâm lý rất hay, nhưng nếu anh làm cảnh hoành tráng chưa chắc đã làm được. Tức là chúng ta không chỉ thiếu tiền mà còn thiếu kinh nghiệm, thiếu tài năng.

Tuy nhiên, có những lỗi rất đơn giản lặp đi lặp lại trong những bộ phim Việt, ví dụ như nhân vật trong phim chiến tranh thường là béo quá, trắng trẻo quá, quần áo mới quá. Diễn xuất của diễn viên cũng chưa tạo được cảm xúc mạnh mẽ nơi người xem.

- Diễn viên ngày trước họ hy sinh, họ chấp nhận dấn thân. Nhưng thời buổi kinh tế thị trường này thật khó. Diễn viên chạy sô liên tục, nay đóng phim điện ảnh, mai chạy đi đóng phim truyền hình. Tôi nghĩ để hóa thân vào nhân vật, đầu tiên cần sự dấn thân của người diễn viên. Sau đó là các yếu tố như diễn viên có đủ năng lực để hóa thân vào nhân vật hay không, đủ tâm đắc đủ say mê hay không. Bây giờ có kịch bản về Nguyễn Trãi chẳng hạn. Diễn viên đóng Nguyễn Trãi phải hiểu được tầm vóc, tài năng, thần thái của Nguyễn Trãi, phải học kinh học sử, học đi đứng nói năng, nếu không phải như bị ma ám thì cũng phải nhập thân vào nhân vật. Có như vậy mới làm toát lên thần thái nhân vật. Tiếp theo đến những yếu tố phụ trợ khác để tạo hình nhân vật như phục trang thế nào, hóa trang ra sao. Hóa trang và phục trang của điện ảnh Việt Nam cũng là một điểm yếu. Và tất tần tật những điểm yếu đó cộng lại, cuối cùng là nhân vật không ra nhân vật. Thế nên đương nhiên bộ phim đó không đủ sức hấp dẫn.

Tôi thấy rằng với các bộ phim về chiến tranh cách mạng của chúng ta thì nhân vật thường một màu, nhân vật chính, nhân vật về phía cách mạng tốt quá và thiếu cái riêng.

- Ngày trước phim về chiến tranh cách mạng phải qua nhiều cấp duyệt. Đầu tiên là kịch bản. Để an toàn thì người viết kịch bản thường đi theo một công thức là ta thắng địch thua, ta rất tốt còn kẻ địch rất xấu. Mô típ ấy lặp đi lặp lại, trở thành như một rào cản vô hình. Nhưng thực ra trong những rào cản đó, nếu như người nghệ sĩ bằng vốn sống của mình, bằng tài năng, tâm huyết của mình sẽ tự tạo con đường đi riêng và họ sẽ thành công. Ví dụ với phim “Thị xã trong tầm tay” của anh Đặng Nhật Minh, nó có một thông điệp ngầm rằng chiến tranh không đáng sợ bằng sự phản bội trong mỗi con người. Hoặc phim “Cô gái trên sông” của anh, cũng là cái nhìn về chiến tranh, nhưng đặt ra nhiều vấn đề nhức nhối của thời bình. Thế nên ở đây là bản lĩnh người sáng tạo. Nếu đã tin vào những điều là chân lý, là lẽ phải, phục vụ cho cái đẹp, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc thì phải dũng cảm đi đến tận cùng và dũng cảm bảo vệ đến tận cùng. Với điều này tôi nghĩ là phụ thuộc vào bản lĩnh và tài năng của người sáng tạo.

Xin cảm ơn ông đã chia sẻ!

Anh Thư (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Phim Việt và bom tấn sắp chiếu gặp khó vì COVID-19

ĐÔNG DU |

Sau khi Lật mặt: 48h (Lật mặt 5), Trạng Tí, Thiên thần hộ mệnh phải tạm ngừng chiếu ở TPHCM, Hà Nội... để phòng dịch COVID-19 thì loạt cái tên khác chuẩn bị ra mắt tháng 5 này như: Bẫy ngọt ngào, Bóng đè, Dân chơi không sợ con rơi và các bom tấn nước ngoài cũng gặp không ít khó khăn vì dịch COVID-19.

Đạo diễn Guy Ritchie trở lại với bộ phim bom tấn “Wrath of Man”

Thanh Hương |

Sau 2 năm ở ẩn, đạo diễn Guy Ritchie chính thức trở lại với bộ phim điện ảnh “Wrath of Man”.

Phan Mạnh Quỳnh, Bùi Lan Hương, Thủy Tiên: Ngã rẽ của 3 ca sĩ hát nhạc phim

ĐÔNG DU |

Phan Mạnh Quỳnh, Bùi Lan Hương, Thủy Tiên là những ca sĩ rất thành công khi hát nhạc phim. Sau này, mỗi người đều có những định hướng riêng cho âm nhạc và con đường đi của mình.

Tình tiết trong phim "Hương vị tình thân" khiến khán giả khóc hết nước mắt

Hải Ngọc |

Nội dung tập 11 phim "Hương vị tình thân" đã lấy đi không ít nước mắt của khán giả bởi những tình tiết bi thương.

Top phim Hàn Quốc đáng xem tháng 5: Sự trở lại của nhiều tên tuổi

DI PY |

Nhiều ngôi sao như Lee Bo Young, Park Bo Young… cùng trở lại trong các dự án phim Hàn Quốc mới vào tháng 5 này hứa hẹn gây sốt.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Phim Việt và bom tấn sắp chiếu gặp khó vì COVID-19

ĐÔNG DU |

Sau khi Lật mặt: 48h (Lật mặt 5), Trạng Tí, Thiên thần hộ mệnh phải tạm ngừng chiếu ở TPHCM, Hà Nội... để phòng dịch COVID-19 thì loạt cái tên khác chuẩn bị ra mắt tháng 5 này như: Bẫy ngọt ngào, Bóng đè, Dân chơi không sợ con rơi và các bom tấn nước ngoài cũng gặp không ít khó khăn vì dịch COVID-19.

Đạo diễn Guy Ritchie trở lại với bộ phim bom tấn “Wrath of Man”

Thanh Hương |

Sau 2 năm ở ẩn, đạo diễn Guy Ritchie chính thức trở lại với bộ phim điện ảnh “Wrath of Man”.

Phan Mạnh Quỳnh, Bùi Lan Hương, Thủy Tiên: Ngã rẽ của 3 ca sĩ hát nhạc phim

ĐÔNG DU |

Phan Mạnh Quỳnh, Bùi Lan Hương, Thủy Tiên là những ca sĩ rất thành công khi hát nhạc phim. Sau này, mỗi người đều có những định hướng riêng cho âm nhạc và con đường đi của mình.

Tình tiết trong phim "Hương vị tình thân" khiến khán giả khóc hết nước mắt

Hải Ngọc |

Nội dung tập 11 phim "Hương vị tình thân" đã lấy đi không ít nước mắt của khán giả bởi những tình tiết bi thương.

Top phim Hàn Quốc đáng xem tháng 5: Sự trở lại của nhiều tên tuổi

DI PY |

Nhiều ngôi sao như Lee Bo Young, Park Bo Young… cùng trở lại trong các dự án phim Hàn Quốc mới vào tháng 5 này hứa hẹn gây sốt.