Ký&Phóng sự: Thông điệp nghìn năm

TÙY BÚT CỦA ĐÀO TRỌNG KHÁNH |

Mùa Xuân năm 1288, sau chiến thắng giặc Nguyên, quân dân nhà Trần tiến về giải phóng Kinh đô Thăng Long, qua sông Hồng, Quốc sư Trần Quang Khải làm thơ: “Chương Dương cướp giáo giặc/ Hàm Tử bắt quân thù/ Thái bình lên gắng sức/ Non nước ấy nghìn thu”.
Sau 1666 năm, 16 giờ ngày 9.10.1954, tốp lính Pháp cuối cùng rút khỏi cầu Long Biên, chấm dứt cái bóng đen của lính viễn chinh Pháp tại thủ đô Hà Nội. Sáng ngày 10.10.1954, Sư đoàn 308 với đủ các đơn vị bộ binh, pháo binh, cao xạ, cơ giới... mở cuộc hành quân lịch sử tiến về năm cửa ô. Hàng chục nhân dân nội ngoại thành Hà Nội đã đứng chật các ngã đường phố, vui mừng đón chính quyền cách mạng - 13 giờ chiều ngày 10.10.1954 hàng vạn nhân dân Hà Nội dự lễ chào cờ chiến thắng - cờ đỏ sao vàng hình ảnh thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam tung bay trên đỉnh Cột Cờ.

Đúng ngày lịch sử này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi lời kêu gọi nhân dân Hà Nội: “Sau cuộc biến đổi lớn, việc khôi phục lại đời sống bình thường sẽ phức tạp khó khăn, nhưng Chính phủ cố gắng quyết tâm, toàn thể đồng bào Hà Nội đồng tâm nhất trí góp sức với Chính phủ, thì chúng ta vượt mọi khó khăn và đạt được mục đích chung, làm cho Hà Nội thành một thủ đô yên ổn, tươi vui và phồn vinh”.

Cầu Long Biên Hà Nội.
Ảnh: Lê Vượng. 

Trải qua những năm chiến tranh ác liệt với bao thử thách thủ đô Hà Nội vững mạnh và trường tồn, là trái tim của cả nước, là lương tâm của thời đại, là thành phố vì hoà bình. Ngày 29.5.2008, Quốc hội đã thông qua nghị quyết mở rộng địa giới hành chính thủ đô bao gồm 3 thành phố: Hà Nội, Hà Đông, Sơn Tây. Các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hoá, các kiến trúc sư xây dựng và các nhà khoa học đầy tâm huyết với tương lai của thủ đô Hà Nội đã đề xuất và thảo luận những ý kiến sâu sắc về việc xây dựng một thủ đô hiện đại quy hoạch và mở rộng. Đặc biệt trong đó có những ý kiến sâu sắc nhắc đến sự coi trọng và tham khảo khoa học phong thuỷ của các bậc tiền nhân trong việc xây dựng thủ đô Hà Nội thời hiện đại.

Trong tâm thế hướng về đại lễ kỷ niệm nghìn năm Thăng Long - Hà Nội đang sắp tới gần, giáo sư Trần Quốc Vượng và Hoà thượng Thích Thanh Tứ - Giáo hội Phật giáo Việt Nam, giúp tôi nhiều tư liệu và những ý kiến sâu sắc về phong thuỷ và cảnh quan thủ đô Hà Nội để xây dựng bộ phim “Thông điệp nghìn năm”. Nay nhớ lại thư của Bác Hồ gửi nhân dân Hà Nội ngày 10.10.1954 và mong ước của Bác, tôi ghi lại những suy nghĩ và cảm xúc từ tâm thức của những người làm phim thông điệp nghìn năm của cha ông về xây dựng kinh đô Thăng Long - thủ đô Hà Nội, đất thiêng phong thuỷ mãi mãi toả sáng gấm hoa trên thần khí mới.

Người xưa coi đất đai cũng sinh động như một cơ thể. Trong đất cũng có những đường khí mạch chạy ngầm. Long mạch là những đường khí ngầm trong núi với hàng vạn kiểu, hàng vạn cuộc đất khác nhau. Cốt yếu là phát hiện ra những huyệt lành, quý hiếm. Muốn nhìn ra phải dựa trên đặc tính chung và một cái nhìn tổng hợp để phân loại.

Xét về long mạch nước ta - theo các nhà nghiên cứu khoa học về phong thuỷ - tuy vẫn từ sơn hệ của Trung Quốc chạy đến, nhưng khi vào địa phận nước ta có nhiều điểm rất bất ngờ: Một hệ thống núi hình nan quạt kể từ tây sang đông: Dãy Đông Triều, Bắc Sơn, Ngân Sơn, dãy Sông Gâm, dãy Hoàng Liên Sơn, dãy Sông Đà và gần Hà Nội có dãy Tam Đảo, tất cả đều hướng về trung tâm Hà Nội, các sông phân phối trên địa phận Bắc cũng theo dạng hình rẻ quạt nhắm Hà Nội mà đồng quy. Thế núi và sông như vậy, nên Tả Ao nói: “Thiên Sơn vạn thuỷ triều lai/ Can chi Bát quái trong ngoài tôn nghinh”. Coi dãy Trường Sơn vẫn liền mạch với các sơn hệ vùng Tây Bắc Việt Nam, chạy dài xuống phương Nam, uốn theo hình chữ S, làm thành hình thế Việt Nam mường tượng như hình rồng đang vươn lên, đầu hướng về phương Bắc, đuôi vùng vẫy phía Nam mà dãy Trường Sơn là phần thân, phần xương sống nối liền với phần đầu, phần não Bắc Bộ. Dãy Trường Sơn dừng lại khi vào địa phận nam phần. Hình thể rồng của đất nước có liên quan tới truyền thống con Rồng, cháu Tiên từ thời thượng cổ. Sự hình thành theo mở rộng của hình thái đất đai qua các thời kỳ làm rõ thêm tính thông điệp của truyền thuyết với tầm nhìn thấu suốt của hiền nhân từ những nền văn minh trong quá khứ.

Nói thêm về long mạch của Thăng Long - Hà Nội, thủ đô ta, theo sách cổ Táng Kinh Dực, trong 9 dạng long mạch có Hồi Long còn gọi Hồi Long Cố Tổ. Long Hoài Cố, Thần Long Bái Vĩ như cách rồng bay lên chợt quay đầu lại nhìn về chốn quê xưa, đây là dạng long mạch rất quý. Có thể suy tưởng thêm: Dãy Hoàng Liên Sơn cùng với sơn hệ của nó chạy dọc theo phía Tây sông Hồng đến đèo Cón hạ tầng dần đến hồ Sông Đà, trườn qua thị xã Hòa Bình rồi ngoặt lên phía Việt Trì để liên thông với Tam Đảo. Hai: Một rặng khác từ cao nguyên Lai Châu chạy đến Mộc Châu liên thông với sơn hệ Cúc Phương, rồi ngoặt lên Hoà Bình, liên thông với Hoàng Liên Sơn cùng chầu về Hà Nội. Đó là hai dạng Hồi Long trong cuộc đất tuyệt đẹp Hà Nội - Thăng Long mà tạo hóa và tự nhiên kỳ diệu đã dành cho đất nước ta. Mở rộng thêm trong cuộc thảo luận, có thể liên tưởng tới sự ảnh hưởng của long mạch cùng với tâm tình dân tộc: Long Hồi Cố Tổ, lòng biết ơn với cha ông, với tiền nhân là một thông điệp nữa của tổ tiên truyền lại cho con cháu đời sau.

Thuỷ lưu miền Bắc nước ta hướng sông quyện hướng núi: Sơn Long giao hoà Thủy Long. Trong đó sông Hồng là động mạch chủ. Điểm hội tụ của các sông nhằm hướng về Hà Nội. Sông Hồng mùa lũ dữ dội nhưng khi đến Việt Trì dòng sông uốn lượn nhiều đợt như để hãm lại sức nước, trước khi vào Hà Nội, lại uốn cong thêm một lần nữa, lại có sông Đuống chia bớt nước để chảy vào sông Thái Bình. Việt Trì như một cái ao lớn của nước ta thời trước, nơi tụ điểm của 5 dòng sông lớn: Sông Hồng, sông Chảy, sông Lô, sông Gâm, còn sông Đà chảy về đến Hòa Bình lại theo thế hồi đầu uốn mình lên đến Việt Trì rồi cũng chầu về Hà Nội, hình thành một cuộc đất núi chầu sông tụ trăm phần quý hiếm chưa một thủ đô nào trên thế giới sánh kịp. Theo nhận thức của các nhà nghiên cứu khoa học lịch sử, kiến trúc và phong thuỷ, hình ảnh sông núi hướng về thủ đô ngàn năm văn vật cũng là nguyên nhân của sự tồn tại của dân tộc Việt cho đến hôm nay. Thăng Long - Hà Nội thực sự là thánh địa của lịch sử nước ta, nói theo ngôn ngữ của phong thuỷ, là một cuộc đất lớn cực kỳ quý hiếm mà tạo hoá giành tặng cho đất nước và dân tộc ta.

Các nhà khoa học kiến trúc cảnh quan đô thị nghiên cứu về phong thuỷ nói gì về vị thế và khí tượng của thủ đô Hà Nội - kinh đô Thăng Long xưa?

Hà Nội nằm giữa vùng bình nguyên bát ngát của Bắc Bộ, xung quanh vùng bình nguyên ấy - trừ mặt Đông giáp biển, là đồi núi và cao nguyên, liên thông với hệ cao nguyên Vân Quý và Quảng Tây, hình dung như một chiếc ngai, ba mặt Bắc - Tây - Nam là thành ngai, mặt Đông và Đông Nam mở thoáng. Từ Hà Nội, theo hướng sông Hồng, đảo Hải Nam là Án Sơn cho một đại Quý Địa, còn Chẩm Sơn là suốt vùng cao nguyên Tây Bắc lên đến Vân Nam - Quý Châu Trung Quốc. Mặt Đông là một ổ trứng rồng trong Vịnh Hạ Long, phía Tây qua đất Lào là vùng đất Vạn Tượng - vạn con voi, tạo nên khí tượng kỳ vĩ của Thăng Long - Hà Nội.

Trong một cuộc trao đổi với các kiến trúc sư xây dựng và các nhà nghiên cứu khoa học về phong thuỷ kinh đô và vận nước, các cụ đề cập tới Hà Nội là một cuộc đất phi thường. Năm 257 trước Công nguyên, nước Âu Lạc ra đời, Thục Phán An Dương Vương và các bậc chân nhân thời đó đã nhận ra thế cục phong thuỷ rất vượng khí của vùng đất này nên đã chọn Cổ Loa để lập kinh đô. Một ngàn năm Bắc thuộc tiếp theo là một ngàn năm tổ tiên chúng ta giành giật với phong kiến Phương Bắc vùng đất quý hiếm có núi chầu sông tụ đi từ Cổ Loa tới Loa thành (mỗi chiều khoảng 10km).... Cho đến năm 1010, có sự giúp đỡ của Thiền sư Vạn Hạnh, thầy của vua Lý Công Uẩn lên ngôi và đã xác định tâm huyệt Long Quyền Thuỷ chính là vùng nước thoáng rộng nhất của sông Hồng nối với hồ Tây và hệ thống sông ngòi lớn nhỏ quanh đó. Đó chính là hệ long mạch, tạo nên dòng lưu thuỷ cực mạnh, có thể xua tan mọi ám khí, có thể tụ hội hồn thiêng sông núi. Khẳng định được phát triển đó, vua Lý Thái Tổ đã ban “Chiếu dời đô” và đặt tên kinh đô Thăng Long. Từ đó kinh đô Thăng Long ổn định, trường tồn ba triều đại huy hoàng Lý, Trần, Lê đã đóng đô lâu dài trong lịch sử, ghi được nhiều công đức vẻ vang, làm rạng rỡ non sông.

Tháng 8.1945, cách mạng thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh trở về Hà Nội. Với trí tuệ uyên bác và sự nhận biết sâu sắc của mình, Người đã chọn Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Từ đó cho đến hôm nay, thủ đô Hà Nội trải qua bao thử thách, vững mạnh và trường tồn là trái tim của cả nước, là niềm rung cảm muôn đời của tâm hồn dân tộc.

Tôi là người chuyên làm phim tư liệu đã gần hết một đời người, không có khả năng gì nhiều về khoa học, lịch sử, địa lý, phong thuỷ. Duyên may được các bậc bề trên giúp cho kiến thức để làm phim. Thông điệp ngàn năm của cha ông đúc kết và để lại cho chúng ta trong sự nghiệp xây dựng, phát triển thủ đô Thăng Long - Hà Nội, với những cứ liệu khoa học, với thực tế địa hình Hà Nội, quy hoạch phải chú trọng toàn diện hơn nữa. Đặc biệt cần lưu tâm tiếp tới thế phong thuỷ một yếu tố tự nhiên xuất phát từ quy luật bí ẩn và sâu sắc giữa Trời và Đất. Con người có trách nhiệm cao nhất về sự phát triển của mình, hiểu rõ được trời đất, núi sông của mình, hiểu được những việc khả năng của mình làm được và đạt đến thắng lợi là bước đầu đã đạt đến cái vô hạn của sự trường tồn.

TÙY BÚT CỦA ĐÀO TRỌNG KHÁNH
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội: Nguồn cung văn phòng tăng mạnh, giá cho thuê giảm

L.N |

Đây là thông tin mới nhất được đưa ra tại cuộc họp báo công bố khảo sát thị trường BĐS Hà Nội III của CBRE ngày 4.10. Theo đó, Hà Nội vừa có thêm nguồn cung văn phòng mới 5.000m2 từ tòa nhà VPBank, quận Đống Đa. Ước tính, nguồn cung mới đến hết năm 2016 sẽ gia tăng đáng kể tập trung nhiều ở khu vực Đống Đa, Ba Đình và phía Tây thành phố.

Tài chính thông minh: Đầu tư gì với 30 triệu đồng tiết kiệm mỗi tháng?

Nhóm PV |

Trong số Tài chính thông minh (laodong.vn) lần này, Ths Ngô Thành Huấn - Giám đốc Khối tài chính cá nhân tại FIDT - sẽ giải đáp thắc mắc của độc giả về câu hỏi tiết kiệm từ 10 - 30 triệu đồng/tháng thì nên đầu tư vào đâu.

Người trẻ mang mùa xuân đến với người vô gia cư

THUỲ DƯƠNG - THIỆN NHÂN |

Đêm muộn cuối năm, trong cái lạnh tê tái của mùa đông khi đa số mọi người đang trở về quê ăn tết, sum vầy với gia đình thì các đoàn thiện nguyện cũng bắt đầu hành trình mang tết đến cho những cụ ông cụ bà vô gia cư.

Thủ tướng phê chuẩn kết quả miễn nhiệm 3 Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ đã phê chuẩn kết quả miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai nhiệm kỳ 2021 – 2026 đối với các ông: Hồ Phước Thành; Đỗ Tiến Đông; KPă Thuyên.

Chuyển hồ sơ sai phạm ở dự án của Mường Thanh Hà Nam cho Bộ Công an xử lý

Quang Việt |

Thanh tra Chính phủ chuyển Bộ Công an xem xét và xử lý dự án tổ hợp khách sạn, trung tâm thương mại Mường Thanh tại tỉnh Hà Nam do phát hiện có nhiều sai phạm liên quan chỉ định đầu tư, cho thuê đất, chuyển nhượng căn hộ...

Những công trình làm mới bộ mặt thành phố Hồ Chí Minh

Phương Ngân |

Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, các công trình trọng điểm của TPHCM đã và đang dần về đích, tạo nên diện mạo mới khang trang cho bộ mặt đô thị của thành phố, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Hà Nội chiều 28 Tết: Giao thông ùn ứ, cửa ngõ tắc nghẽn

Nhóm PV |

Chiều 28 Tết, trên các tuyến phố ở Hà Nội, lượng người đổ ra đường khá đông đã tạo áp lực lên hệ thống giao thông của thành phố. Nhiều tuyến đường xảy ra tình trạng ùn tắc liên tục dù chưa đến khung giờ cao điểm.

Du khách hào hứng khám phá quy trình làm hồng treo gió Đà Lạt

Hữu Long |

Để cho ra những trái hồng treo gió thơm ngon, chủ vườn ở Đà Lạt phải tuyển chọn nguyên liệu kỹ càng. Những trái hồng khi được trao đến du khách không chỉ đại diện cho tinh hoa đất trời mà còn thể hiện tấm lòng hiếu khách của người Đà Lạt.

Hà Nội: Nguồn cung văn phòng tăng mạnh, giá cho thuê giảm

L.N |

Đây là thông tin mới nhất được đưa ra tại cuộc họp báo công bố khảo sát thị trường BĐS Hà Nội III của CBRE ngày 4.10. Theo đó, Hà Nội vừa có thêm nguồn cung văn phòng mới 5.000m2 từ tòa nhà VPBank, quận Đống Đa. Ước tính, nguồn cung mới đến hết năm 2016 sẽ gia tăng đáng kể tập trung nhiều ở khu vực Đống Đa, Ba Đình và phía Tây thành phố.