Lá phiếu - niềm tin và khát vọng

NGUYỄN HỮU GIỚI |

Trong không khí vô cùng phấn khởi, với tinh thần dân tộc dâng cao chưa từng có sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nhân dân cả nước đã đón nhận và chuẩn bị Tổng tuyển cử như một ngày hội lớn của mình.

1. Bằng sức mạnh vĩ đại và niềm tin tưởng tuyết đối vào Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà và Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng bào cả nước nói chung, đồng bào Thủ đô Hà Nội nói riêng đã tiến tới Tổng tuyển cử với những hành động thiết thực như: Đẩy mạnh tăng gia sản xuất để chống đói; tiêu diệt giặc dốt với tinh thần “biết chữ để cầm lá phiếu thực hiện quyền công dân”... Nhiều người có tài, có đức xung phong ra ứng cử hoặc đã được quần chúng giới thiệu ra ứng cử. Danh sách các cử tri và ứng cử viên được hoàn thành và niêm yết công khai. Quần chúng sôi nổi trao đổi, tranh luận, chất vấn nhằm lựa chọn được những người xứng đáng nhất làm đại diện của mình, hạn chế tới mức cao nhất những phần tử cơ hội lợi dụng dịp Tổng tuyển cử để tranh giành quyền chức.

Có một điều hết sức bất ngờ đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh trước ngày Tổng tuyển cử: Đó là tại Thủ đô Hà Nội, 118 chủ tịch các Uỷ ban nhân dân và tất cả các đại biểu làng xã đã nhất trí công bố một bản kiến nghị với nội dung là: “Yêu cầu Cụ Hồ Chí Minh được miễn phải ứng cử trong cuộc Tổng tuyển cử sắp tới vì Cụ đã được toàn dân suy tôn là Chủ tịch vĩnh viễn của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà”. Đáp lại nguyện vọng trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư trả lời đồng bào ngoại thành Hà Nội như sau:

“Tôi rất cảm động được đồng bào quá yêu mà đề nghị: Tôi không phải ra ứng cử, đồng bào các nơi khắc cử tôi vào Quốc Hội. Nhưng tôi là một công dân của nước Việt nam dân chủ công hoà nên tôi không thể vượt khỏi thể lệ của Tổng tuyển cử đã định.

Tôi ra ứng cử ở Hà Nội, nên cũng không thể ra ứng cử ở nơi nào nữa.

Xin cảm tạ các đồng bào đã có lòng yêu tôi và yêu cầu toàn thể đồng bào hãy làm tròn nhiệm vụ người công dân trong cuộc Tổng tuyển cử sắp tới”.

Tin Chủ tịch Hồ Chí Minh ra ứng cử ở Thủ đô đã làm nức lòng nhân dân Hà Nội và đồng bào cả nước. Đúng 7 giờ sáng ngày 6.1.1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng hàng chục vạn cử tri Thủ đô đi làm nghĩa vụ công dân. Người đã đi bầu ở Phòng bỏ phiếu đặt tại nhà số 10 phố Hàng Vôi (nay là phố Lý Thái Tổ, Hà Nội). Sau khi hoàn thành nghĩa vụ công dân của mình, Người còn đến thăm một số phòng bỏ phiếu ở các phố Hàng Bạc, Hàng Gai, Hàng Trống, Thuỵ Khuê, làng Hồ Khẩu và Ô Đông Mác. Người đặc biệt cảm động khi chứng kiến có những cụ già 70, 80 tuổi vẫn được con cháu cõng đi bỏ phiếu, hoặc nhiều người mù vẫn nhờ người nhà dẫn đến tận hòm phiếu để tự tay mình làm nhiệm vụ công dân. Ở khu Ngũ Xá, bọn phản động huy động một lực lượng đông có vũ trang cả súng liên thanh đến ngăn cản dân phố đi bầu cử, cấm treo cờ đỏ sao vàng, cấm đặt hòm phiếu. Vậy mà nhân dân không chịu khuất phục chúng và đã kéo cả sang khu Nguyễn Thái Học gần đó để bỏ phiếu. Kết quả là 172.765 trong tổng số 187.880 người (tức 91,95 % cử tri) của cả 74 khu phố nội thành và 118 làng xã ngoại thành Hà Nội đã đi bỏ phiếu trong ngày Tổng tuyển cử và Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đạt phiếu cao nhất (được 169.222 phiếu, tức 98,4%). Thắng lợi Tổng tuyển cử đánh dấu bước trưởng thành của Nhà nước cách mạng Việt Nam, mở ra triển vọng của một thời kỳ mới - thời kỳ đất nước ta có một Quốc hội, một Chính phủ thống nhất. Đồng thời cũng đã khẳng định niềm tin tuyệt đối của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vào tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

2. Mười bốn năm sau, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại được đồng bào Thủ đô giới thiệu ra ứng cử đại biểu Quốc hội Khoá II (năm 1960). Phát biểu tại Đại hội nhân dân Thủ đô chào mừng các vị ra ứng cử đại biểu Quốc hội Khoá II tại Hà Nội, trong buổi ra mắt cử tri ngày 24 tháng 4 năm 1960, Người cảm động nói:

“Sáng nay, một đồng chí cán bộ mời tôi đi “ra mắt cử tri”. Tôi trả lời: Đã bao nhiêu năm lòng tôi luôn ở cạnh đồng bào và tôi tin rằng lòng đồng bào cũng luôn luôn ở cạnh tôi. Xa lạ gì mà phải ra mắt? Nói thế này mới đúng: Tôi đến đây để cảm ơn đồng bào đã nhất trí yêu cầu tôi và các vị khác ra ứng cử vào Quốc hội Khóa II ở Thủ đô yêu quý của chúng ta”.

Sau khi nêu rõ tính dân chủ và sự ưu việt của bầu cử của chế độ ta so với bầu cử của các nước tư bản, cuối buổi nói chuyện với đồng bào Thủ đô, Người căn dặn: “Sau ngày Tổng tuyển cử, đồng bào Thủ đô ta cần phải tiếp tục nêu cao tinh thần làm gương mẫu cho toàn thể nhân dân ta hăng hái thi đua, tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm, để hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch năm nay và chuẩn bị đầy đủ để bước sang kế hoặch 5 năm sắp tới...

Cuối cùng, tôi xin thay mặt cho các đảng viên Đảng Lao động Việt Nam ra ứng cử, và nếu các vị cho phép thì thay mặt cho các vị khác ra ứng cử ở Hà Nội, hứa với đồng bào rằng:

1.- Thủ đô Hà Nội ta được bầu 30 đại biểu vào Quốc hội khoá II, mà có gần 40 người ra ứng cử, đó là một điều tốt. Chúng tôi nhận rằng được đồng bào đưa ra ứng cử là một vinh dự lớn. Người được bầu và người không được bầu đều sẽ vui vẻ, phấn khởi và cảm ơn đồng bào.

2.- Những người được cử vào Quốc hội Khoá II sẽ luôn luôn cố gắng để xứng đáng là những người đầy tớ trung thành của đồng bào, những đại biểu cần kiệm liên chính, chí công vô tư, hết lòng, hết sức phục vụ Tổ Quốc, phục vụ nhân dân, phục vụ Chủ nghĩa xã hội”.

Dù đã đi xa, nhưng tình cảm của Người với đồng bào và chiến sĩ cả nước nói chung và đồng bào Thủ đô ta nói riêng, vẫn mãi mãi in sâu trong ký ức của biết bao thế hệ người Việt Nam. Đặc biệt những nghĩa cử và trách nhiệm công dân của vị Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã cho ta thấy một tinh thần, một thái độ và trách nhiệm của mỗi người đối với quyền và nghĩa vụ của công dân (trong đó có quyền bầu cử - quyền ứng cử) trong một nước vừa giành được tự do và độc lập.

SƠ LƯỢC VỀ QUỐC HỘI VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ

QUỐC HỘI KHOÁ I (6.1.1946 - 1960)

Quốc hội khoá I ra đời và hoạt động trong thể chế dân chủ cộng hòa, là Quốc hội kháng chiến; đánh dấu bước nhảy vọt đầu tiên. Là mốc son quan trọng trong tiến trình xây dựng thể chế của nước Việt Nam, lập nên một nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, một nhà nước hợp pháp, dân chủ, thực sự của dân, do dân, vì dân, do Đảng Cộng Sản Việt Nam - một chính Đảng thống nhất lãnh đạo, phấn đấu vì độc lập tự do của Tổ quốc.

QUỐC HỘI KHÓA II (8.5.1960 - 1964)

Với nhiệm vụ đẩy mạnh xây dựng CNXH ở miền Bắc thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, nhằm thống nhất đất nước, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình thống nhất, độc lập dân chủ và giàu mạnh.

QUỐC HỘI KHOÁ III (26.4.1964 - 1971)

Quốc hội của thời kỳ xây dựng CNXH chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc, tiếp tục thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đẩy mạnh cuộc chiến đấu chống Mỹ ở miền Nam.

QUỐC HỘI KHOÁ IV (11.4.1971 - 1975)

Quốc hội của thời kỳ động viên toàn quân, toàn dân thực hiện hai nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng CNHX ở miền Bắc, động viên sức người, sức của cho tiền tuyến ở miền Nam, đập tan chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” của đế quốc Mỹ.

QUỐC HỘI KHOÁ V (6.4.1975 - 1976)

Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất sạch bóng quân xâm lược, cả nước đi lên xây dựng CNXH.

QUỐC HỘI KHOÁ VI (25.4.1976 - 1981)

Quốc hội thống nhất trong cả nước, tạo nền tảng chính trị pháp lý vững chắc cho sự phát triển đất nước. Quốc hội VI thông qua Nghị quyết đổi tên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thành nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tôn vinh thành phố Sài Gòn - Gia Định mang tên Thành phố Hồ Chí Minh. Quốc kỳ Việt Nam: Lá cờ đỏ sao vàng; Quốc ca Việt Nam: Tiến quân ca.

QUỐC HỘI KHOÁ VII (26.4.1981 - 1987)

Quốc hội khoá VII được tổ chức hoạt động trên cơ sở Hiến pháp năm 1980. Từng bước xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, chuyển sang thời kỳ bắt đầu công cuộc đổi mới, đẩy mạnh hoạt động lập pháp, tăng cường giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng về kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng để đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện đất nước.

QUỐC HỘI KHOÁ VIII (19.4.1987 - 1992)

Quốc hội đã thể chế hoá đường lối đổi mới của Đảng, thông qua các hoạt động lập hiến, lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề trọng đại về quốc kế, dân sinh, đối ngoại.

QUỐC HỘI KHOÁ IX (19.7.1992 - 1997)

Quốc hội khoá IX đã tập trung thể chế hoá Cương lĩnh và chiến lược ổn định, phát triển kinh tế - xã hội, tiến hành đồng bộ và hiệu quả các hoạt động lập pháp và giám sát, quyết định các vấn đề trọng đại về quốc kế - dân sinh, góp phần đưa đất nước bước vào thời kỳ phát triển mới.

QUỐC HỘI KHOÁ X (20.7.1997 - 2002)

Quốc hội của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

QUỐC HỘI KHOÁ XI (19.5.2002 - 2007)

Quốc hội khoá XI tiếp tục thể chế hoá cương lĩnh, chiến lược của Đảng; cụ thể hoá đường lối, chính sách do Đại hội VIII (28.6 - 1.7.1996) và Đại hội IX (19 - 22.4.2001) của Đảng đề ra, đưa đất nước bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

QUỐC HỘI KHOÁ XII (20.5.2007-2011)

Quốc hội khoá XII tiếp tục thể chế hoá cương lĩnh, đường lối chính sách của Đại hội X Đảng Cộng sản Việt Nam (18 - 25.4.2006): “Trí tuệ - Đổi mới - Dân chủ - Kỷ cương - Đoàn kết và Phát triển bền vững”. Với phương châm xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN thực sự của dân, do dân, vì dân. Thực hiện mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Ra sức phấn đấu và học tập tư tưởng, nêu cao tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo Chỉ thị 06-CT/TW của Bộ Chính trị BCH TW Đảng; đẩy mạnh phong trào chống tham nhũng, lãng phí, ổn định kinh tế - xã hội. Nhất là sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

QUỐC HỘI KHOÁ XIII (22.5.2011-2016)

Quốc hội khoá XIII tiếp tục thể chế hoá cương lĩnh, đường lối chính sách của Đại hội X Đảng Cộng sản Việt Nam. Quốc hội khóa XIII đã thông qua Hiến pháp năm 2013 (tại Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội, ngày 28.11.2013). Quốc hội khóa XIII cũng là lần đầu tiên Việt Nam là chủ nhà đăng cai tổ chức Đại hội Đồng Liên minh Nghị viện thế giới lần thứ 132 (IPU-132) tại Tòa nhà Quốc hội.

QUỐC HỘI KHOÁ XIV (22.5.2016-2021)

Quốc hội khoá XIV tiếp tục thể chế hoá những chủ trương, đường lối chính sách của Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam (trong chặng đường 30 năm đổi mới, từ 1986 đến 2016) và 10 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011). Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập và phát triển. Đây là khóa Quốc hội đầu tiên thực hiện quy định Tuyên thệ nhậm chức với 4 chức danh: Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao. H.G

NGUYỄN HỮU GIỚI
TIN LIÊN QUAN

TPHCM: Đảm bảo cấp điện phục vụ bầu cử Quốc hội

Nam Dương |

Từ ngày 22 đến hết ngày 24.5, Tổng Công ty Điện lực TPHCM không cắt điện trên toàn thành phố, trừ trường hợp xảy ra sự cố hoặc có yêu cầu đặc biệt khác, để phục vụ bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 -2026.

Cử tri xã đảo xa nhất Kiên Giang: Chúng tôi sẵn sàng cho ngày bầu cử

NGUYÊN ANH |

Dù ai nấy đều bận rộn với những chuyến đánh bắt dài ngày trên biển nhưng trước khi cuộc bầu cử sớm diễn ra vào 21.5, người dân xã đảo Thổ Châu, TP Phú Quốc (Kiên Giang) đã dành thời gian tham gia tiếp xúc cử tri, đóng góp ý kiến xây dựng cho xã đảo.

Công đoàn hỗ trợ xây dựng công trình chào mừng bầu cử đại biểu Quốc hội

Hà Anh |

LĐLĐ huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) vừa tiến hành bàn giao kinh phí hỗ trợ cho UBND xã Tú Thịnh và UBND xã Hợp Thành để xây dựng 2 công trình chào mừng cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Các khu cách ly y tế tập trung thực hiện bầu cử như thế nào?

Lục Tùng |

Các khu cách ly y tế tập trung sẽ thực hiện bầu cử Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp theo quy trình 5 bước chưa có trong tiền lệ.

Bạc Liêu: Hoàn thành công tác bầu cử đặc biệt trên tàu hải quân

NHẬT HỒ |

Ngày 19.5, một tổ bầu cử đặc biệt tại tỉnh Bạc Liêu đã hoàn thành công tác bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp. Đó là cán bộ chiến sĩ Tàu Cảnh sát Biển 3001 và Tàu Vạn Hoa 792, vùng 5 Hải quân đang làm nhiệm vụ trên biển.

Hà Nội: Cận Tết, giá pháo hoa Z121 vẫn ở mức cao

HỮU CHÁNH |

Càng cận Tết Nguyên đán 2023, nhiều dân buôn tích trữ pháo hoa Z121 ồ ạt xả hàng với mức giá rẻ hơn so với tháng trước. Còn pháo hoa ở một số đại lý của Nhà máy Z121 vẫn được bán ở mức giá cao so với niêm yết.

Cận Tết, người tiêu dùng "méo mặt" vì phí ship tăng cao

Nhóm PV |

Bận rộn với công việc, bạn Nguyễn Hồng Phúc tranh thủ chút thời gian nghỉ trưa lên mạng đặt ship quà Tết về biếu bố mẹ. Ấy thế nhưng ngay khi vừa nghe bên cửa hàng báo phí ship, Phúc giật mình ngã ngửa bởi phí ship quá cao.

Ông Putin ký luật về cổ đông của các nước "không thân thiện"

Khánh Minh |

Các công ty liên doanh Nga có quyền ra quyết định mà không cần lá phiếu của cổ đông các nước "không thân thiện" - theo sắc lệnh mới của Tổng thống Vladimir Putin.

TPHCM: Đảm bảo cấp điện phục vụ bầu cử Quốc hội

Nam Dương |

Từ ngày 22 đến hết ngày 24.5, Tổng Công ty Điện lực TPHCM không cắt điện trên toàn thành phố, trừ trường hợp xảy ra sự cố hoặc có yêu cầu đặc biệt khác, để phục vụ bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 -2026.

Cử tri xã đảo xa nhất Kiên Giang: Chúng tôi sẵn sàng cho ngày bầu cử

NGUYÊN ANH |

Dù ai nấy đều bận rộn với những chuyến đánh bắt dài ngày trên biển nhưng trước khi cuộc bầu cử sớm diễn ra vào 21.5, người dân xã đảo Thổ Châu, TP Phú Quốc (Kiên Giang) đã dành thời gian tham gia tiếp xúc cử tri, đóng góp ý kiến xây dựng cho xã đảo.

Công đoàn hỗ trợ xây dựng công trình chào mừng bầu cử đại biểu Quốc hội

Hà Anh |

LĐLĐ huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) vừa tiến hành bàn giao kinh phí hỗ trợ cho UBND xã Tú Thịnh và UBND xã Hợp Thành để xây dựng 2 công trình chào mừng cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Các khu cách ly y tế tập trung thực hiện bầu cử như thế nào?

Lục Tùng |

Các khu cách ly y tế tập trung sẽ thực hiện bầu cử Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp theo quy trình 5 bước chưa có trong tiền lệ.

Bạc Liêu: Hoàn thành công tác bầu cử đặc biệt trên tàu hải quân

NHẬT HỒ |

Ngày 19.5, một tổ bầu cử đặc biệt tại tỉnh Bạc Liêu đã hoàn thành công tác bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp. Đó là cán bộ chiến sĩ Tàu Cảnh sát Biển 3001 và Tàu Vạn Hoa 792, vùng 5 Hải quân đang làm nhiệm vụ trên biển.