Kỳ nhân vẽ chân dung đồng đội qua... lời kể

Nguyễn Hà - Quỳnh Trang |

Người ta biết về ông bởi biệt tài vẽ chân dung bằng trí nhớ trong hồi ức, hay lời kể. Đặc biệt là các đồng đội của ông đã hy sinh trong chiến tranh. Rất nhiều người, sau khi nhận bức tranh do ông vẽ đã khóc nức nở vì tìm lại được nét thân quen của người thân đã mất mấy chục năm. Ông là Đoàn Đức Hiền, một cựu chiến binh ở xã Kim Hoa, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.

Gặp lại người thân qua bức vẽ

Theo hướng dẫn của người dân địa phương, chúng tôi men con đường rợp bóng cây xanh mướt để tìm đến nhà ông. Ngôi nhà của ông Hiền nằm ở cuối con đường thuộc thôn Trung Thủy (xã Kim Hoa, Hương Sơn, Hà Tĩnh).

Khi đến gần căn nhà nhỏ, khiêm tốn khép mình trong bên những cây vối già chúng tôi đã nghe văng vẳng tiếng khóc của một người phụ nữ. Trong nhà ông Hiền, một người phụ nữ trạc tuổi lục tuần, cùng hai người con đang ôm một bức tranh trong lòng khóc nức nở. Những giọt nước mắt lăn tràn trên khuôn mặt, như hàm chứa sự kìm nén trong lòng bấy lâu của người phụ nữ.

Thấy chúng tôi đến, người phụ nữ nhẹ nhàng lau những giọt nước còn đọng lại trên khóe mắt, tay vẫn ôm bức vẽ truyền thần của người chồng quá cố. Người phụ nữ này kể: “Tôi lấy chồng được mấy năm thì ông ấy bệnh nặng rồi mất. Mấy chục năm đã trôi qua, nhưng điều làm tôi luôn trăn trở vì hai con không nhớ được mặt cha, dù cuộc sống bây giờ đã sung túc. Tôi kể cho ông Hiền về cha các cháu bằng những gì còn đọng trong ký ức. Vậy mà ông ấy đã tái hiện được gần như đầy đủ, hình ảnh thần thái của chồng tôi ngày đó”. Trong lòng bà, bức ảnh người đàn ông còn trẻ đang nheo mắt nhìn chúng tôi như muốn nói điều gì.

Chân dung nhạc sĩ Văn Cao và Trần Tiến qua nét vẽ của ông Hiền. Ảnh: Quỳnh Trang
Chân dung nhạc sĩ Văn Cao và Trần Tiến qua nét vẽ của ông Hiền. Ảnh: Quỳnh Trang

Ông Hiền chia sẻ: “Vẽ truyền thần khác xa với việc vẽ một bức tranh. Mình phải hiểu và tái hiện được cái “thần” của nhân vật”. Khi thấy chúng tôi có vẻ chưa hiểu, ông giải thích: “Mỗi con người có mỗi tính cách khác nhau, nên “thần” cũng rất khác nhau. Đó là sự khác biệt của công việc “truyền thần” và vẽ chân dung".

Ông Hiền cho biết: "Bên cạnh có năng khiếu về hội hoạ, muốn thực hiện một bức truyền thần thì họa sĩ phải hiểu được tâm tư của thân nhân người đã mất. Khi nghe lời kể, phải nhập tâm tưởng tượng bằng tất cả tâm tư, tình cảm của mình. Phải gửi gắm tim mình trong từng nét vẽ hay nhát đục. Có như vậy, mới thành công”.

Tâm tư qua từng bức vẽ

Ông đam mê vẽ truyền thần từ ngày xửa ngày xưa. Lúc đó ông còn là học sinh, nhưng đã say mê tìm hiểu về nghệ thuật vẽ tranh truyền thần. Không như bây giờ có đủ hình ảnh để nghiên cứu, thời đấy, ông chỉ ngắm thầy cô, các bạn hay những người thân và biến họ thành “người mẫu”, để lúc rảnh rỗi ngẫm và vẽ lại.

Lớn lên, ông Hiền vào Đại học ngành xây dựng. Năm 1972, ông tốt nghiệp đại học, nhưng theo lời kêu gọi của đất nước, ông “xếp bút nghiên” và tham gia vào cuộc chiến chống Mỹ.

Bức tượng ông Hiền làm tặng nhiếp ảnh gia Đậu Thanh Bình (Hà Tĩnh) nhân dịp sinh nhật. Ảnh: Quỳnh Trang
Bức tượng ông Hiền làm tặng nhiếp ảnh gia Đậu Thanh Bình (Hà Tĩnh) nhân dịp sinh nhật. Ảnh: Quỳnh Trang

Giữa những năm tháng chiến tranh ác liệt, khói bom lửa đạn cũng không làm mờ đi đam mê vẽ của ông. Ngược lại, đó còn là môi trường để ông thực hiện ước mơ của mình. Đặc biệt sau mỗi trận đánh, ông thường truyền thần lại khuôn mặt, ánh mắt của những chiến sĩ khi anh dũng xung phong, hay gắng hết sức mình thực hiện nhiệm vụ hiểm nguy mà ông ấn tượng. Những bức truyền thần là động lực rất lớn cho bản thân, cho đồng đội vượt qua mọi khó khăn gian khổ, một lòng đặt niềm tin vào cuộc kháng chiến.

Chiến tranh không làm mờ đi đam mê, nhưng những lo toan cuộc sống lại buộc ông phải gác lại đam mê. Mãi đến khi nghỉ hưu năm 2016, ông Hiền mới có thời gian rảnh rỗi để nhớ lại và vẽ, nhất là về một thời khói lửa, những đồng đội, những anh hùng không được nhắc đến...

Những khuôn mặt đồng đội chung chiến hào người còn, người mất cứ hiện rõ mồn một trong tâm trí của người cựu binh 73 tuổi, và hiện lên trên trên vải qua từng nét vẽ của ông.

Thời gian này, cũng ít người muốn ông Hiền vẽ truyền thần trên giấy. Mà yêu cầu ông thực hiện truyền thần bằng các tác phẩm điêu khắc trên những gốc cây, những phiến gỗ.

Từ đó, ông cũng chuyển dần việc vẽ tranh truyền thần trên giấy sang phác thảo bằng điêu khắc. Ông khắc truyền thần đồng đội trên gỗ. Mỗi tác phẩm được ông tỉ mỉ khắc họa và ghi đầy đủ họ tên, ngày tháng ở chiến trường. Họ như hiện về trước mặt ông, cùng ôn lại những ngày tháng chiến tranh ác liệt.

Những tượng được ông tái hiện, tạc trên gỗ qua lời kể của người thân. Ảnh: Quỳnh Trang
Những tượng được ông tái hiện, tạc trên gỗ qua lời kể của người thân. Ảnh: Quỳnh Trang

Sau khi hoàn thành tác phẩm của mình ông liên hệ với các thân nhân đồng đội liệt sĩ để tặng tác phẩm truyền thần cho gia đình thờ cúng. Không ít gia đình khi đến nhận tranh điêu khắc để thờ cúng đã bật khóc, vì cứ ngỡ như người thân đang ngồi trước mặt...

73 tuổi vẫn hằng ngày với đam mê vẽ tranh, điêu khắc, ông Hiền tự cảm thấy may mắn khi có một gia đình hạnh phúc, êm đềm với "một bà vợ hiền đảm và hai người con". Điều tôi tự hào nhất là sống với nhau đã mấy chục năm nay nhưng vợ tôi chưa bao giờ phàn nàn về chuyện tôi mải đục đẽo điêu khắc hay vẽ tranh. Bà ấy trước sau vẫn luôn kính trọng tôi như anh chàng lính năm nào đứng trước cổng trường sư phạm đợi nàng. Rồi khi trở thành vợ tôi, bà lặng lẽ đi bên cạnh cuộc đời, chấp nhận hy sinh và gắn bó với một người mà cuộc đời chỉ là "cắm mặt vào nghệ thuật" - ông Hiền bộc bạch thêm.

Nguyễn Hà - Quỳnh Trang
TIN LIÊN QUAN

Họa sĩ già miệt mài vẽ tường khu phố liên tục trong gần 1 tháng

HOÀI ANH - HỒNG CƯỜNG |

Với mong muốn "khoác áo mới" cho khu phố cũng như bổ sung thêm các kiến thức lịch sử cho học sinh, người họa sĩ già Nguyễn Trọng Nguyện (Ngõ Quỳnh, Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã miệt mài vẽ tường cho khu phố nhà mình liên tục trong 1 tháng.

Người họa sĩ khơi gợi niềm đam mê hội họa cho trẻ em khuyết tật

Văn Thắng - Hà Phương |

Họa sĩ Văn Dương Thành cùng bốn học trò của mình đã tổ chức một buổi sinh hoạt ngoại khóa cho các em khuyết tật của trường PTCS Dân lập Dạy trẻ câm điếc Hà Nội. Đây là hoạt động thường xuyên của họa sĩ Văn Dương Thành và các học trò nhằm khơi gợi tiềm năng, niềm đam mê nghệ thuật cho giới trẻ.

Trầm trồ với triển lãm tranh về Bùi Xuân Phái của những họa sĩ nhí

Văn Thắng - Hà Phương |

Tại triển lãm tranh “100 năm Bùi Xuân Phái - Tranh Văn Dương Thành và thế hệ nối tiếp” bên cạnh những bức họa mà họa sĩ Văn Dương Thành vẽ Bùi Xuân Phái, buổi triển lãm còn mang tới những tác phẩm đặc sắc của các "họa sĩ nhí" ở độ 12-15 tuổi được nữ họa sĩ Văn Dương Thành đào tạo.

Ý niệm đương đại và cái hồn văn hóa dân gian

Việt Văn |

Triển lãm cá nhân (solo) lần thứ 6 của Bùi Thanh Tâm mang một cái tên khá lạ “Không có gì đằng sau - Nothing Behind” tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ khai mạc ngày 21.10, với tác phẩm khổ lớn, “khủng” nhất lên tới 450x210cm, nhỏ nhất cũng 120x180cm với chất liệu tổng hợp, chắc chắn sẽ tạo một ấn tượng thị giác mạnh mẽ cho người xem. Đó có phải là bước chuyển mới “đoạn tuyệt” với thành công trong quá khứ của họa sĩ?

Họa sĩ Lê Thế Anh: Khi người mua tỉnh ngộ thì họa sĩ càng phải có cái tôi riêng

Việt Văn (thực hiện) |

Diễn đạt mạch lạc ý tưởng, am hiểu sâu lĩnh vực, Lê Thế Anh là một họa sĩ trẻ trong tư duy và lối vẽ, dành nhiều thời gian nghiên cứu về mỹ thuật trong nước và thế giới. Một cuộc trò chuyện thú vị với anh về tranh sáng tác, tranh thị trường và những vấn đề khác của đời sống họa sĩ.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Họa sĩ già miệt mài vẽ tường khu phố liên tục trong gần 1 tháng

HOÀI ANH - HỒNG CƯỜNG |

Với mong muốn "khoác áo mới" cho khu phố cũng như bổ sung thêm các kiến thức lịch sử cho học sinh, người họa sĩ già Nguyễn Trọng Nguyện (Ngõ Quỳnh, Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã miệt mài vẽ tường cho khu phố nhà mình liên tục trong 1 tháng.

Người họa sĩ khơi gợi niềm đam mê hội họa cho trẻ em khuyết tật

Văn Thắng - Hà Phương |

Họa sĩ Văn Dương Thành cùng bốn học trò của mình đã tổ chức một buổi sinh hoạt ngoại khóa cho các em khuyết tật của trường PTCS Dân lập Dạy trẻ câm điếc Hà Nội. Đây là hoạt động thường xuyên của họa sĩ Văn Dương Thành và các học trò nhằm khơi gợi tiềm năng, niềm đam mê nghệ thuật cho giới trẻ.

Trầm trồ với triển lãm tranh về Bùi Xuân Phái của những họa sĩ nhí

Văn Thắng - Hà Phương |

Tại triển lãm tranh “100 năm Bùi Xuân Phái - Tranh Văn Dương Thành và thế hệ nối tiếp” bên cạnh những bức họa mà họa sĩ Văn Dương Thành vẽ Bùi Xuân Phái, buổi triển lãm còn mang tới những tác phẩm đặc sắc của các "họa sĩ nhí" ở độ 12-15 tuổi được nữ họa sĩ Văn Dương Thành đào tạo.

Ý niệm đương đại và cái hồn văn hóa dân gian

Việt Văn |

Triển lãm cá nhân (solo) lần thứ 6 của Bùi Thanh Tâm mang một cái tên khá lạ “Không có gì đằng sau - Nothing Behind” tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ khai mạc ngày 21.10, với tác phẩm khổ lớn, “khủng” nhất lên tới 450x210cm, nhỏ nhất cũng 120x180cm với chất liệu tổng hợp, chắc chắn sẽ tạo một ấn tượng thị giác mạnh mẽ cho người xem. Đó có phải là bước chuyển mới “đoạn tuyệt” với thành công trong quá khứ của họa sĩ?

Họa sĩ Lê Thế Anh: Khi người mua tỉnh ngộ thì họa sĩ càng phải có cái tôi riêng

Việt Văn (thực hiện) |

Diễn đạt mạch lạc ý tưởng, am hiểu sâu lĩnh vực, Lê Thế Anh là một họa sĩ trẻ trong tư duy và lối vẽ, dành nhiều thời gian nghiên cứu về mỹ thuật trong nước và thế giới. Một cuộc trò chuyện thú vị với anh về tranh sáng tác, tranh thị trường và những vấn đề khác của đời sống họa sĩ.